- Nghe và viết đoạn cuối bài: "Ở lại với chiến khu"
- Làm đúng các bài tập chính tả phân biệt âm đầu s, x II. Đồ dùng dạy học
- Bảng phụ
III. Các hoạt động dạy học 1. Kiểm tra bài cũ:( 2 - 3')
- Viết bảng con: khảng khái, liên lạc 2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài: (1 - 2')
b. Hướng dẫn chính tả: (10 - 12') - GV đọc mẫu lần 1 - HS đọc thầm - Nhận xét chính tả:
+ Đoạn văn viết lời bài hát được trình bày như thế nào?
- GV lần lượt ghi bảng: Vệ quốc quân, trở về, không lui, bay lượn - HS lần lượt phân tích tiếng: quốc, trở, lui, lượn,
- HS đọc lại các từ khó - GV xoá bảng - GV đọc tiếng khó - HS viết bảng con c. Viết chính tả (13-15')
- HD tư thế ngồi viết, cách trình bày bài - GV đọc - HS viết bài
d. Chấm, chữa bài (5-7')
- GV đọc - HS sóat lỗi, ghi số lỗi và chữa lỗi - Chấm 10 bài
e. Hướng dẫn làm bài tập chính tả (5-7') Bài 2 a. Viết lời giải các câu đố sau:
- HS đọc thầm câu đố, ghi lời giải vào vở - GV chấm chữa - HS đọc to câu đố và lời giải
- Lời giải: sấm và sét, sông
b. Điền vào chỗ trống uôt hay uôc?
- HS làm miệng
- GV giải nghĩa các câu tục ngữ đã hoàn thành 3. Củng cố, dặn dò (1-2')
- Nhận xét giờ học, tuyên dương HS viết đẹp
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
...
_______________________________
Tiết 3 Mĩ thuật Tiết 4 Tập đọc
CHÚ Ở BÊN BÁC HỒ I. Mục tiêu:
- Đọc đúng: lâu quá, Kon Tum, đất nước
- Ngắt nghỉ hơi đúng nhịp thơ, sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
- Đọc trôi chảy toàn bài, bước đầu biết thể hiện tình cảm của nhân vật trong mỗi khổ thơ khi đọc bài.
- Hiểu các từ ngữ: Trường Sơn, Trường Sa, Kon Tum, Đắc Lắc.
- Hiểu nội dung của bài thơ: Sự thương nhớ, lòng biết ơn sâu sắc của gia đình em bé đối với người liệt sĩ đã hy sinh vì Tổ quốc luôn sống. Họ sống mãi trong lòng người thân, trong lòng dân tộc.
- Học thuộc lòng bài thơ.
II. Đồ dùng dạy học:
- Tranh minh họa SGK III.Các hoạt động dạy học:
1. Kiểm ta bài cũ:( 2-3')
- 2 HS đọc bài "Ở lại với chiến khu"
2. Dạy bài mới
a. Giới thiệu bài (1-2')
Những liệt sĩ đã anh dũng hi sinh vì Tổ quốc luôn được nhân dân biết ơn. Vì sao họ lại được mọi người biết ơn?
b. Luyện đọc đúng: (15 -17' ) - GV đọc mẫu, HS chia 3 khổ
* Khổ 1: - Đọc đúng - Dòng 2: lâu quá, là lâu
- GV hướng dẫn đọc khổ đầu thể hiện sự ngây thơ của bé Nga khi hỏi về chú của mình.
- GV đọc mẫu khổ 1- HS luyện đọc 3, 4 em
* Khổ 2: - Đọc đúng - Dòng 4: Kon Tum, Đắc Lắc
- GV hướng dẫn: Giọng đọc ngây thơ, hồn nhiên, thể hiện sự băn khoăn, thắc mắc của bé Nga
- Giải nghĩa: Trường Sơn, Trường Sa, Kon Tum, Đắc Lắc - GV đọc mẫu - HS luyện đọc 3, 4 em
* Khổ 3: - Đọc đúng: Dòng 3: Đất nước
- Khổ 3 đọc với giọng trầm, buồn, xúc động nghẹn ngào của bố, mẹ.
- GV đọc mẫu - HS luyện đọc 3, 4 em.
* Đọc nối đoạn: HS đọc nối tiếp đoạn: 2 lượt
* Đọc toàn bài: GV hướng dẫn đọc- HS luyện đọc cả bài: 1-2 em c. Hướng dẫn tìm hiểu bài (10 - 12')
- HS đọc thầm khổ 1, trả lời câu hỏi 1, 2 Chú bạn Nga đi đâu? (Chú nga đi bộ đội )
Khi chú đi bộ đội, bạn Nga có tình cảm như thế nào với chú? (Nga rất nhớ chú) Những câu thơ nào cho em biết bạn Nga rất mong nhớ chú? (Chú Nga đi bộ đội ,sao lâu quá là lâu ...ở đâu )
- HS đọc thầm khổ thơ thứ 3, trả lời câu hỏi 3:
Khi Nga nhắc đến chú, thái độ của ba mẹ ra sao? (Mẹ thương chú, khóc đỏ hoe đôi mắt ....chú ở bên Bác Hồ )
Em hiểu câu nói của bố Nga như thế nào? (Chú đã hy sinh ..) - HS đọc toàn bài
Bài thơ muốn nói với em điều gì?
GV chốt: Những chiến sĩ đã hiến dâng cả cuộc đời cho hạnh phúc và sự bình yên của nhân dân, cho độc lập, tự do của Tổ quốc, vì vậy ngời thân và nhân dân sẽ không bao giờ quên ơn họ
d. Luyện học thuộc lòng (5- 7' )
- GV hướng dẫn, đọc mẫu toàn bài thơ - HS đọc khổ thơ mà mình thích - HS nhẩm bài
- HS học thuộc từng khổ, thuộc cả bài thơ 3. Củng cố - dặn dò (4 - 5')
- Em cần làm gì để tỏ lòng biết ơn với các liệt sĩ?
- Nhận xét giờ học
* Rút kinh nghiệm sau giờ dạy:
………..
Thứ tư ngày 12 tháng 1 năm Tiết 1 Thể dục