Ánh trăng thu và gió thu

Một phần của tài liệu Mùa thu trong thơ xuân diệu, lưu trọng lư và quách tấn (Trang 87 - 93)

Chương 3 NHỮNG CÁCH TÂN NGHỆ THUẬT 3.1. Cái tôi trữ tình

3.2. Không gian và thời gian nghệ thuật

3.2.1. Ánh trăng thu và gió thu

Không gian nghệ thuật là môi trường hoạt động của hình tượng, là hình thức bên trong của hình tượng thể hiện tính chỉnh thể của nó. Không gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian hiện thực vốn tồn tại khách quan, mà trở thành một ký hiệu đặc biệt để giới thiệu những phạm trù ngoài không gian.

Không gian nghệ thuật có thể là không gian thiên nhiên hay không gian sinh hoạt, không gian này lưôn gắn liền với tâm lý, tình cảm, ước mơ, khát vọng của con người. không gian nghệ thuật gắn với sự cảm nhận về không gian nên mang tính khách quan, ngoài không gian vật thể còn có không gian tâm tưởng.

Không gian nghệ thuật chẳng những cho thấy cấu trúc nội tại của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng mà còn cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của các hiện tượng nghệ thuật”[12.49].

87

Không phải đến khi văn học viết hình thành và phát triển, chúng ta mới có không gian nghệ thuật mà ngay từ xưa, con người trong ca dao đã có một không gian nghệ thuật riêng gắn với cây đa, bến nước, sân đình…Đó là khoảng không gian hết sức gần gũi, quen thuộc và không kém phần thơ mộng.

Trong thơ ca trung đại, không gian lại mang dáng vẻ trầm u, nhàn dật vắng vẻ. Đó là không gian vũ trụ vô tận, vô cùng mà trần thế chỉ là một phần rất nhỏ. Ở đó có núi cao, suối vắng, mây ngàn, cánh hạc…Trong khung cảnh rộng lớn ấy, con người chỉ là một chấm nhỏ đơn độc, chìm trong suy tư. Tuy rằng, không gian thơ đã được mở rộng, nhưng ngòi bút của thời kỳ trung đại vẫn chưa thoát khỏi lối ước lệ, tượng trưng. Đó là sản phẩm của ý thức hệ phong kiến, các tác giả sáng tác theo một quy ước chung, ít có sự phá vỡ thi pháp.

Khi phong trào Thơ mới ra đời, ý thức về cái tôi trong bản thân mỗi nhà thơ trỗi dậy thì tất cả đã đổi khác. Mỗi nhà thơ với sự mong muốn, bộc lộ chân thật nhất cái tôi trữ tình của mình, với khát vọng vận động, vượt thoát khỏi những ước lệ, tượng trưng để chuyển dịch đến một không gian mới. Không gian mới ấy bao gồm cả không gian nội tâm và không gian ngoại cảnh. Tất cả đều thoáng, rộng, tự do, đầy hương vị và đa sắc màu. Họ đã biến không gian sơn thủy, có hoa hữu tình trong thơ cổ thành một không gian rời rạc, hững hờ, lạnh lẽo. Biến mỗi cá nhân thành một vũ trụ riêng tư đầy bí mật, biến cái không gian mang ẩn ý thanh cao thành không gian trần thế gần gũi. Rõ ràng không gian nghệ thuật là phương diện rất quan trọng của tư duy nghệ thuật, đánh dấu trình độ chiếm lĩnh thế giới của nhà thơ.

Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy không gian trong thơ Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư, Quách Tấn có ánh trăng thu, gió thu, xuất hiện khá nhiều. Đó thực sự trở thành tính hiệu, ẩn ý nghệ thuật cùa thi nhân. Xem xét những tín hiệu ấy, tuy chưa hoàn toàn nói lên được tất cả nhưng cũng phần nào mô phỏng được chiều kích của không gian thơ trong Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư và Quách Tấn.

88

Trăng không phải là một không gian lúc nào cũng có hình hài cụ thể, nhưng nó lại lan tỏa và xuyên thấm vào tất cả mọi cảnh vật, với ánh sáng

bao trùm ở diện rộng đã tạo nên một không gian mơ hồ, mộng ảo. Hình tượng ánh trăng vừa thể hiện không gian thiên nhiên thơ mộng, đồng thời là nơi gửi gắm những nỗi niềm ưu tư của thi nhân trước một thời đại. theo khảo sát của chúng tôi, trăng xuất hiện khá nhiều trong tất cả những tác phẩm của ba nhà thơ Xuân Diệu, Lưu Trọng Lư và Quách Tấn.

Trước tiên, “trăng” trong thơ Xuân Diệu tượng trưng cho vẻ đẹp bất tận của thiên nhiên:

Là thi sĩ nghĩa là ru với gió

Mơ theo trăng và vơ vẩn cùng mây Để linh hồn ràng buộc với muôn dây Hay chia sẻ bởi trăm tình yêu mến”.

(Cảm xúc)

Ở Xuân Diệu, lòng ham sống được bộc lộ một cách tha thiết, cuồng nhiệt.

Thi nhân ước được “ru với gió”, được “mơ theo trăng”, được “vơ vẩn cùng mây”, được “ràng buộc với muôn dây”, được “chia sẻ với trăm tình yêu mến”…

“Trăng” trong thơ Xuân Diệu còn là “nàng trăng” thu thơ mộng:

Thỉnh thoảng nàng trăng tự ngẩn ngơ”.

(Đây mùa thu tới)

“Nàng trăng” thật gần gũi và ấm áp biết bao, có lẽ cách gọi này chỉ có ở Xuân Diệu. “Trăng” ở đây không phải là ánh trăng vô tri nữa, mà qua cách gọi của thi nhân, trăng lại “ngẩn ngơ”. “Trăng” chính là hình ảnh của người thiếu nữ trẻ trung, xinh tươi , dịu dàng và thơ mộng.

89

Nguyệt cầm thi nhân mở ra một không gian rất đặc trưng cho thế giới tĩnh mịch, băng giá. Hình tượng thế giới này gắn với đêm trăng và “trăng”, trong thơ ông dường như không nhạt, không mờ mà lúc nào cũng “tròn đầy”, “rạng tỏ”:

Trăng nhập vào dây cung nguyệt lạnh Trăng thương, trăng nhớ, hỡi trăng ngần”.

(Nguyệt cầm)

Phải chăng, trăng ấy cũng phản ánh một âm hồn không bao giờ thích nhợt nhạt, bằng phẳng? Ánh nguyệt sáng lạnh càng soi tỏ tường tận hơn nỗi lạnh buốt, trống trãi trong cõi lòng cô đơn. Sự tương phản này đã tạo nên không gian trăng “buồn tuyệt diệu” trong thơ Xuân Diệu. Bởi:

“Trăng sáng, trăng xa, trăng rộng quá”

(Trăng)

Có lúc trăng ngà sáng lạnh, buông khắp không gian vô cùng, vô tận. Cả thế giới vũ trụ lặng lẽ, trống vắng một cách tuyệt đối trong ánh trăng trong suốt:

“Khắp biển trời xanh, chẳng bến trời Mắt nhìn thêm rợn ánh khơi vơi Trăng ngà lặng lẽ như buông tuyết Trong suốt không gian tĩnh mịch đời”.

(Buồn trăng)

Không gian trăng bát ngát này càng mênh mang thương nhớ, trở nên lung linh bởi đang ngưng đọng tiếng đàn. Không gian trăng cũng là không gian nhạc, sự hòa quyện giữa tiếng đàn và ánh trăng qua tâm hồn thi nhân thật huyền nhiệm.

90

“Trăng” trong thơ Lư Trọng Lư là vầng trăng thu huyền ảo, trăng của thế giới mộng, mang dấu ấn tâm trạng của thi sĩ. “Trăng” trong thơ ông không còn là trăng của mây trời, sông nước, trăng của tự nhiên nữa mà là trăng của lòng người, của tình người, trăng đã bị nội tâm hóa sâu sắc, nó mang theo những xao động của tâm hồn thi nhân. Không gian sông nước ngập tràn ánh trăng chính là sự cụ thể hóa, hình tượng hóa một khoảnh khắc tâm trạng nào đó nơi hồn thi sĩ.

Không gian của ánh trăng không chỉ là không gian của sầu, của buồn mà đôi khi, nó lại là không gian tạo sự mờ ảo, thực hư, lung linh cho một đêm xuân tình lãng mạn:

“Trăng lội vẫn mơ màng Trên những vòng tóc rối”

(Còn chi nữa)

“Trăng” trong thơ Lưu Trọng Lư hình như rất ít khi sáng rõ, mà lúc nào cũng mờ mờ ảo ảo, như một lớp sương mù bao phủ tạo nên một vùng không gian rộng mà như có chút gì cô đơn, quạnh quẽ:

Em không nghe mùa thu Dưới trăng mờ thổn thức?”

(Tiếng thu)

Ánh trăng “ mờ thổn thức” đã đưa thi sĩ trôi về miền mộng ảo xa xôi. Quách Tấn, qua ánh trăng thi nhân thể hiện tấm lòng tha thiết nhớ thương quê nhà:

Ba ngả sông mờ trăng nửa gương Đôi bờ trúc lả gió muôn phương Rau dòng suối ngọt bên kia núi Khẽ động lòng thu…cỏ lấp đường”

(Đọng bóng chiều)

91

Qua không gian ánh trăng, thi sĩ gửi gắm được nhiều tâm sự, càm xúc khác nhau. Dưới cái nhìn đa tình của thi nhân, ánh trăng đang lung linh, mơ màng rọi chiếu xuống lòng sông:

“Thu sông Xích Bích nguyệt mơ màng”

(Đêm qua nghe quạ kêu)

Trong hệ thống thi liệu của các nhà Thơ mới, hệ thống ước lệ, tương trưng của thơ cổ điển không được tôn thờ nữa. Các nhà Thơ mới đã sáng tạo ra hệ thống thi liệu mới theo cái nhìn chủ quan của mình. Trong thơ cổ điển, “gió “ chỉ là gió, còn ở Xuân Diệu, gió có bao nhiêu là sắc thái, đó là những “cơn gió xinh, cơn gió biếc, cơn gió thì thầm”…của sự sống tươi nguyên:

Cơn gió xinh thì thào trong lá biếc”

(Vội vàng) Đó còn là:

“Những luồng run rẩy rung rinh lá”

(Đây mùa thu tới)

Những cơn gió lạnh của mùa thu chợt đổ về làm cho những cành cây “run rẩy”. Trong thơ của Xuân Diệu, cũng có những ngọn gió vô hình của thiên nhiên mà cũng có những ngọn gió hữu hình của cảm xúc:

“Con đường nhỏ nhỏ, gió xiêu xiêu Lả lả cành hoang nắng trở chiều:

(Thơ duyên)

Đó không còn là những làn gió của thiên nhiên, đất trời nữa mà đã trở thành những ngọn gió của lòng người trước cảnh sắc của một buổi chiều thu. Ở Lưu Trọng Lư, cùng với ánh trăng mờ bao phủ tạo nên một không khí thực hư,

92

mộng ảo là những cơn gió nhẹ lại tạo nên những âm thanh thật mơ màng và quyến rũ:

“Lá thu rơi xào xạc”

(Tiếng thu)

Quách Tấn vẫn được các nhà phê bình xem là thi sĩ nặng lòng với thi ca cổ điển. Thơ Quách Tấn quả thật có rất nhiều bài vẫn mang dáng dấp của Đường thi, Tống thi. Nhưng riêng những bài thơ viết về mùa thu thì hơi thơ cổ điển vẫn không lấn át được cách cảm nhận, cách nhìn rất cá nhân và đầy sức sáng tạo của thi sĩ trước gió, trăng thu:

Gió rũ canh đi ngàn liễu khóc Sông đùa lạnh tới bóng trăng run Thuyền ai tiếng hát bên kia vắng Ghé lại cho nhau gửi chút buồn”.

(Bên sông)

“Gió rủ canh”,”ngàn liễu khóc”, rồi “sông đùa”, rồi lại “bóng trăng run”, những hình ảnh ấy dường như chưa bao giờ có mặt trong thơ ca cổ điển. Tất cả đều rất thực, rất sống động, tươi rói sự sống, gió trăng dường như đang run, đang khóc trước sông nước của một đêm thu. Phải cảm nhận mùa thu bằng chính đôi mắt và trái tim của mình một cách thật sâu lắng mới viết được những câu thơ như vậy.

Một phần của tài liệu Mùa thu trong thơ xuân diệu, lưu trọng lư và quách tấn (Trang 87 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(111 trang)