2. Cây công nghiệp hàng năm
4.1.2. Phân tích hàm săn xuất và hàm giói hạn khả năng săn xuất Bảng 4.1 Lượng đầu vào trung bình của nông hộ
---V---7---s----1---7---T---*---1--- Nguôn: Sô liệu điêu tra thực tê tại Đông băng sông Cửu Long
Dựa vào lượng trung bình của các yếu tố đầu và yếu tố đầu ra (năng suất), ta sử dụng phần mềm Stata ước lượng hiệu quả kỹ thuật của hoạt động sản xuất lúa vụ thu đông với hàm sản xuất OLS và hàm giới hạn sản xuất MLE.
GVHD: Phạm Lê Thông 41 SVTH: Hồ Văn Thuận
Luân văn tốt nghiệp_______Phân tích hiêu quả kinh tế của hoat đô ne sản xuất lúa...
Bảng 4.2 Kết quả ước lượng hàm sản xuất OLS và MLE
(0,004) (0,005)
R2 0,1136
<7 0,1580
_-2 / 2
ơ u ỉ ơ 0,8607
---V---7---*---7---T---1*--- Nguôn: Sô liệu điêu tra thực tê tại Đông băng sông Cửu Long
*: CÓ ý nghĩa ở mức 10%; **: có ý nghĩa từ ở mức 5%;
***: có ý nghĩa từ ở mức 1%: ns: không có ý nghĩa
GVHD: Phạm Lê Thông 42
Luân văn tốt nghiệp_______Phân tích hiêu quả kinh tế của hoat đô ne sản xuất lúa...
Hệ số xác định của hàm sản xuất Cobb - Douglas ( R2) là 0,1136, nghĩa là 11,36% sự biến động về năng suất của những nông hộ trồng lúa do sự tác động của các yếu tố đầu vào như: lượng phân đạm, phân lân, thuốc bệnh, lao động, chi phí thuê ...
Ta có hệ số ý nghĩa của mô hình OLS là Prob> F= 0,0003 nhỏ hơn 1%. Như vậy, giả thuyết H0 bị bác bỏ hoàn toàn ở mức ý nghĩa 1%. Điều đó cũng có nghĩa là các biến độc lập trong mô hình hàm sản xuất có ảnh hưởng đến năng suất của các hộ trồng lúa ở Đồng bằng sông Cửu Long.
4.I.2.I. Phân bón
+ Phân đạm (N): Hệ số ý nghĩa của phân đạm có ý nghĩa trong hàm sản xuất OLS ở mức 10% và hàm giới hạn khả năng sản xuất (MLE) ở mức 5%. Do vậy yếu tố phân đạm có ảnh hưởng đến năng suất trồng lúa. Nếu ta tăng 1% lượng phân đạm nguyên chất và cố định các yếu tố khác thì: đối với hàm sản xuất trung bình năng suất giảm 0,087% và đối với hàm giới hạn khả năng sản xuất là giảm 0,096%.
Phân đạm đóng vai trò quan trọng, là chất tạo hình cho cây, là thành phần chủ yếu của protein và chất diệp lục làm cho lá xanh tốt, gia tăng chiều cao của cấy, số chồi, kích thước lá. Tuy nhiên, nếu bón phân đạm quá lượng và không đúng lúc (đặc biệt là lúc lúa chín) sẽ làm cho hạt lúa bị lép, cây lúa đổ ngã ... làm giảm năng suất lúa. Theo điều tra thực tế, trung bình trên một ha đất lúa người nông dân sử dụng 107,24 kg phân đạm nguyên chất, lượng phân bón này đã cao hơn khuyến cáo của các nhà khoa học khoảng 20kg (theo kỹ thuật bón phân họp lý cho lúa Hè Thu và Thu Đông ở Đồng bằng sông Cửu Long của Phó giáo sư tiến sĩ Dương Văn Chín, Phó Viện trưởng Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long thì lượng phân đạm nguyên chất trung bình trên ha là 80kg).
+ Phân lân (P): Hệ số phân lân có ý nghĩa ở cả hai mô hình hàm sản xuất OLS và hàm giới hạn khả năng sản xuất ở mức ý nghĩa 10%, do vậy khi ta tăng 1% lượng phân lân nguyên chất và cố định các yếu tố khác thì năng suất trung bình ở hai mô hình OLS và MLE sẽ tăng lần lượt là 0,058% và 0,043%. Phân lân có tác dụng tổng hợp chất đạm ừong cây, kích thích rể phát triển, tăng phẩm chất hạt vì vậy góp phần tăng năng suất lúa.
GVHD: Phạm Lê Thông 43 SVTH: Hồ Văn Thuận
lúa...
+ Phân kali (K): Hệ số của phân kali không có ý nghĩa YỚi cả hai mô hình hàm sản xuất OLS và hàm giới hạn khả năng sản xuất MLE. Trên thực tế, không một loại phân nào lại không có ảnh hưởng đến năng suất cây trồng vì vậy phân kali có một ý nghĩa nhất định trong sản xuất. Trong sản xuất cần phải biết sử dụng liều lượng đạm - lân - kali hợp lý để góp phần tăng năng suất lúa.
4.I.2.2. Thuốc nông dược
+ Thuốc cỏ (C): Hệ số của thuốc cỏ lần lượt không có ý nghĩa với cả hai mô hình hàm sản xuất OLS và hàm giới hạn khả năng sản xuất MLE. Thuốc cỏ là loại thuốc nông dược rất cần thiết trong quá trình sản xuất lúa. Khi sử dụng thuốc cỏ, bà con nông dân giảm được khâu làm cỏ, diệt cỏ tốt hơn ... giảm được công chăm sóc, giảm lượng phân bón do không bị cỏ giành phân với lúa. Do đó, cây lúa phát triển tốt hơn, ít sâu bệnh, có đủ ánh sáng ... sẽ làm tăng năng suất. Tuy nhiên, bà con nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long còn yếu kém trong phương pháp sử dụng thuốc nông dược nên lượng thuốc cỏ phun nhiều hay ít không ảnh hưởng đến năng suất lúa.
+ Thuốc sâu (S): Hệ số thuốc sâu không có ý nghĩa với cả hai mô hình hàm sản xuất OLS và hàm giới hạn khả năng sản xuất MLE. Thuốc sâu là một loại thuốc quan trọng trong sản xuất lúa. Sử dụng thuốc sâu hợp lý sẽ giảm sâu bệnh làm tăng năng suất. Như phân tích ở trên, phương pháp sử dụng thuốc của người nông dân chưa hợp lý về nhiều mặt như: thời gian phun, liều lượng, cách thức ...
nên thuốc sâu không phát huy hết công dụng của nó.
+ Thuốc bệnh và dưỡng (B): Hệ số của thuốc bệnh và dưỡng có ý nghĩa với cả hai mô hình hàm sản xuất OLS với mức ý nghĩa 10%, hàm giới hạn khả năng sản xuất MLE với mức ý nghĩa 5%. Nếu ta tăng 1% lượng thuốc bệnh, dưỡng và các yếu tố khác không đổi thì năng suất lúa trung bình giảm lần lượt ở hai hàm OLS và MLE là 0,028% và 0,029%. Qua đây, chúng ta thấy được rằng liều lượng thuốc nông dược khi nông dân sử dụng chưa được họp lý vì vậy mà làm cho năng suất giảm.
Qua phân tích trên, ta thấy người nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long còn yếu trong khâu sử dụng thuốc nông dược về nhiều phương diện, vì vậy không phát huy hết vai trò của thuốc nông dược trong quá trình sản xuất lúa ở đồng bằng.
GVHD: Phạm Lê Thông 44
Mức hiệu quả kỹ
thuật (%) Số nông hộ Tỷ trọng (%)
90-100 32 11,00
80-90 110 37,80
70-80 80 27,49
60-70 42 14,43
50-60 21 7,22
<50 6 2,06
Trung bình 79,69%
Mức hiệu quả cao nhất 95,49%
Mức hiệu quả thấp nhất 17,70%
Mức kém hiệu quả Năng suất tối đa Năng suất thực
tế Năng suất mất đi
(%) (kg) (kg) (kg)
0-10 6.677,90 6.145,36 532,54
10-20 5.721,71 4.849,09 872,62
20-30 5.291,43 3.974,70 1.316,73
30-40 5.253,53 3.447,81 1.805,71
40-50 5.110,54 2.884,55 2.225,99
>50 4.276,79 1.418,50 2.858,29
Trung bình 5.570,38 4.340,00 1.230,38
Cao nhất 9.298,65 8.700,00 598,65
Thấp nhất 4.192,07 1.300,00 2.982,07
Luân văn tốt nghiệp_______Phân tích hiêu quả kinh tế của hoat đô ne sản xuất lúa...
4.1.2.3. Giống
Lượng giống sử dụng không có ý nghĩa đối với cả hai mô hình ước lượng, tức là lượng giống mà ta sử dụng nhiều hay ít trên một ha, nó cũng không có ảnh hưởng đến năng suất. Trong quá trình sản xuất lúa nếu gieo thưa quá thì cây lúa phát triển nhiều chồi cho nhiều bông lúa, ngược lại khi xạ dầy thì cây lúa phát triển ít chồi hữu hiệu nên ít bông trên một bụi lúa. Yì vậy lượng giống không ảnh hưởng đến năng suất lúa.
Theo khuyến cáo của các nhà khoa học, lượng giống trung bình một ha là 100-120 kg thì là tốt nhất. Trên địa bàn nghiên cứu, lượng giống sử dụng trung bình là 218,1 lkg, lượng lúa giống nhiều hơn khuyến cáo từ 118,11-98,11 kg. Vì vậy nông dân cần giảm lượng giống để có thể giảm chi phí.
4.1.2.4. Lao động
Hệ số ý nghĩa của lao động ừong hai mô hình ước lượng đều lớn hơn 10%
vì vậy yếu tố lao động không có ý nghĩa trong cả hai mô hình hàm sản xuất OLS và hàm giới hạn khả năng sản xuất MLE. Trên lý thuyết kinh tế, lao động là một yếu tố quan trọng trong mô hình sản xuất, nhưng ở hai mô hình ước lượng này lại không có ý nghĩa vì: trong quá trình sản xuất lúa, người nông dân ra đồng chỉ thăm đồng và bón phân, phun thuốc rất ít thời gian. Nếu người nông dân tăng thêm một ngày hay giảm đi một ngày lao động cũng không ảnh hưởng đến năng suất lúa.
4.1.2.5. Chi phí khác
+ Chi phí thuê: Từ bảng 4.2 ta thấy rằng hệ số ý nghĩa của chi phí thuê ở cả hai mô hình đều nhỏ hơn 1%, vì vậy nó có ý nghĩa ở hai mô hình ở mức 1%. Khi ta tăng 1% chi phí thuê và cố định các yếu tố khác thì năng suất trung bình tăng lần lượt ở hai mô hình OLS và MLE là 0,048% và 0,034%.
+ Chi phí cố định: Chi phí cố định là chi phí xuất hiện kể từ khi thu hoạch vì vậy không ảnh hưởng đến năng suất lúa. Theo bảng 4.2 thì hệ số của chi phí cố định không có ý nghĩa trong cả hai mô hình hàm sản xuất OLS và hàm giới hạn khả năng sản xuất MLE.
4.1.2.6. Diện tích
Đất là tư liệu sản xuất không thể thiếu của bất kỳ hộ nông dân nào. Hầu hết những hộ ở vùng nghiên cứu có diện tích đất không lớn (trung bình 0,94 ha).
GVHD: Phạm Lê Thông 45
Luân văn tốt nghiệp_______Phân tích hiêu quả kinh tế của hoat đô ne sản xuất lúa...
Theo kết quả chạy hàm cho thấy hệ số của diện tích có ý nghĩa ở cả hai mô hình với mức ý nghĩa 1%, tức là nếu diện tích tăng 1 ha và các yếu tố khác không đổi thì năng suất sẽ tăng 0,079 % đối với hàm năng suất OLS và tăng 0,068 % đối với hàm giới hạn khả năng sản xuất MLE. Qua đây, ta thấy được khi tăng qui mô canh tác thì năng suất lúa sẽ tăng. Trên thực tế, nông dân ở đồng bằng đa phần có diện tích đất rất nhỏ và sản xuất manh mún. Yì vậy, trong quả trình sản xuất lúa sử dụng phân thuốc không họp lý và thường quá liều so với hướng dẫn sử dụng, do lượng phân thuốc mà người nông dân mua thường không sử dụng hết một lần hoặc một vụ trên phần diện tích của mình, nếu để lâu thì không còn công dụng nên bà con thường sử dụng cho hết trong vụ dẫn đến cách thức sử dụng phân thuốc thiếu họp lý như phân tích ở phần trên. Đây cũng là vấn đề nang giải cho việc qui hoạch các vùng lúa chuyên canh với qui mô lớn ở đồng bằng.
4.1.3. Hiệu quả kỹ thuật của hoạt động sản xuất lúa
Từ kết quả phân tích hàm giới hạn khả năng sản xuất, với cách tính hiệu quả loại trừ yếu tố ngẫu nhiên của Jondrow ta có thể tính được hiệu quả kỹ thuật bằng công thức ( / , ' ) của hoat đông trồng lúa vu thu đông ở Đồng bằng sông Cửu
g ' u j / e j )