KIỂM TRA CHƯƠNG VI PHẦN I TỰ LUẬN (5 điểm)

Một phần của tài liệu Bài tập Vật Lí 10 cơ bản (Trang 96 - 99)

C. BÀI TẬP PHÁT TRIỂN O

A. 6300C B 6000C C 540C D.3270C.

KIỂM TRA CHƯƠNG VI PHẦN I TỰ LUẬN (5 điểm)

PHẦN I. TỰ LUẬN (5 điểm)

Câu 1. (3 điểm) Một động cơ ô tô có công suất là 15 kW. Hoạt động trong 1 giờ, ô tô tiêu thụ 7 lít xăng. Hãy tính hiệu suất của động cơ ô tô. Biết rằng năng suất tỏa nhiệt của xăng là 4,5.107 J/kg và khối lượng riêng của xăng là 700 kg/m3.

Câu 2. (2 điểm) Cho biết nhiệt dung riêng và khối lượng riêng của nước lần lượt là 4200 J/kgK và 1000 kg/m3. Người ta dùng một ấm điện để đun sôi 1,5 lít nước từ nhiệt độ 250C. Tính nhiệt lượng cần thiết phải cung cấp. Bỏ qua sự thu nhiệt của ấm điện và tỏa nhiệt ra môi trường.

PHẦN II: TRẮC NGHIỆM (5 điểm)

Câu 3. Nhận xét nào sau đây phù hợp với quá trình đun nóng khí đẳng tích?

A. ∆U = Q với Q < 0. B. ∆U = A với A > 0. C. ∆U = Q với Q > 0. D. ∆U = A với A < 0. Câu 4. Chọn đáp án đúng.

A. Nội năng của khí lí tưởng phụ thuộc vào thể tích và nhiệt độ. B. Nội năng là nhiệt lượng.

C. Số đo độ biến thiên nội năng là độ tăng nhiệt độ.

D. Nội năng có thể chuyển từ vật này sang vật khác hoặc từ dạng này sang dạng khác.

Câu 5. Người ta cho hai vật dẫn nhiệt A và B tiếp xúc với nhau, sau một thời gian, khi có trạng thái cân bằng nhiệt thì hai vật này có

A. cùng nhiệt độ. B. cùng nội năng. C. cùng năng lượng. D. cùng nhiệt lượng. Câu 6. Khi hệ nhận nhiệt và nhận công thì nội năng của hệ

A. không đổi. B. giảm.

C. tăng. D. Chưa đủ điều kiện để kết luận. Câu 7. Người ta thực hiện công 80 J lên một khối khí và truyền cho khối khí một nhiệt lượng 40 J. Độ biến thiên nội năng của khí

A. tăng 120 J. B. giảm 120 J.

C. giảm 40 J. D. tăng 40 J.

Câu 8. Người ta cung cấp cho khí trong một xilanh nằm ngang một nhiệt lượng 2 J. Khí nở ra, đẩy pittong đi một đoạn x với một lực có độ lớn 25 N. Nội năng của khí tăng thêm là 0,5 J. Giá trị của x là

Câu 9. Một động cơ nhiệt nhận từ nguồn nóng một nhiệt lượng 1200 J và truyền cho nguồn lạnh một nhiệt lượng là 900 J. Hiệu suất của động cơ là A. 75 %. B. 25 %. C. 33 %. D. 67 %.

Câu 10. Câu nào sau đây nói về sự truyền nhiệt là không đúng? A. Nhiệt không thể tự truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn. B. Nhiệt có thể tự truyền từ vật nóng hơn sang vật lạnh hơn. C. Nhiệt có thể truyền từ vật lạnh hơn sang vật nóng hơn. D. Nhiệt có thể tự truyền giữa hai vật có cùng nhiệt độ. Câu 11. Nội năng của một vật phụ thuộc vào

A. nhiệt độ, áp suất và khối lượng. B. nhiệt độ và áp suất.

C. nhiệt độ và thể tích.

D. nhiệt độ, áp suất và thể tích.

Câu 12. Đồ thị trên hình vẽ biểu diễn một quá trình biến đổi trạng thái của khí lí tưởng (1 – 2). Chọn nhận xét đúng.

A. ∆U > 0; Q < 0; A > 0. B. ∆U = 0; Q > 0; A < 0. C. ∆U = 0; Q < 0; A > 0. D. ∆U < 0; Q > 0; A < 0.

Chương VII. CHẤT RẮN VÀ CHẤT LỎNG SỰ CHUYỂN THỂ Bài 34. CHẤT RẮN KẾT TINH CHẤT RẮN VÔ ĐỊNH HÌNH A. VÍ DỤ Chọn phát biểu sai.

A. Mỗi chất rắn kết tinh ứng với một cấu trúc tinh thể có một nhiệt độ nóng chảy xác định không đổi ở mỗi áp suất cho trước.

B. Chất rắn đơn tinh thể có tính dị hướng, chất rắn đa tinh thể có tính đẳng hướng.

C. Kim cương và than chì là các chất rắn được cấu tạo từ cùng các nguyên tử cacbon nên tính chất vật lí của chúng giống nhau.

D. Chất rắn vô định hình không có nhiệt độ nóng chảy hoặc đông đặc xác định.

B. BÀI TẬP THEO CHUẨN KIẾN THỨC KỸ NĂNG

34.1. Hãy ghép một nội dung ở cột bên trái với một nội dung phù hợp ở cột

bên phải.

1. Chất rắn kết tinh a) không có nhiệt độ nóng chảy (hay đông đặc) xác định.

2. Chất rắn vô định hình b) có cấu trúc tinh thể. 3. Chất rắn đơn tinh thể c) có tính dị hướng.

4. Cấu trúc tinh thể d) là yếu tố có ảnh hưởng quyết định đối với tính chất của các chất rắn.

5. Chất rắn không có cấu trúc tinh

thể là e) chất đa tinh thể và chất vô địnhhình. 6. Chất rắn có tính đẳng hướng gồm g) chất rắn vô định hình.

7. Chất rắn có tính dị hướng là h) chất đa tinh thể. 8. Chất rắn có nhiệt độ nóng chảy là i) chất đơn tinh thể.

k) chất vô định hình và chất đa tinh thể.

l) chất đơn tinh thể và chất đa tinh thể.

1 – b 2 – a 3 – c 4 – d 5 – g 6 – k 7 – i 8 - l

34.2. Chọn phát biểu sai.

B. Tinh thể của một chất được hình thành trong quá trình đông đặc của chất đó.

C. Vật rắn vô định hình có tính dị hướng.

D. Mọi chất rắn kết tinh đều nóng chảy (hoặc đông đặc) ở nhiệt độ xác định.

34.3. Chọn phát biểu đúng.

A. Vật rắn vô định hình có cấu trúc tinh thể. B. Vật rắn vô định hình không có cấu trúc tinh thể. C. Vật rắn vô định hình có nhiệt độ nóng chảy xác định. D. Vật rắn đơn tinh thể có tính đẳng hướng.

34.4. Chọn phát biểu sai.

A. Chất rắn vô định hình không có tính dị hướng nhưng có nhiệt độ nóng chảy xác định.

B. Tính chất tuần hoàn trong không gian của tinh thể được biểu diễn bằng mạng tinh thể.

C. Mọi chất rắn kết tinh đều có cấu trúc tinh thể.

D. Tinh thể của mỗi chất rắn có hình dạng đặc trưng riêng xác định.

34.5. Chọn phát biểu sai.

A. Đặc điểm của cấu trúc tinh thể là các hạt (nguyên tử, phân tử, ion) cấu tạo nên chất rắn được sắp xếp theo một trật tự xác định tuần hoàn trong không gian.

B. Các chất rắn kết tinh có thể là chất đơn tinh thể hoặc chất đa tinh thể. C. Chất rắn vô định hình không có tính dị hướng và không có nhiệt độ nóng chảy xác định.

D. Kim cương và than chì được cấu tạo bởi cùng loại hạt (nguyên tử, cacbon) nên tính chất của chúng giống nhau.

Một phần của tài liệu Bài tập Vật Lí 10 cơ bản (Trang 96 - 99)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(116 trang)
w