Chương 2. Thực và phi thực trong tiểu thuyết “ Tửu Quốc”
2. Tửu Quốc - thành tựu mới của Mạc Ngôn
Mạc Ngôn bắt đầu sáng tác vào mùa thu năm 1981 với tác phẩm đầu tay
“Đêm xuân mưa giăng giăng” đăng trên số 5 nguyệt san “Đầm sen” của thành phố Bảo Định tỉnh Hà Bắc, từ đó Mạc Ngôn sáng tác liên tục và cho ra nhiều tác phẩm xuất sắc. Vào mùa đông năm 1989 Mạc Ngôn bắt đầu viết tiểu thuyết “Tửu Quốc”
và kéo dài tới tháng 2 năm 1993 thì hoàn thành và được xuất bản lần đầu tại Nhà xuất bản văn nghệ Hồ Nam. Tái bản lần thứ nhất vào tháng 2 năm 2000, tại nhà xuất bản Nam Hải. Tái bản lần thứ hai vào tháng 9 năm 2002, tại nhà xuất bản văn nghệ Sơn Đông. Tiểu thuyết “Tửu Quốc” được Trần Đình Hiến dịch từ nguyên bản Trung văn Nhà xuất bản Sơn Đông và xuất bản lần lần đầu ở Việt Nam vào năm 2004, tại nhà xuất bản Hội nhà văn.
Tác phẩm được độc giả Việt Nam đón nhận rất nồng nhiệt, những vấn đề Mạc Ngôn đưa vào tác phẩm là ở xã hội Trung Quốc những những tệ nạn đó cũng là tệ nạn chung của xã hội và nhất là rất gần gũi với người dân Việt Nam.
* Tóm tắt tác phẩm.
Tiểu thuyết “Tửu quốc”, sử dụng nghệ thuật truyện lồng trong truyện. Đây là hai câu chuyện song song nhưng lại có sự liên hệ mật thiết với nhau, bổ sung làm rõ cho nhau.
Truyện thứ nhất, kể về Trinh sát viên hạng nhất Đinh Câu được điều về thành phố Rượu điều tra vụ ăn thịt trẻ con, của các quan chức cao cấp mà đối tượng tình nghi và là mục tiêu điều tra của Đinh Câu là Phó bộ trưởng Koan Kim Cương.
Trên đường đến thành phố Rượu, anh đi nhờ xe của một cô gái có ngoại hình rất hấp dẫn gây ấn tượng với anh. Nơi đầu tiên anh đến là mỏ than La Sơn. Anh được giám đốc và phó giám đốc khu mỏ, cũng là hai anh sinh đôi giống nhau như đúc “Hai
người giống nhau khinh khủng, người nọ là phiên bản của người kí” [1,67], “Hai vị cán bộ này trên dưới năm mươi, mặt tròn xoay như chiếc bánh bao, da đỏ hồng như tằm tía, cả hai đều bụng đại tướng. Cả hai mặc bộ đồ Tôn Trung Sơn màu xám, nếp là thẳng tắp”[1,38], tiếp đón Đinh Câu rất chu đáo. Chưa điều tra được gì thì anh đã được mời vào bàn tiệc, trên bàn đủ các sơn hào hải vị, cuộc ăn uống diễn ra vui vẻ, đến lúc Đinh Câu bị say thì Khoan Kim Cương xuất hiện cùng với tài uống rượu không biết say đã làm Đinh Câu lóa mắt và nể phục. Món ăn cuối cùng đưa lên để đãi Đinh Câu được Khoan Kim Cương gọi lên có tên “kì lân dâng con”, được chế biến giống y hệt một bé trai chiên giòn “thằng nhỏ ngồi xếp bằng tròn giũa mâm mạ vàng, người vàng hươm, mỡ chảy thơm phức, nụ cười ngơ ngác trên khuôn mặt hiền khô”[1, 129]. Điều tra viên Đinh Câu rụng rời chân tay khi nhìn thấy thằng nhỏ, cố nuốt dịch vị chỉ chực trào lên họng. Anh có cảm giác “thằng nhỏ nhìn lại anh, mắt mọng nước, lỗ mũi xì hơi nóng, miệng mấp máy như định nói chuyện”[1, 129]. Đinh Câu dù bị say rượu nhưng anh vẫn ý thức được trách nhiệm và nghĩa vụ của mình, anh định bắt tất cả lại nhưng người anh mềm nhũn vì rượu, anh không đủ khả năng để làm gì. Sau đó, anh được chăm sóc rất cẩn thận, khi tỉnh lại anh đã bị thuyết phục, món ăn đó được làm từ thực vật, do nghệ thuật chế biến món ăn của học viện nấu nướng nên nhìn giống như đứa trẻ thật. Đinh Câu cũng ăn ngon lành một cánh tay của thằng nhỏ. Rồi anh lại say không biết gì, anh được đưa vào một căn phòng, trong lúc ngủ anh nhìn thấy “Một thằng lỏi khoảng mười bốn tuổi cởi trần, chỉ mặc chiếc quần xà lỏn bằng vải xanh, lách vào. Nó nhanh nhẹn như mèo, không một tiếng động. Tôi thích thú nhìn nó. Trông mặt quen quen , hình như đã gặp ở đâu.
Nhất định là đã gặp nó ở đâu rồi. Nó ngậm trong miệng con dao lá liễu, y hệt con mèo ngậm lá lành canh”[1, 150]. Nó ngồi đó nghịch ngợm một chút rồi lấy một số đồ của Đinh Câu, trước khi ra khỏi phòng nó khắc trên tường bốn chữ “+”. Đinh Câu tỉnh dậy thì thấy mất áo, cái máy lửa và ví tiền. Trên tường có bốn chữ “+”, hỏi Koan Kim Cương thì hắn cũng không biết thủ phạm là ai, chỉ biết đây là một tên trộm quen thuộc, sau mỗi lần gây án đều để lại kí hiệu như vậy. Đinh Câu bỏ đi, đúng hơn là anh chạy trốn, khi ra đến ngoài, chưa biết phải đi đâu và làm gì thì Nữ Xế xuât hiện và cho anh đi nhờ xe. Trên đường đi họ gặp nhiều chuyện. Chuyện con la bị thương một chân, người ta cắt luôn ba chân kia để lấy móng và vó la. Xe đi tiếp, hết nước, Đinh Câu đi xin nước và gặp một ông già đi bắt dế về để ăn, đến
“Trung tâm nghiên cứu gây trồng lương thực đặc chủng”[1, 212] thì thấy người ta đánh bài. Trong lúc đổ nước vào xe, không kiềm chế được nên anh đã hôn nữ xế và bị cô cắn rách lưỡi. Hai người về nhà Nữ Xế, cô chủ động đòi làm tình. Khi hai người đang quấn lấy nhau thì Khoan Kim Cương xuất hiện cùng chiếc máy ảnh. Tất cả đã được ghi lại. Khoan Kim Cương gán cho Đinh Câu tội “xông vào nhà tôi, hiếp dâm vợ tôi, chứng cứ sờ sờ ra đấy”[1.289] và đông thời cũng là đồng lõa ăn thịt trẻ.
Đinh Câu bỏ đi, Nữ Xế đòi theo, cô hứa giúp anh điều tra. Hai người dìu nhau tới phố Lừa, để gặp Dư Một Thước vì hắn biết mọi chuyện ở thành phố Rượu. Đường đi rất khó, khi đến được quán Một Thước biết được Nữ Xế là người tình số chín của Dư Một Thước, anh bỏ chạy, chạy vì đau khổ và cảm thấy ghê tởm. Lúc này anh nhận ra là mình đã yêu Nữ Xế. Anh chạy, chạy hoài cho tới khi gặp Tư Lưu – một ông lão bán vụng vằn thắn. Anh ăn ngấu nghiến bốn bát vào bụng và không có tiền trả. Sau đó, cụ Khưu một lão thành cách mạng và là người quản lí nghĩa trang thành phố xuất hiện cùng với con chó săn. Cụ coi thường một người như anh rồi bỏ đi. Lúc này, Đinh Câu lại có một khao khát được giãi bày tâm sự với cụ, anh tìm đến nghĩa trang và xin được gặp cụ. Hai người đại diện cho hai thế hệ, ngồi lại với nhau. Ai cũng có những nỗi niềm cần tâm sự, những bức xúc trong lòng được bộc lộ. Họ uống rượu Mao Đài và Đinh Câu lại say. Kết thúc tác phẩm là cơn mộng mị dài triền miên của Đinh Câu…. Anh chìm trong những thứ rác rưởi, nhơ bẩn của thành phố.
Dù có cố gắng thế nào anh cũng không thoát ra được, tất cả đã nhấn chìm một trinh sát viên hạng nhất của Viện kiểm sát.
Song song với chuyện về Đinh Câu là cuộc đối thoại qua thư giữa nhà văn nổi tiếng Trung Quốc là Mạc Ngôn và tiến sĩ rượu Lý Một Gáo. Tuy là tiến sĩ về rượu nhưng Lý Một Gáo lại không yêu nghề, anh có đam mê viết văn, anh lao vào sáng tác. Mỗi một bức thư anh đều theo một truyện ngắn, tất cả có chín truyện đều là những chuyện xảy ra xung quanh hoặc Lý Một Gáo được trực tiếp nghe kể lại.
Truyện đầu tiên “Rượu cồn”. kể về bài thỉnh giảng của phó bộ trưởng – Giáo sư Koan Kim Cương, ông được miêu tả “Tinh thần, tư thế của ông Phó bộ trưởng Khoan Kim Cương cũng chẳng khác gì những con lừa choai. Ông ta gật đầu vẩy đuôi, tỏ ra vô cùng khả ái”[1. 51]. Chín trăm người của trường Đại học Rượu, gồm sinh viên gái và trai cùng các giáo sư, phó giáo sư, lãnh đạo nhà trường…và cả giáo
sư Viên Song Ngư bố vợ Lý Môt Gáo cũng rất chăm chú lắng nghe như nuốt từng lời. Lúc nhỏ Khoan Kim Cương rất mê uống rượu nhưng không có rượu để uống, muốn bệnh vì thèm rượu. Ông bắt đầu sự nghiệp uống rượu của mình từ cồn, lấy cồn sát trùng của thú y pha với ít nước lã nên bây giờ uống bao nhiêu rượu cũng không say.
Truyện thứ hai “Trẻ thịt”- là trẻ được nuôi để lấy thịt. Kể về gia đình anh nông dân Kim Nguyên Bảo, mang đứa con trai vẫn còn đang bú và rất kháu khỉnh dễ thương đi bán cho học viện nấu nướng. Trên đường đi, nguyên bảo cũng gặp những người mang con đi bán giống mình. Khi đợi thuyền ở bến sông có hai người già, một thiếu niên hơn mười tuổi, một bà nạ dòng bế con nhỏ, đặc biệt là cậu thiếu niên “ở trần, quần cộc màu xanh, chân đi đất, trên mặt và trên những chỗ lộ ra trên người, phủ một lớp da màu trắng, nứt nẻ hình vảy cá”[1, 116] Một lát sau, có một người đàn ông râu quai nón, bế một đứa nhỏ cao chừng sáu mươi phân, nhập vào đoàn người đợi thuyền. Đứa nhỏ trong tay hắn ta nhìn rất lạ “ là một bé trai, mạc bộ quần áo mới tinh màu đỏ…Nó rụt đầu trong cổ áo, tóc mảnh, rậm mà khô, da dẻ cũng có thể gọi là trắng, nhưng cặp mắt bé tí khiến nó trở nên rất già. Nó còn có đôi tai lá hò, vừa to vừa dày.”[1, 119]. Nguyên Bảo rất sợ ánh mắt tối rầm của thằng nhỏ
“thằng nhỏ không phải một đứa trẻ, mà là môt tiểu yêu đội lốt người”[1, 120]. Đến trạm thu mua, tiểu yêu đạt loại hai, cu Báu đạt loại đặc biệt. Nguyên Bảo vui mừng, xúc động không tin là mình lại may mắn thế, khi ở nhà chỉ hy vọng cu Báu đạt loại một, mà giờ loại đặc biệt.
Truyện thứ ba “Thần đồng”. Kể về thằng tiểu yêu khi nó đã vào trong học viện nấu nước. Tất cả những đứa trẻ được thu mua, họ gom lại ở một phòng. Thằng tiểu yêu lãnh đạo tụi trẻ đứng lên đấu tranh, chống lại bọn ăn thịt người. Việc đầu tiên nó làm là thành lập quy tắc giống như trong quân đội, tiểu yêu như một tướng quân, nó lãnh đạo tụi trẻ đập phá học viện, có đứa không nghe nó cắn đứt tai. Hành động dã man hơn là nó cùng bọn trẻ giết lão diều hâu, bằng cách móc mắt và nhét đất vào. Cách đây mười bốn năm, tiêu yêu là một đứa trẻ, đã nghe chuyện ăn thịt trẻ con của các quan chức ở thành phố Rượu “Sau đó, mẹ ta liên tiếp đẻ rất nhiều em trai, nhưng đứa nào cũng khoảng lên hai là mất tích. Ta nghĩ, các em ta đã bị ăn thịt”[1, 173]. Tiểu yêu không bị ăn thịt vì nó mắc một bệnh kì quặc “khắp người
như vẩy cá, đụng phải là chảy nước vàng, ai trông thấy cũng tởm không dám ăn thịt…Về sau, ta uống trộm chai rượu bên ngoài có vẽ con vượn của một nhà quan, vảy nến trên người rụng từng đợt, và thân thể ta cũng theo đó mà teo dần lại như bây giời”[1, 173]. Sau khi lãnh đạo tụi trẻ làm loạn, tiểu yêu bỏ trốn, không biết đã đi đâu.
Truyện thứ tư “Phố Lừa”. Phố Lừa là trung tâm của thành phố Rượu. Đến thành phố Rượu, mà không ghé qua phố Lừa cũng coi như chưa tới. Phố lừa dài hai dặm, ở hai bên đường có các quán ăn, lấy thịt lừa làm nguyên liệu chính chế biến, mỗi quán có một đặc trưng riêng. Đường phố thì rất trơn, đêm có nhiều con quạ kêu quà quà. Ở phố Lừa, có một truyền thuyết: Vào mỗi đêm thanh vắng, có một con lừa tơ màu đen cực kì linh lợi, cực kì đẹp mã, chạy như bay trên đường, từ đầu đông chạy sang đầu tây, trên lưng chở “một cậu bé vừa lùn vừa nhỏ, là một thiếu niên, mình có vẩy như vẩy cá phản quang lấp lánh, miệng ngậm con dao lá liễu, bọc quần áo trên lưng…”[1, 273] Tiến sĩ rượu Lý Một Gáo đưa các bạn văn sĩ tới quán Một Thước ăn uống, được Dư Một Thước chiêu đãi cả con, có món ăn đặc biệt nhất hôm đó là “long phụng trình tường” được chế biến từ bộ phận sinh dục của con lừa. Khi ăn ai cũng tấm tắc khen ngon. Ra về ai cũng vui vẻ.
Truyện thứ năm “Một thước anh hào”. Có những truyền thuyết về Dư Một Thước. Hắn có một lời tuyên bố “Tớ phải đụ khắp lượt người đẹp ở thành phố Rượu!” [1, 251], hắn là chủ quán Một Thước và rất giàu có. Hắn tin rằng tiền của hắn có thể làm mọi việc, sự tồn tại của hắn gắn với những chuyện lại của thành phố Rượu, không chuyện gì là hắn không biết. Nhìn hắn không ai có thể đoán hắn bao nhiêu tuổi “trong bộ nhớ của những người ở phố Lừa, mấy chục năm nay hắn vẫn dung mạo như thế, thái độ như thế”[1, 238]. hắn đã tám mươi lăm tuổi và còn có khả năng bay lên khỏi mặt đất.
Truyện thứ sáu “Giờ dạy chế biến món ăn”. Mẹ vợ của Lý Một Gáo là một chuyên gia trong nghệ thuật chế biến món ăn, người phụ trách của học viện nấu nướng. Bà là “người đàn bà không rõ già hay trẻ”[1, 349], bà có “thân thể đẫy đà, da trắng mịn, tóc đen như sức dầu, suốt ngày miệng có mùi thịt nướng”[1, 350] đối lập hoàn toàn vứi con gái “vừa đen vừa gầy, tóc vàng hoe, mặt đầy tàn hương, hơi thở tanh mùi cá”[1, 350]. Chính sự đối lập đó đã làm cho Lý Một Gáo có tư tưởng
ngoại tình, hôn vợ mà lúc nào cũng nghĩ tới mẹ vợ, nhìn mẹ vợ mà trong đầu “anh muốn ấy em”[1, 365]. Tội nghiệp cho vợ của anh lúc nào cũng ghen với chính mẹ mình, cô đâm ra căm ghét bà, hận bà đến tận xương tủy. Hai vợ chồng Lý Một Gáo cãi nhau, đến học viện tìm mẹ, trên đường đi, cô vợ vui mừng vì được thăng chức chủ nhiệm mục sinh hoạt văn hóa “Nhật báo thành phố Rượu”, cô bỏ đi để Lý Một Gáo đến học viện một mình. Anh thấy bà đang đứng trên mục giảng bài “Thú mỏ vẹt tần”, các máy quay phóng viên đang quay phim giờ dạy của bà. Càng nhìn bà anh càng có tư tưởng tội lỗi.
Truyện thứ bẩy “Lấy tổ yến”. Tổ yến là một loại thức ăn rất quý và bổ. Ai ăn tổ yến cũng rất tốt, giúp trẻ khỏe đẹp. Mẹ vợ Lý Một Gáo trẻ đẹp như vậy là do từ nhỏ bà đã được ăn nhiều tổ yến. Gia đình mẹ vợ Lý Một Gáo chuyên làm ghề lấy tổ yến, đó là một công việc rất nguy hiểm. Chim yến thường làm tổ ở những vách đá cao, trong hang tối. Trong nghề lấy tổ yến có những quy tắc riêng, như trước khi vào hang đá bắt tổ yến phải tế thần bằng một con trâu mộng. “khi đã ở trong hang, tuyệt đối không được nói những từ “ngã”, “trượt”, “chết”, “sợ”, nếu vi phạm, khó có thể lành”[1, 431]. Mẹ vợ Lý Một Gáo đã phạm sai lầm nói từ “sợ”, hậu quả là chú bẩy bị chết thảm trong khi với lấy tổ yến. Chính vì tổ yến rất quý và bổ, lại được khai thác từ rất lâu, nên hiện nay để có tổ yến thật rất hiếm. Loài chim yến cũng đang bị đe dọa, con người cần phải biết khai thác với gìn giữ, phát triển sao cho hợp lí, để cho con cháu đời sau cũng được biết đến tổ yến.
Truyện thứ tám “Rượu Bú Dù”. Là một loại rượu ngon, được làm từ các loại quả trên rừng. Theo tích chuyện của người xưa, giáo sư Viên Song Ngư đã học tập, bỏ nhà lên rừng ở một thời gian với vượn, và nghiên cứu ra loại rượu này. Ông là một người có niềm đam mê với nghề, ông rất yêu rượu, yêu hơn chính bản thân mình, yêu hơn vợ. Hậu quả của ông là bà vợ cũng phải lòng anh con dể cao to đẹp trai, đa tình, gây nên sự loạn luân trong gia đình.
Truyện cuối cùng “Tửu thành”. Là thành phố của rượu. “Tửu quốc chỗ nào cung thơm mùi rượu, nhà nhà có rượu ngon; Vài nghìn quán rượu ngày đêm đèn đuốc sáng trưng, rượu chảy như suối. Rượu ngon, thức nhắm tốt hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước, các thực khách, các bợm rượu thǎm viếng, uống rượu, thưởng thức các món ǎn. Đương nhiên quan trọng hơn cả là thu hút các lái rượu để