Thực hiện nghiên cứu chính thức

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Khoa Quản Trị Kinh Doanh (Trang 63 - 67)

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.4. Thực hiện nghiên cứu chính thức

3.4.1 Phương pháp chọn mẫu

Theo số liệu từ phòng Công tác Học sinh – Sinh viên trường HUTECH, tính đến tháng 09 năm 2016 số lượng SV chính quy khoa QTKD là khoảng hơn 6000 SV. Trong đó, số lượng SV năm 3, năm 4 khoảng 3270 SV với khoảng 70 lớp. Do đó, tác giả đã chọn mẫu như sau:

Khoa QTKD có 70 lớp năm 3, năm 4 Giới tính: Nam, Nữ

Chọn mẫu ngẫu nhiên bốc thăm 10 lớp, mỗi lớp 55 sinh viên.

3.4.2 Phương pháp điều tra mẫu

Kích cỡ mẫu phụ thuộc vào phương pháp phân tích, nghiên cứu này có sử dụng phân tích nhân tố khám phá (EFA). Để xác định cỡ mẫu cho phân tích nhân tố EFA thông thường thì số quan sát (kích thước mẫu) ít nhất phải bằng 4 hoặc 5 lần số biến trong phân tích nhân tố (Hoàng Trọng và Chu Nguyên Mộng Ngọc, 2008).

Ngoài ra, để phân tích hồi quy đạt được kết quả tốt nhất thì kích thước mẫu cần phải thỏa mãn theo công thức n ≥ 8m + 50 (Tabachnick và Fidell (1996), dẫn theo Phạm Anh Tuấn, 2008). Trong đó: n: cỡ mẫu

m: số biến độc lập của mô hình.

Dựa vào các cơ sở trên, tác giả chọn cỡ mẫu là 550 mẫu để thu thập dữ liêu.

Mục tiêu của cuộc khảo sát này là thu thập các thông tin sơ cấp để tiến hành phân tích, đánh giá. Các thông tin sơ cấp này rất quan trọng, sẽ trở thành dữ liệu

48

chính cho quá trình nghiên cứu của đề tài. Chính vì vậy, trong quá trình thu thập dữ liệu, tác giả và nhóm cộng tác viên đã giải thích rất chi tiết, cặn kẽ cho đối tượng khảo sát nhằm giúp họ hiểu ý nghĩa của từng nhân tố. Sau khi phỏng vấn xong, cộng tác viên và tác giả rà soát nhanh tất cả các câu hỏi, nếu phát hiện có câu hỏi nào chưa được trả lời, sẽ đề nghị phỏng vấn lại nội dung câu hỏi đó nhằm hoàn chỉnh phiếu khảo sát. Sau khi khảo sát, tổng số phiếu phát ra là 550 phiếu, số phiếu thu về là 550 phiếu. Trong đó có 51 phiếu không hợp lệ, còn lại 499 phiếu hợp lệ.

Bảng 3.9: Tình hình thu thập dữ liệu nghiên cứu định lƣợng

Mô tả Số lƣợng (phiếu) Tỷ lệ (%)

Số phiếu phát ra 550 -

Số phiếu thu về 550 100

Số phiếu hợp lệ 499 90,73

Số phiếu không hợp lệ 51 9,27

3.4.3 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu

3.4.3.1 Mẫu dựa trên đặc điểm giới tính

Bảng 3.10: Thống kê mẫu về đặc điểm giới tính

Giới tính Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Nam 266 53,31

Nữ 233 46,69

Tổng 499 100

Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 7 Nhân xét: Tỷ lệ giới tính trong mẫu nghiên cứu gồm 46,69% là nữ (233 sinh viên nữ), 53,31% nam (266 sinh viên nam).

49

3.4.3.2 Mẫu dựa trên khóa học

Bảng 3.11: Thống kê mẫu dựa trên khóa học

Khóa hoc Số lượng (người) Tỷ lệ (%)

Năm 3 214 42,89

Năm 4 285 57,11

Tổng 499 100

Nguồn: Phân tích dữ liệu – Phụ lục 8 Nhận xét : Tỷ lệ khóa học trong mẫu nghiên cứu gồm 42,89% năm 3 (214 sinh viên đang học năm 3), 57,11% năm 4 (285 sinh viên đang học năm 4).

50

TÓM TẮT CHƯƠNG 3

Chương 3 trình bày phương pháp nghiên cứu được sử dụng để xây dựng và đánh giá thang đo lường các khái niệm nghiên cứu, kiểm định mô hình lý thuyết.

Phương pháp nghiên cứu được thực hiện thông qua kỹ thuật thảo luận nhóm với 30 người là giảng viên, nhân viên, cựu sinh viên và đại diện sinh viên. Kết quả thảo luận nhóm là xây dựng thang đo chính thức để khảo sát 550 mẫu. Thang đo chính thức được thông qua gồm 7 nhân tố tác động đến SHL của SV khoa QTKD về chất lượng dịch vụ đào tạo tại trường Đại học Công nghệ TP.HCM. Chương này cũng trình bày kết quả nghiên cứu chính thức bao gồm mô tả thông tin về mẫu của nghiên cứu định lượng. Chương tiếp theo sẽ trình bày phương pháp phân tích dữ liệu và kết quả nghiên cứu bao gồm đánh giá thang đo bằng Cronbach’s Alpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, kiểm định mô hình lý thuyết bằng phương pháp hồi quy tuyến tính đa biến và kiểm định Levene về sự khác biệt giữa các biến định tính.

51

Một phần của tài liệu Nghiên Cứu Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Sự Hài Lòng Của Sinh Viên Khoa Quản Trị Kinh Doanh (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(146 trang)