VIỆT NAM .
A . Mục tiêu bài học :
- HS thấy được dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất , XH Việt Nam có nhiều biến đổi. XH Việt Nam thay đổi sẽ dẫn đến nội dung , tính chất cách mạng thay đổi. Xu hướng cách mạng mới – xu hướng cách mạng dân chủ tư sản đã xuất hiện trong phong trào cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam .
- Rèn kĩ năng nhận xét , phân tích , đánh giá , sử dụng tranh ảnh lịch sử …
- GD cho HS thấy rõ thái độ chính trị của từng giai cấp , tầng lớp trong cách mạng , trân trọng lòng yêu nước của các sĩ phu đầu thế kỉ XX quyết tâm vận động cách mạng Việt Nam đi theo xu hướng mới .
B . Chuẩn bị :
* Giáo viên : phơng pháp giảng dạy ,SGK, tài liệu tham khảo …..
* Học sinh : Đồ dùng học tập ,SGK C . Tiến trình bài giảng :
1 . Tổ chức : 8A : ……….. 8B : …………
2 . KiÓm tra : GV kiểm tra vở ghi của 2 HS . 3 . Bài mới :
Hoạt động 1 :
(?) GV gọi HS đọc mục 1II SGK . (?) Dưới sự tác động của chương trình khai thác lần thứ nhất , giai cấp PK Việt Nam phát triển như thế nào ?
( HS trả lời – GV nhận xét , bổ xung ) (?) Giai cấp nông dân như thế nào ?
(?) GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét H99 SGK ?
( Cuộc sống của người nông dân khốn khổ : gầy guộc , đói khổ , phải kéo cày thay trâu )
(?) Thái độ chính trị của người nông dân như thế nào ?
(?) GV hướng dẫn HS quan sát và nhận xét H100 SGK ?
II . Những biến chuyển của XH Việt Nam . 1 . Các vùng nông thôn .
* Giai cấp địa chủ PK : - Có điều kiện phát triển .
- Đa phần đã đầu hàng , làm tay sai cho TD Pháp . - Một bộ phận nhỏ có tinh thần yêu nước .
* Giai cấp nông dân : - Bị bần cùng hóa .
- Bị tước đoạt ruộng đất .
- Một bộ phận nhỏ bị phá sản mất đất , làm tá điền cho địa chủ , một số phải đi tha phương cầu thực , đi
làm phu đồn điền , một số ra thành thị làm phu xe kéo , bồi bếp , Một số ít thành công nhân trong nhà máy , hầm mỏ → Cuộc sống khốn khổ .
- Căm ghét thực dân Pháp và PK , sẵn sàng đứng lên đấu tranh giành lấy tự do no ấm .
(?) GV gọi HS đọc mục 2II SGK . (?) Dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất , đô thị Việt Nam phát triển như thế nào ?
(?) Tầng lớp tư sản Việt Nam ra đời như thế nào ?
(?) Tại sao tư sản Việt Nam mới ra đời lại bị thực dân Pháp kìm hãm và chèn ép ?
( Pháp sợ kinh tế thuộc địa phát triển sẽ cạnh tranh với KT chính quốc ; với bọn thực dân đi xâm lược thuộc địa , thuộc địa càng yếu hèn thì chúng càng dễ bề cai trị )
(?) Tư sản Việt Nam có thái độ chính trị như thế thế nào ?
( HS trả lời – GV nhận xét , bổ xung ) (?)Tầng lớp tiểu tư sản thành thị ra đời và phát triển như thế nào ?
(?) Đời sống ra sao ?
(?) Thái độ chính trị như thế nào ?
(?) Tại sao tiểu tư sản trí thức lại sẵn sàng tham gia các cuộc vận động cứu nước ?
( Họ có lòng yêu nước, nhạy bén với thời cuộc→ tích cực tham gia đấu tranh giành độc lập dân tộc …)
(?) Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong hoàn cảnh nào ?
(?) Có thái độ chính trị ra sao ?
2 . Đô thị phát triển , sự xuất hiện các giai cấp , tầng lớp mới .
* Đô thị phát triển :
- Cuối thế kỉ XIX → đầu thế kỉ XX , đô thị Việt Nam phát triển ngày càng nhiều : Hà Nội , Sài Gòn , Chợ Lớn , Nam Định , Hòn Gai …
- Cùng với sự phát triển của đô thị , một số giai cấp tầng lớp mới ra đời .
* Tầng lớp tư sản mới ra đời :
- Họ là thấu khoán , đại lí , chủ xí nghiệp , chủ hãng buôn…
- Trong công cuộc làm ăn họ luôn bị Pháp kìm hãm .
- Thái độ chính trị : “ cải lương” , mang tính chất hai mặt .
* Tầng lớp tiểu tư sản thành thị :
- Thành phần : tiểu thương , tiểu chủ , trí thức , học sinh , sinh viên , nhà giáo…
- Cuộc sống bấp bênh .
- tiểu tư sản trí thức là bộ phận quan trrọng nhất , sẵn sàng tham gia cách mạng .
* Giai cấp công nhân :
- Đầu thế kỉ XX chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất đã làm cho công thương nghiệp nước ta phát triển ( ngoài dự kiến của Pháp ) → giai cấp công nhân Việt Nam ra đời .
- Số lượng khoảng 10 vạn người .
- Đời sống rất khốn khổ , bị áp bức bóc lột nặng nề .
- Có tinh thần cách mạng triệt để , sẵn sàng đứng lên đấu tranh , chống bọn chủ , đòi cải thiện đời
(?) Vì sao giai cấp công nhân Việt Nam có tinh thần cách mạng triệt để ?
( Họ là giai cấp vô sản “ bán công , nuôi miệng ” ; bị áp bức bóc lột nặng nề , không có tài sản gì để mất )
(?) GV gọi HS đọc mục 3II SGK .
(?) Xu hướng cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam đầu thế kỉ XX xuất hiện trên những
cơ sở nào ?
(?) Tại sao luồng tư tưởng dân chủ tư sản lại được các sĩ phu tiến bộ tiếp thu , không phải là tầng lớp tư sản dân tộc ? ( GV hướng dẫn HS trả lời : các sĩ phu rất yêu nước , có tri thức , thức thời ; họ muốn vận động cách mạng Việt Nam đi vào quỹ đạo chung của thế giới trước cách mạng tháng mười Nga thành công …) (?) Tại sao các nhà yêu nước Việt Nam thời bấy giờ muốn noi theo con đường cứu nước của Nhật Bản ?
( Bởi vì Nhật Bản tiến bộ theo con đường
TBCN , họ giàu mạnh lên , tạo ra thực lực quốc gia , thoát khỏi ách thống trị của người da
trắng )
sống .
3 . Xu hướng mới trong cuộc vận động giải phóng dân tộc .
- Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất làm cho KT – XH Việt Nam có biến đổi .
- Tầng lớp tư sản dân tộc ra đời và các sĩ phu tiến bộ đọc các tân thư của Trung Quốc , muốn theo gương Nhật Bản duy tân tự cường .
→ Xu hướng cách mạng dân chủ tư sản xuất hiện. .
Hoạt động 2 : Củng cố
1 . Chính sách khai thác thuộc địa lần thứ nhất của TD Pháp đã tác động như thế nào đến KT – XH Việt Nam ?
2 . Nêu điểm mới của xu hướng cứu nước đầu thế kỉ XX ? Hoạt động 3 : H ớng dẫn HS về nhà
1 . Ghi chép nghe giảng trên lớp . 2 . Trả lời câu hỏi SGK .
3 . Đọc chuẩn bị bài 30 “Phong trào yờu nước chống Phỏp từ đầu thế kỉ XX đến năm 1918.” .
************************************************************************
Tiết 48 Tuần 31 Ngày soạn : Ngày giảng :