CHƯƠNG 3: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NGÀNH KINH TẾ VÀ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU NỘI BỘ TỪNG NGÀNH CỦA THÀNH
3.3. Chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế Tp.Hồ Chí Minh giai đoạn 1990-2014
3.3.1 Ngành nông, lâm, thủy sản: 3.3.1.1. Nông nghiệp:
Bảng 1. Giá trị sản xuất nông nghiệp theo giá so sánh 2010 phân theo ngành kinh tế (Đơn vị: triệu đồng)
Năm Tổng số Trồng trọt Chăn nuôi Dịch vụ và các hoạt
động khác
2000 5.305.943 3.021.434 1.859.358 425.151
2001 5.239.212 2.882.269 1.921.042 435.901
2002 5.319.664 2.781.217 2.086.031 452.416
2003 5.435.430 2.698.628 2.273.620 463.182
2004 5.493.535 2.723.043 2.286.475 484.017
2005 5.551.596 2.597.174 2.467.447 486.975
2006 5.616.584 2.351.282 2.749.044 516.258
2007 6.032.867 2.455.663 3.046.741 530.463
2008 6.507.944 2.558.629 3.380.082 569.233
2009 6.889.664 2.613.865 3.672.988 602.811
2010 7.204.064 2.681.511 3.903.438 619.115
2011 7.589.975 2.777.043 4.163.146 649.786
2012 8.036.121 3.014.528 4.340.691 680.902
2013 8.406.586 3.178.398 4.513.488 741.700
2014 8.809.870 3.322.288 4.706.661 780.921
a/ Ngành trồng trọt:
Theo số liệu thống kê, trong thời kì 1991 – 2000, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất của ngành này chỉ đạt trung bình năm là 0,9%. Ở giai đoạn 1991 – 1995 giá trị sản xuất tăng gần 3,9% năm, còn giai đoạn 1996 – 2000 lại giảm 2%/năm. Về các nguyên nhân chủ yếu, ngoài ảnh hưởng của thiên tai cũng như dịch rầy nâu trên diện rộng vào năm 1998 là tác động của quá trình đô thị hóa đang diễn ra một cách rất mạnh mẽ. Nhìn chung, diện tích gieo trồng cây hàng năm liên tục giảm. Nếu như năm 1995 cả thành phố có 107,77 nghìn ha thì vào năm 2000 chỉ còn lại 95,8 nghìn ha và đến năm 2002 giảm xuống 74,9 nghìn ha. Các cây trồng có quy mô lớn nhất về diện tích là lúa và rau các loại.
Năm 2000 ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng 56,9% (3.021.434 triệu đồng) giá trị sản lượng ngành nông nghiệp, trong khi ngành chăn nuôi chỉ chiếm 35,04%
(1.859.358 triệu đồng) và ngư nghiệp 8,01% (425.151 triệu đồng) giá trị ngành nông nghiệp. Đến năm 2005, giá trị ngành trồng trọt có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất với 2.597.174 triệu đồng, trong khi ngành chăn nuôi đạt 2.467.447 triệu đồng và ngư nghiệp đạt thấp nhất ở mức 486.975. Năm 2007, tỷ trọng ngành trồng trọt lại tăng, chiếm tỷ trọng 46,32% giá trị ngành nông nghiệp, số hộ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn có 3,6 triệu hộ, tăng 62% so với năm 2000. Đến năm 2008, tỷ trọng ngành trồng trọt chiếm tỷ trọng 44,82% giá trị ngành nông nghiệp, trong khi ngành chăn nuôi chiếm tỷ trọng 44,08 % và ngành thủy sản là 11,1%. Năm 2007, số hộ công nghiệp và dịch vụ trên địa bàn nông thôn có 3,6 triệu hộ, tăng 62% so với năm 2000. Có thể thấy, qua các năm từ 2000-2014, giá trị sản xuất nông nghiệp của ngành trồng trọt đều tăng dần và đóng góp vai trò không nhỏ cho ngành nông nghiệp.
Trong ngành, lúa đạt giá trị sản xuất cao nhất (344.475 triệu đồng năm 1999), tiếp đến là rau, đậu hoa và cây gia vị, các loại cây công nghiệp, cây ăn quả, các loại cây khác và cuối cùng là cây lương thực khác.
b/ Ngành chăn nuôi:
So với trồng trọt, ngành chăn nuôi có tốc độ tăng trưởng cao hơn và ngày càng khẳng định vai trò quan trọng của mình trong sản xuất nông nghiệp. Trong
thời kì 1991 – 2000, tốc độ tăng trưởng trung bình của chăn nuôi đạt mức 4,7%, cao hơn nhiều so với ngành trồng trọt (0,9%). Từ 2000-2005, giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi đạt mức thấp hơn so với ngành trồng trọt, nhất ở năm 2000 chỉ đạt 1.859.358 triệu đồng trong khi ngành trồng trọt tới 3.021.434 triệu đồng. Tuy nhiên giá trị ngành chăn nuôi ngành càng tăng tương đối nhanh ở giai đoạn sau 2006-2014 và đều chiếm giá trị cao nhất trong toàn ngành nông nghiệp.
Ngành chăn nuôi bao gồm các ngành chăn nuôi gia súc, chăn nuôi gia cầm và các chăn nuôi khác. Trong đó, chăn nuôi gia súc vẫn chiếm tỷ trọng cao nhất so với hai ngày còn lại, tuy nhiên toàn ngành chăn nuôi đều có số lượng tăng cao hàng năm và chiếm giá trị sản xuất cao nhất trong toàn ngành nông nghiệp của TP.HCM.
c/ Dịch vụ và các hoạt động khác:
Theo số liệu của Niên giám thông kê, giá trị sản xuất của nhóm ngành dịch vụ và các hoạt động khác trong nông nghiệp chỉ chiếm một tỷ trọng khiêm tốn, tuy nhiên ngày càng tăng rõ rệt. Năm 2000 đạt mức 425.151 triệu đồng, tăng dần qua các năm 2001-2005, đến năm 2006 tăng lên đến hơn 30 triệu đồng (516.258 triệu đồng trong khi năm 2005 chỉ đạt 486.975 triệu đồng). Đáng nói nhất là đến năm 2013 giá trị sản xuất ngành đạt đến 741.700 triệu đồng và năm 2014 đạt mức khá lớn là 780.921 triệu đồng. Chính sự tăng trưởng này đã đóng góp một phần không nhỏ vào giá trị sản xuất cả ngành nông lâm ngư nghiệp của toàn TP.HCM.
Như vậy, trong nội bộ ngành nông nghiệp thì giá trị ngành lĩnh vực trồng trọt cũng tăng qua các năm khi giá trị ngành trồng trọt đạt 101770 triệu đồng năm 2005 và tăng lên đến 2755191 triệu đồng năm 2011 nhưng lĩnh vực trồng trọt có tỷ trọng giảm dần so với chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp khi chiếm tỷ trọng 26,6 % vào năm 2005 và giảm xuống còn 24,8% vào năm 2011. Trong khi đó giá trị ngành chăn nuôi đều tăng qua các năm và chiếm tỷ trọng ngày càng tăng so vơi lĩnh vực trồng trọt khi tăng từ 33,5% lên đến 47,8% vào năm 2011 trong cơ cấu ngành nông nghiệp. nhìn chung lĩnh vực dịch vụ nông nghiệp còn chiếm tỷ trọng khá thấp so với trồng trọt và chăn nuôi khi chỉ chiếm 7,4% năm 2005 và giảm xuống chỉ chiếm 6,6% trong cơ cấu nông nghiệp.
3.3.1.2. Lâm nghiệp
Trong nội bộ ngành lâm nghiệp lĩnh vực trồng rừng và nuôi rừng có xu hướng giảm qua các năm khi tỷ trọng chiếm tương đối nhỏ trong ngành nông
nghiệp giảm từ 0,3% năm 2005 và giảm xuống chỉ còn 0,1% trong các năm sau đó đến năm 2011. Lĩnh vực khai thác nhìn chung cũng giảm qua các năm và chiếm tỷ trọng nhỏ 1,9% năm 2005 và 0.9 % năm 2011. Các hoạt động lâm nghiệp khác cũng chiếm tỷ trọng nhỏ và giảm qua các năm khi tỷ trọng giảm từ 0,3% xuống còn 0,1%
trong các năm còn lại và năm 2011.
3.3.1.3. Ngư nghiệp:
Thủy sản là ngành có nhiều khả năng phát triển ở Thành phố Hồ Chí Minh và có vị thế ngày càng được khẳng định. Trong thời kì 1991 – 2000 tốc độ tăng trưởng trung bình năm của ngành ở mức 3,5%, trong đó giai đoạn 1991 – 1995 là 6,3% và giai đoạn 1996 – 2000 chỉ tăng 1,1%.
Trong nội bộ ngành thủy sản nhìn chung tỷ trọng lĩnh vực nuôi trồng thủy sản có xu hướng tăng giảm không ổn định qua các năm khi giảm từ 24% năm 2005 xuống còn 14,7% năm 2009 và tăng lên 15,3% năm 2010 và giảm xuống còn 14,6%
năm 2011. Lĩnh vực đánh bắt thủy sản và dịch vụ thủy sản cũng chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ trong ngành thủy sản của thành phố Hồ Chí Minh.Trong những năm gần đây, cơ cấu giá trị sản xuất của ngư nghiệp có sự chuyển dịch rõ rệt theo hướng tăng tỉ trọng của hoạt động nuôi trồng và giảm tỉ trọng của hoạt động đánh bắt. Năm 1995 hoạt động đánh bắt chiếm tới 59,8%, còn hoạt động nuôi trồng chỉ có 39,1%.
Năm 2002 xu thế đã thay đổi ngược lại với 74,0% thuộc về hoạt động nuôi trồng và 24,5% là của hoạt động đánh bắt. Trong khi đó, tỉ trọng của dịch vụ thủy sản ít thay đổi (1,1% năm 1995 và 1,5% năm 2002). Năm 2002, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản của thành phố là 5,9 nghìn ha, trong đó bao goầm 3,1 nghìn ha cho thủy sản nước ngọt và 2,84 nghìn ha cho thủy sản nước lợ, nước mặn. Số hộ chuyên nuôi trồng là 6,9 nghìn và số hộ hoạt động đánh bắt là 1,6 nghìn. Cả thành phố có hơn 1 nghìn tàu thuyền đánh bắt có động cơ và 288 ghe thuyền không động cơ.
Theo số liệu của Niên giám thông kê, giá trị sản xuất của ngành thủy sản trong nông nghiệp ngày càng tăng rõ rệt. Năm 2000 đạt mức 425.151 triệu đồng, tăng dần qua các năm 2001-2005, đến năm 2006 tăng lên đến hơn 30 triệu đồng (516.258 triệu đồng trong khi năm 2005 chỉ đạt 486.975 triệu đồng). Đáng nói nhất là đến năm 2013 giá trị sản xuất ngành thủy sản đạt đến 741.700 triệu đồng và năm 2014 đạt mức khá lớn là 780.921 triệu đồng. Chính từ sự tăng trưởng này, chúng ta
có thể tin và tương lai phát triển mạnh mẽ và bền vững của ngành thủy sản TP.HCM.
3.3.2 Ngành công nghiệp-xây dựng:
Cơ cấu công nghiệp trên địa bàn thành phố cũng không có sự khác biệt giữa TPHCM và các địa phương khác, đặc biệt là các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Cho đến nay thế mạnh của từng địa phương, trong đó TP.HCM vẫn chỉ ở dạng tiềm năng, chưa được khai thác một cách triệt để. Các ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố vẫn chưa thật sự phát huy được lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh của mình trong tổng thể sự phát triển và hội nhập chung của cả nước. Cho đến nay thành phố vẫn chưa có được một qui hoạch toàn diện, dài hạn và hợp lý về phát triển công nghiệp, nên đã xảy ra tình trạng vừa chạy vừa xếp hàng, mạnh ngành nào ngành nấy phát triển. Các chương trình mục tiêu hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố còn rất mờ nhạt, triển khai chậm và tác dụng còn rất hạn chế. Trong công nghiệp thiếu nhạc trưởng của từng lĩnh vực nên có sự hỗn tạp, trùng lắp, dẫm đạp lên nhau, trong khi đ thị trường lại bị bỏ ngỏ để hàng ngoại nhập chiếm lĩnh … Có thể dự báo trong tương lai, nhóm các ngành công nghiệp truyền thống sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh và không duy trì được tốc độ tăng trưởng cao như trước. Do đó, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của khu vực công nghiệp trên địa bàn thành phố chắc chắn sẽ giảm sút.
Giá trị nội bộ ngành công nghiệp:
Lĩnh vực công nghiệp khai thác đạt giá trị tăng qua các năm trong đó năm 2005 đạt 172.845 triệu đồng và tăng lên cao nhất đạt 943.854 triệu đồng năm 2010 và giảm xuống còn 698.517 triệu đồng năm 2011. Trong khi đó giá trị ngành công nghiệp chế biến tăng qua các ănm 241070609 triệu đồng năm 2005 tăng lên đến 693919548 triệu đồng năm 2011. Lĩnh vực sản xuất phân phối điện nước có giá trị sản xuất tăng lên từ 5987317 triệu đồng năm 2005 và lên đến 9226361 triệu đồng năm 2010 và giảm xuống còn 8339094 triệu đồng năm 2011. Nhìn chung giá trị công nghiệp khai thác có giá trị thấp hơn so với giá trị của lĩnh vực công nghiệp chế biến và sản xuất phân phối điện nước do thành phố hồ chí minh là một thành phố trung tâm nên không tập trung phát triển lĩnh vực khai thác mà tập trung chủ yếu là chế biến và phân phối sản phẩm.
Cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất là lĩnh vực công nghiệp chế biến chiếm đến 97,5% giá trị sản xuất ngành công nghiệp vào năm 2005 và tăng đến 98,7% vào năm 2011. Trong khi đó giá trị ngành công nghiệp khai thác chỉ chiếm từ 0.1% đến 0,2% vào qua các năm từ 2005 đến 2011.còn lại là lĩnh vực sản xuất và phân phối điện nước chỉ chiếm 2,4% vào năm 2005 va giảm xuống còn 1,2% vào năm 2011
Chiếm tỷ trọng cao nhất và liên tục trong nhiều năm qua vẫn là nhóm ngành truyền thống, thâm dụng lao động và tài nguyên thiên nhiên như: chế biến lương thực thực phẩm, dệt, may, da giày, hóa chất, giấy, chế biến gỗ, cao su, nhựa, thuốc lá. Nhóm ngành này cho đến năm 2006 vẫn chiếm trên 65,1%, năm 2007 chiếm 62,4% và năm 2008 chiếm 62,2% trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp thành phố. Các ngành công nghiệp được xác định là thế mạnh trong tương lai của thành phố tỷ trọng còn quá thấp và phát triển quá chậm. Các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, tuy được nhắc đến nhiều với những yêu cầu đòi hỏi phải phát triển đi trước một bước, nhưng trên thực tế gần như vẫn giẫm chân tại chỗ, chưa thấy có sự chuyển biến tích cực nào. Đóng góp nhiều nhất vào sự tăng trưởng của công nghiệp chế biến trên địa bàn thành phố cũng là nhóm ngành truyền thống, có tỷ trọng cao. Một số ngành như cơ khí, điện tử, thiết bị tin học, phương tiện truyền thông, dụng cụ y tế, tuy có có tốc độ tăng trưởng cao trong những năm gần đây nhưng vì chiếm tỷ trọng quá thấp ( năm 2007 chiếm tỷ trọng 22,8 %; năm 2008 chiếm tỷ trọng 22,22 %) nên cũng không có tác động gì đáng kể đối với sự tăng trưởng chung. Cơ cấu công nghiệp trên địa bàn thành phố cũng không có sự khác biệt nhiều so với các địa phương khác. Giữa TPHCM và các địa phương khác, đặc biệt là các địa phương trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam cho đến nay vẫn chưa có được một sự khác biệt mang tính đặc trưng nào. Thế m ạnh của từng địa phương, trong đó có TP.HCM vẫn chỉ ở dạng tiềm năng, chưa được khai thác một cách triệt để. Các ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố vẫn chưa thật sự phát huy được lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh của mình trong tổng thể sự phát triển và hội nhập chung của cả nước. Cho đến nay thành phố vẫn chưa có được một qui hoạch toàn diện, dài hạn và hợp lý về phát triển công nghiệp, nên đã xảy ra tình trạng vừa chạy vừa xếp hàng, mạnh ngành nào ngành nấy phát triển. Các chương trình mục tiêu hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố còn rất mờ nhạt,
triển khai chậm và tác dụng còn rất hạn chế. Trong công nghiệp thiếu nhạc trưởng của từng lĩnh vực nên có sự hỗn tạp, trùng lắp, dẫm đạp lên nhau, trong khi đó thị trường lại bị bỏ ngỏ để hàng ngoại nhập chiếm lĩnh … Có thể dự báo trong tương lai, nhóm các ngành công nghiệp truyền thống sẽ mất dần lợi thế cạnh tranh và không duy trì được tốc độ tăng trưởng cao như trước. Do đó, tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng của khu vực công nghiệp trên địa bàn thành phố chắc chắn sẽ giảm sút.
3.3.3 Ngành dịch vụ:
Ngành dịch vụ của thành phố Hồ Chí Minh được chia thành các ngành thương nghiệp, khách sạn và nhà hàng, vận tải kho bài và bưu điện, tài chính tín dụng, khoa học công nghệ, kinh doanh tài sản và tư vấn và các hoạt động dịch vụ khác (theo số liệu của Niên giám thống kê).
Đối với ngành dịch vụ, đẩy mạnh phát triển khu vực dịch vụ, nhất là các loại dịch vụ cao cấp hỗ trợ phát triển sản xuất kinh doanh, là mục tiêu chiến lược được thành phố đề ra và thực hiện từ nhiều năm qua. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố nhiều lần khẳng định chuyển dịch cơ cấu kinh tế thành phố phải lấy việc phát triển thương mại - dịch vụ làm trọng tâm. Tuy nhiên kết quả thu được trên thực tế cho đến nay dường như vẫn đi ngược lại sự mong đợi khi tỷ trọng của khu vực này trong giá trị tổng sản phẩm nội địa (GDP) của thành phố liên tục giảm sút. Các loại hình dịch vụ thể hiện thế mạnh và vai trò trung tâm của thành phố chưa có sự thay đổi nào đáng kể. Tỷ trọng của các ngành dịch vụ cao cấp có giá trị gia tăng cao như tài chính, tín dụng, khoa học - công nghệ, kinh doanh tài sản, tư vấn … trong cơ cấu GDP của thành phố từ năm 1990 tới nay hầu như ít có sự thay đổi. Các ngành dịch vụ hiện đại tuy có sự tăng trưởng nhưng vẫn chưa phản ánh hết tiềm năng và thế mạnh của thành phố. Mặc dù cho đến nay, khu vực dịch vụ thành phố vẫn chiếm tỷ trọng cao hơn so với khu vực công nghiệp, nhưng kết quả này chủ yếu là nhờ phần đóng góp của các hoạt động thương nghiệp và khách sạn - nhà hàng, vận tải, kho bãi, thông tin liên lạc. Trong khi đó phần đóng góp của các loại hình dịch vụ cao cấp có giá trị gia tăng cao mà thành phố đang muốn phát triển như: tài chính, tín dụng, KHCN, kinh doanh tài sản, dịch vụ tư vấn, giáo dục, y tế… chiếm tỷ trọng là không đáng kể (năm 2007 chỉ chiếm 39,32% và năm 2008 chiếm tỷ lệ 39,27%).
Thành phố khó có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng gia tăng tỷ trọng khu vực dịch vụ khi mà các loại hình dịch vụ cao cấp này còn kém phát triển. Nhìn về
tương lai, cả hai mục tiêu phát triển và hội nhập chỉ có thể đạt được một cách vững chắc nếu thành phố có được một hệ thống các ngành dịch vụ hiệu quả cao. Hơn thế nữa, chỉ với một hệ thống các ngành dịch vụ có chất lượng và hiệu quả cao mới có thể nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế trong thời đại kinh tế tri thức. Như vậy, hướng tới xây dựng khối các ngành dịch vụ có chất lượng và hiệu quả cao phải được coi là một nhiệm vụ trọng tâm trong chiến lược phát triển và hội nhập của thành phố trong thời gian tới.