Chương 3: CHƯƠNG TRÌNH THỬ NGHIỆM
3.2. PHÂN TÍCH BÀI TOÁN
Đối tượng của bài toán là các biển báo giao thông của Việt Nam. Trong giới hạn của luận văn này chúng ta sẽ xét tới các biển báo giao thông đường bộ. Số lượng biển báo giao thông đường bộ của Việt Nam khoảng hơn 200 biển báo và chia làm nhiều dạng:
ỉ Biển bỏo cấm đường bộ Việt Nam: Nhúm biển bỏo cấm gồm cú 39 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 101 đến biển số 139 nhằm báo điều cấm hoặc hạn chế mà người sử dụng đường bộ phải tuyệt đối tuân theo. Các biển báo loại này thường có hình dạng tròn với viền bao xung quanh màu đỏ đặc trưng, nền mầu trắng, trên nền có hình vẽ mầu đen đặc trưng cho điều cấm hoặc hạn chế sự đi lại của các phương tiện cơ giới, thô sơ và người đi bộ, cá biệt có một số biển báo không thuộc dạng tròn nhưng số lượng không đáng kể.
Hình 3.1 – Một số mẫu biển báo cấm
ỉ Biển hiệu lệnh đường bộ Việt Nam: Nhúm biển hiệu lệnh gồm cú 9 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 301 đến biển số 309 nhằm báo cho người sử dụng đường biết hiệu lệnh phải thi hành. Các biển báo loại này thường có hình dạng tròn với nền màu xanh lam đặc trưng, trên biển có hình vẽ màu trắng đặc trưng cho hiệu lệnh nhằm báo cho người sử dụng đường biết điều lệnh phải thi hành, cá biệt có một số biển báo có đường kẻ sọc cắt ngang.
ỉ Biển bỏo nguy hiểm đường bộ Việt Nam: Biển bỏo nguy hiểm gồm 46 kiểu được đánh số thứ tự từ biển số 201 đến biển số 246 nhằm báo cho người sử dụng đường bộ biết trước tính chất của sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử trí. Các biển báo loại này thường có hình dạng tam giác đều với viền bao xung quanh màu đỏ đặc trưng, nền vàng, trên có hình vẽ màu đen mô tả sự việc báo hiệu nhằm báo cho người sử dụng đường biết trước tính chất của sự nguy hiểm trên đường để có biện pháp phòng ngừa, xử trí. Cá biệt có một số biển báo không phải hình tam giác.
Hình 3.2 – Một số mẫu biển báo hiệu lệnh
Hình 3.3– Một số mẫu biển báo nguy hiểm
Với mục đích là lưu trữ hình ảnh của các biển báo giao thông nên thông thường mỗi ảnh biển báo giao thông chỉ có một đối tượng ảnh duy nhất trên nền ảnh đồng nhất và có màu sắc tương phản rõ rệt để làm nổi đối tượng ảnh.
Chúng ta cũng nhận thấy rằng để so sánh, phân loại biển báo giao thông thì hai đặc điểm quan trọng nhất là hình dạng và màu sắc của đối tượng ảnh.
Các biển báo giao thông thường có các đặc điểm kết cấu đơn giản và không phản ánh được đặc trưng của đối tượng.
Từ những phân tích trên có thể áp dụng một số giới hạn sau với bài toán tra cứu biển báo giao thông:
Nhiệm vụ của bài toán là xây dựng hệ thống tra cứu ảnh biển báo giao thông có một số các chức năng sau:
o Khi người sử dụng cung cấp một ảnh mẫu biển báo giao thông cần tra cứu. Hệ thống có nhiệm vụ tìm kiếm trong một cơ sở dữ liệu ảnh đã có sẵn và cho ra một danh sách 5 ảnh tương tự như ảnh mẫu theo thứ tự ảnh nào được coi là giống với ảnh mẫu hơn thì được xếp phía trên.
o Người sử dụng có thể lựa chọn theo một trong hai đặc điểm để so sánh:
so sánh theo màu sắc, so sánh theo hình dạng hoặc kết hợp cả hai đặc điểm để so sánh.
o Người sử dụng có thể thiết lập khoảng cách ngưỡng cho từng đặc điểm:
chương trình chỉ trả lại các kết quả mà khoảng cách giữa ảnh kết quả và ảnh mẫu không vượt quá ngưỡng
o Hoặc người sử dụng có thể qui định số lượng ảnh kết quả trả lại.
Để đơn giản, chúng ta chỉ xét bài toán trong những hạn chế sau:
o Chỉ xét những ảnh có một đối tượng ảnh duy nhất trên nền có màu đồng nhất.
o Các đối tượng ảnh có hình dạng không quá phức tạp và có đường biên tương đối đơn giản.
o Ảnh có định dạng phổ biến JPG, BMP, GIF, PCX, đã qua khâu tiền xử lý để loại bỏ nhiễu.