Bao bì polyvinylchlorid (PVC)

Một phần của tài liệu Khảo sát ảnh hưởng của bao bì và nhiệt độ bảo quản đến sự thay đổi chất lượng của chôm chôm (Trang 22 - 65)

CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.4 MỘT SỐ BAO BÌ SỬ DỤNG TRONG BẢO QUẢN CHÔM CHÔM TRONG THÍ NGHIỆM

2.4.3 Bao bì polyvinylchlorid (PVC)

PVC được sản xuất bằng phương pháp trùng hợp các monomer VCM vinyl chlorid, ở áp suất thấp và ở khoảng nhiệt độ không cao. Có hai loại PVC: PVC không hóa dẻo và PVC đã hóa dẻo, trong thực phẩm chỉ sử dụng PVC không hóa dẻo.

Tính chất của PVC không hóa dẻo

 Chống thấm hơi nước kém hơn các loại PP, PE.

 Tính chống thấm khí và tính chống thấm dầu mỡ khá cao.

 Không bị hư hỏng bởi acid và kiềm.

 Bị phá hủy bởi dung môi hữu cơ.

 Màng PVC có khuynh hướng đóng thành khối do tương tác tĩnh điện giữa chúng.

Ứng dụng PVC không hóa dẻo

 Để phủ bên ngoài các loại màng khác tạo thành bao bì màng ghép, tăng tính chống thấm khí.

Bộ Môn Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 22

 Làm màng co vì có tính khá mềm dẻo để bao bọc các loại thực phẩm tươi sống, lưu hành trong thời gian ngắn như: thịt sống, rau quả tươi, làm màng co khằng các nắp chai nước giải khát bằng plastic.

2.4.4 Bao bì carton Tính chất

 Tính bền cơ học (tuy không cao như các vật liệu khác)

 Nhẹ

 Chịu sự đè nén, va chạm, áp lực trong các môi trường có độ ẩm cao

 Tính cách nhiệt (đưa polyurethan vào các rãnh sóng)

 Dễ rách, thấm nước, thấm khí, tính dễ xé rách càng cao khi hàm ẩm càng cao.

Ứng dụng

Bao bì carton dùng để chứa đựng một lượng lớn đơn vị bán lẻ, giúp thuận tiện trong phân phối vận chuyển, lưu kho và kiểm tra quản lý.

Bảng 2: Khả năng thấm khí của một số loại màng mỏng

Loại màng

Độ thẩm thấu Độ thấm

hơi nước g/m2.24h ở 21oC  85 %

Độ thấm * không khí ml/m2.24h at* ở 21oC

Độ thấm*

O2

ml/m2.24h at*ở 21oC

Độ thấm * CO2

ml/m2.24h at* ở 21oC

Độ thấm mùi **

Polypropylene(PP) 35 - 2900 - 4 - 5

Polystyrol 10 15 450 2500 0 - 1

PVC cứng - - - - 3 - 4

PVC mềm 3 2 5 20 0

Polyvinylchlorid 15 - 400 - 3

Trong đó: * So với màng có độ dày 0,4mm; at – áp suất khí quyển

**0 – không thấm, 1 – có vết, 2 – thấm không nhiều, 3 – thấm nhiều, 4 – thấm nhiều hơn, 5 – thấm rất nhanh

(Nguồn: Nguyễn Minh Thủy, 2010)

2.6 ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ MÔI TRƯỜNG ĐẾN THỜI HẠN TỒN TRỮ CỦA RAU QUẢ

2.4.1 Ảnh hưởng của nhiệt độ

Nhiệt độ là yếu tố môi trường có ảnh hưởng quyết định nhất đến quá trình sống của rau quả khi tồn trữ. Nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp đến các quá trình sinh lý sinh hóa trong rau quả đặc biệt là cường độ hô hấp và hoạt động của vi sinh vật.

 Nhiệt độ môi trường cao thì tốc độ các phản ứng sinh hóa xảy ra trong rau quả càng cao được thể hiện qua cường độ hô hấp. Tuy nhiên, sự phụ thuộc tỷ lệ

Bộ Môn Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 23 thuận đó chỉ đến giới hạn nhất định, cụ thể khi tăng nhiệt độ trên 250C thì cường độ hô hấp chẳng những không tăng mà còn có chiều hướng giảm. Như vậy muốn cường độ hô hấp giảm, tức là muốn ức chế hoạt động sống của rau quả thì cần bảo quản rau quả trong môi trường có nhiệt độ càng thấp càng tốt.

 Tuy nhiên, nhiệt độ quá thấp không hẳn đã kéo dài được thời gian bảo quản vì hai lý do:

 Khi nhiệt độ bảo quản thấp hơn nhiệt độ đóng băng, tế bào thực vật sẽ bị phá hủy và quá trình sống bị đình chỉ. Khi đó rau quả sẽ tồn tại ở dạng sản phẩm lạnh đông chứ không phải dạng tươi như mong muốn.

 Nhiệt độ thấp có thể làm rối loạn một số quá trình sinh lý sinh hóa của rau quả. Mỗi loại rau quả có một giới hạn nhiệt độ bảo quản, thấp hơn nhiệt độ đó hiệu quả bảo quản sẽ không tốt.

Vì vậy phải bảo quản từng loại rau quả ở nhiệt độ thích hợp và nhiệt độ môi trường phải ổn định. Độ dao động nhiệt độ cho phép trong khoảng ±0,5oC (Hà Văn Thuyết và Trần Quang Bình, 2000).

2.4.2 Ảnh hưởng của độ ẩm tương đối không khí

Độ ẩm tương đối của không khí trong môi trường bảo quản quyết định tốc độ bay hơi nước của rau quả.

- Độ ẩm môi trường thấp, cường độ hô hấp và tốc độ bay hơi nước càng cao, làm cho khối lượng tự nhiên của rau quả giảm đáng kể, thậm chí rau quả có thể bị héo.

Mặt khác, khi độ ẩm thấp sẽ tạo môi trường không thuận lợi cho vi sinh vật phát triển.

- Độ ẩm tương đối cao thì tốc độ bay hơi nước và cường độ hô hấp giảm, nhưng tạo điều kiện tốt cho các loại vi sinh vật phát triển. Hơn nữa nước ngưng tụ trên bề mặt rau quả dẫn tới việc rối loạn hô hấp.

Để khắc phục ảnh hưởng của độ ẩm đến tốc độ bay hơi nước, có thể sử dụng những bao bì màng mỏng như túi PE, PVC,…vừa để chứa đựng vừa hạn chế bay hơi nước khi bảo quản trong môi trường có độ ẩm thấp, trái cũng được gói trong giấy mềm, xốp vừa chống xay xát vừa tạo ra một vi không gian có độ ẩm cao bao quanh trái, làm giảm chênh lệch ẩm giữa nguyên liệu và môi trường.

Vì vậy, trong tồn trữ rau quả, độ ẩm của không khí cần được duy trì ở mức độ thích hợp để vừa chống bốc hơi nước, vừa hạn chế sự phát triển của vi sinh vật gây thối hỏng. Thông thường, với loại rau quả có thời hạn tồn trữ ngắn thì duy trì độ ẩm không khí ở 90 - 95% để chống mất hơi nước và gây héo. Còn với loại rau quả có khả năng chống bốc hơi nước tốt hơn và tồn trữ được lâu hơn thì cần giảm độ ẩm xuống 80 - 90% (Hà Văn Thuyết, Trần Quang Bình, 2000).

Bộ Môn Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 24 Đối với chôm chôm, độ ẩm tương đối 95% là tối ưu để bảo quản. Khi độ ẩm tăng thì sự bay hơi nước xảy ra chậm, nhưng tạo điều kiện cho nấm bệnh phát triển.

Khi độ ẩm thấp thì gia tăng sự bay hơi nước. Tuy nhiên, khi độ ẩm tương đối 65 - 75% thì lớp ngoại bì bị khô nên nước khó thoát ra ngoài hơn do đó làm giảm sự bay hơi nước (T.J. O’Hare, 1995).

2.4.3 Ảnh hưởng của thành phần khí quyển tồn trữ

Thành phần khí quyển tồn trữ ảnh hưởng lớn đến đặc điểm và cường độ hô hấp của rau quả.

Tăng hàm lượng CO2 và giảm O2 trong không khí có tác dụng hạn chế hô hấp hiếu khí của rau quả. Khi hàm lượng CO2 tăng lên đến 3-5% và lượng O2 giảm đi tương ứng (chỉ còn 16 - 18%) thì thời hạn bảo quản rau quả có thể tăng 3 - 4 lần so với khi tồn trữ ở khí quyển bình thường. Nhưng nếu CO2 tăng quá 10% sẽ sinh ra quá trình hô hấp yếm khí, phá vỡ cân bằng các quá trình sinh lý làm cho rau quả mất khả năng đề kháng tự nhiên, dẫn đến sự thâm đen và thối hỏng.

Tăng hàm lượng N2 cũng là biện pháp kéo dài thời hạn tồn trữ rau quả.

Mỗi loại khí có trong môi trường bảo quản đều có tác động riêng đến thời hạn bảo quản

* Khí oxy (O2): oxy càng cao thì cường độ hô hấp trái càng tăng và ngược lại.

* Khí cacbonic (CO2): chủ yếu tác động lên quá trình hô hấp của trái cũng như sự phát triển của vi sinh vật. Đối với trái, CO2 ức chế quá trình hô hấp, từ đó hạn chế các quá trình phân giải hóa sinh. Còn với vi sinh vật, CO2 làm chậm quá trình hoạt động và phát triển của chúng, vì thế hạn chế được một phần nguy cơ gây bệnh của vi sinh vật.

Nếu kết hợp tồn trữ lạnh với khí quyển điều chỉnh thì khả năng tồn trữ sẽ tốt hơn nhiều so với chỉ dùng một biện pháp riêng rẽ (Quách Đĩnh và ctv., 2008).

2.4.4 Ảnh hưởng của sự thông gió và làm thoáng khí

Sự thông khí là một giải pháp rất quan trọng nhằm ổn định các thông số cơ bản trong kỹ thuật bảo quản rau quả tươi.

Sự chuyển động đảo trộn của không khí là cần thiết, nhằm đảm bảo đồng đều về nhiệt độ và độ ẩm tại mọi điểm trong kho, đồng thời ức chế sự phát triển của nấm bệnh.

Thông gió để thay đổi không khí trong kho được thực hiện khi độ ẩm, hàm lượng CO2 hoặc chất khí và các chất bay hơi khác như ethylen,… tăng quá mức quy định.

Bộ Môn Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 25 2.4.5 Ảnh hưởng của ánh sáng

Cường độ ánh sáng có ảnh hưởng đến tuổi thọ và chất lượng của rau quả bảo quản.

Ánh sáng kích thích sự mở các khí khổng trên bề mặt rau quả, làm tăng cường quá trình trao đổi hơi nước và các chất khí, kích thích quá trình hô hấp (Nguyễn Thị Bích Thủy và ctv., 2007). Ngoài ra, ánh sáng có tác dụng nhạy cảm đến độ hoạt động của các hệ enzyme tác động đẩy mạnh hô hấp và các quá trình trao đổi chất.

Bộ Môn Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 26 CHƯƠNG III PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 PHƯƠNG TIỆN NGHIÊN CỨU 3.1.1 Địa điểm và thời gian nghiên cứu

- Địa điểm: thí nghiệm được tiến hành tại phòng thí nghiệm Bộ Môn Công Nghệ Thực Phẩm, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.

- Thời gian: từ ngày 9/8/2010 đến ngày 30/11/2010.

3.1.2 Nguyên liệu và hóa chất - Nguyên liệu:

 Chôm chôm: được thu mua tại vườn ở huyện Trà Ôn tỉnh Vĩnh Long.

 Các loại bao bì: PSE, PVC, PP, thùng carton được cung cấp bởi cửa hàng Nhơn Hòa, TP. Cần Thơ.

- Hóa chất

 2,6 dichlophenol indophenol

 Các hóa chất khác dùng trong phân tích 3.1.3 Thiết bị và dụng cụ thí nghiệm

 Kho lạnh

 Cân

 Máy đo pH

 Chiết quang kế

 Các dụng cụ phân tích khác 3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.2.1 Mục đích thí nghiệm

Xác định loại bao bì và khoảng nhiệt độ thích hợp nhằm kéo dài thời gian tồn trữ, giảm tổn thất các chất dinh dưỡng và duy trì chất lượng chôm chôm tươi sau thu hoạch.

3.2.2 Chuẩn bị nguyên liệu

Chôm chôm (giống Java) được thu mua từ một vườn cố định, thời gian thu hoạch vào buổi sáng sớm và sau 3,5 đến 4 tháng tính từ khi ra hoa. Chôm chôm được vận chuyển về phòng thí nghiệm trong thùng xốp có lót giấy vụn để tránh tổn thương cơ học. Tiếp đó, lựa chọn những trái đồng đều về khối lượng và độ chín, loại bỏ những trái sâu bệnh, bị bầm dập.

3.2.3 Bố trí thí nghiệm

Thí nghiệm được bố trí hoàn toàn ngẫu nhiên với 2 nhân tố là nhiệt độ và bao bì bảo quản với 2 lần lặp lại, như được mô tả trong Hình 3.

Bộ Môn Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 27 Các nhân tố thay đổi là:

- Nhân tố A: loại bao bì

 A1: không bao gói (đối chứng)

 A2: bao bì carton (kích cỡ 40 x 25,5 x 20,8cm, độ dày 9mm)

 A3: bao bì PP đục lỗ 2% (kích cỡ 17 x 11 x 5cm, độ dày 0,154mm)

 A4: khay PSE (kích cỡ 19,6 x 11 x 2,6cm, độ dày 4mm) bao màng PVC (độ dày 7,5.10-3mm)

- Nhân tố B: nhiệt độ bảo quản (oC)

 B1: 5 – 7oC

 B2: 10 – 12oC

 B3: 15 – 17oC

 B4: nhiệt độ phòng (≈ 30oC) - Tổng số nghiệm thức: 4 x 4 = 16

- Tổng số đơn vị thí nghiệm: 16 x 2 = 32 - Sơ đồ bố trí thí nghiệm:

Chôm chôm

Lựa chọn, xử lý

Bao gói

A1 A2 A3 A4

Bảo quản

B1 B2 B3 B4

Phân tích, theo dõi theo thời gian bảo quản

Hình 3: Sơ đồ bố trí thí nghiệm

Bộ Môn Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 28 3.2.4 Tiến hành thí nghiệm

Chôm chôm sau khi lựa chọn được cho vào ba loại bao bì khác nhau là bao bì carton, bao bì PP, khay PSE kết hợp với phủ màng PVC và một mẫu không cho

vào bao bì để làm mẫu đối chứng. Sau đó bảo quản các mẫu ở 4 khoảng nhiệt độ khác nhau là 5 - 7oC, 10 - 12oC, 15 - 17oC và ở nhiệt độ phòng,

như được mô tả trong sơ đồ bố trí thí nghiệm (Hình 3).

- Tiến hành theo dõi sự biến đổi chất lượng chôm chôm theo thời gian bảo quản với tần suất lấy mẫu phân tích là 0, 2, 4, 6, 8, 10, 12 ngày bảo quản.

3.2.5 Chỉ tiêu theo dõi

 Sự thay đổi khối lượng theo thời gian bảo quản

 Hàm lượng chất khô hòa tan (oBrix)

 pH

 Hàm lượng vitamin C

 Ghi nhận sự biến đổi cảm quan theo thời gian bảo quản 3.2.6 Xử lý kết quả

Các kết quả thí nghiệm thu thập được tính toán thống kê bằng phương pháp phân tích multifactor ANOVA từ chương trình Statgraphic 3.1. Kiểm tra sự khác biệt của các nghiệm thức bằng kiểm định LSD ở mức ý nghĩa 5%.

Bộ Môn Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 29 CHƯƠNG IV KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1 SỰ HAO HỤT KHỐI LƯỢNG

Khi tồn trữ chôm chôm ở các điều kiện khác nhau đều xảy ra sự giảm khối lượng.

Tuy nhiên, mức độ giảm khối lượng trong các điều kiện bảo quản khác nhau thì không giống nhau. Sự giảm khối lượng tự nhiên xảy ra là sự giảm khối lượng của quả do bay hơi nước (chiếm 75- 85%) và do sự tổn hao các chất hữu cơ trong quá trình hô hấp (chiếm 15 – 25%) (Nguyễn Minh Thủy, 2010).

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45

ĐC CARTON PP PSE+PVC ĐC CARTON PP PSE+PVC ĐC CARTON PP PSE+PVC ĐC CARTON PP PSE+PVC

4 ngày 8 ngày 10 ngày 12 ngày

Thời gian bảo quản (ngày)

T l h a o h t k h i n g ( % )

30oC 15oC 10oC 5oC

Hình 4: Đồ thị biểu diễn tỷ lệ hao hụt khối lượng theo loại bao bì, nhiệt độ và thời gian bảo quản

Kết quả thí nghiệm từ Hình 4 và Hình 5 thấy khi bảo quản chôm chôm ở các điều kiện nhiệt độ khác nhau đều có sự giảm khối lượng tự nhiên. Chôm chôm giảm khối lượng nhanh chóng trong sáu ngày bảo quản đầu, ở hai ngày tiếp theo quả giảm khối lượng rất ít, sau đó giảm nhanh trong các ngày bảo quản cuối.

Giai đoạn đầu của quá trình bảo quản chôm chôm giảm khối lượng nhanh chóng là do sự thay đổi điều kiện môi trường đột ngột từ môi trường khí quyển bình thường có hàm lượng oxy cao và nhiệt độ cao sang môi trường có hàm lượng oxy thấp (trong bao bì) và nhiệt độ giảm đột ngột, gây ra những rối loạn sinh lý làm tăng cường độ hô hấp dẫn đến tổn thất nhiều chất dinh dưỡng. Đồng thời, sự giảm nhiệt độ đột ngột làm cho cường độ bốc hơi nước tăng nhanh trong giai đoạn này.

Giai đoạn tiếp theo, quả giảm khối lượng ít hơn đó là do quả đã quen với môi trường mới nên các hoạt động sinh lý, sinh hóa ổn định hơn. Ngoài ra, trong giai đoạn này hàm lượng oxy giảm và hàm lượng carbonic trong bao gói tăng lên nên

Bộ Môn Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 30 cường độ hô hấp giảm xuống, sự tiêu hao các chất khô ít hơn. Do đó, khối lượng của quả giảm ít.

Ở giai đoạn cuối của quá trình bảo quản, tỷ lệ hao hụt khối lượng lại tăng mạnh vì quả chuyển sang giai đoạn lão hóa, cường độ hô hấp tăng làm tiêu hao nhiều chất nền. Đồng thời, hệ keo bị lão hóa làm giảm tính háo nước nên lượng nước thoát ra ngoài quả nhiều (Nguyễn Minh Thủy, 2010).

Bảng 3: Kết quả thống kê trung bình nghiệm thức tỷ lệ hao hụt khối lượng (%) theo nhiệt độ ở các thời gian bảo quản khác nhau

Nhiệt độ (oC) Ngày bảo quản

0 2 4 6 8 10 12

5 0,00a 5,36a 10,17a 13,99a 15,05a 18,29a 19,75a

10 0,00a 6,21ab 8,89a 12,67a 15,40a 19,56a 22,48b

15 0,00a 6,12ab 8,65a 15,59a 16,46a 20,94a -

30 0,00a 8,15b 17,40b - - - -

Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.

(-): Ký hiệu mẫu bị hư hỏng sau thời gian bảo quản.

0 5 10 15 20 25 30 35 40

0 2 4 6 8 10 12

Thời gian bảo quản (ngày)

T l h a o h t k h i n g ( % )

5oC 10oC 15oC 30oC

Hình 5: Đồ thị biểu diễn tỷ lệ hao hụt khối lượng ở các nhiệt độ theo thời gian bảo quản

Kết quả ở Bảng 3 và Hình 5 cho thấy ở các nhiệt độ bảo quản khác nhau thì sự giảm khối lượng của các mẫu cũng khác nhau. Tỷ lệ hao hụt khối lượng của mẫu bảo quản ở nhiệt độ thường cao hơn so với mẫu bảo quản ở nhiệt độ lạnh và sự khác biệt này là có ý nghĩa thống kê. Vì trong điều kiện nhiệt độ cao, quả hô hấp rất mạnh và sự bay hơi nước cũng diễn ra mạnh mẽ. Do đó quả giảm khối lượng nhanh chóng, đồng thời quả bị lão hóa và hư hỏng nhanh (sau 4 ngày bảo quản).

Thêm vào đó, khi nhiệt độ bảo quản càng thấp thì sự giảm khối lượng càng ít (Hình 5). Sự giảm khối lượng ở nhiệt độ 15oC lớn hơn bảo quản ở nhiệt độ 10oC

Bộ Môn Công Nghệ Thực Phẩm – Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng 31 và 5oC. Đó là do ở nhiệt độ thấp quá trình hô hấp diễn ra chậm hơn. Tuy nhiên, sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê.

Bảng 4: Kết quả thống kê trung bình nghiệm thức tỷ lệ hao hụt khối lượng (%) theo loại bao bì ở các thời gian bảo quản khác nhau

Loại bao bì Ngày bảo quản

0 2 4 6 8 10 12

Đối chứng (ĐC) 0,00a 12,15c 20,75c 26,67c 27,92c 33,83c 36,56c PP đục lỗ 2% 0,00a 5,52b 9,80b 12,61b 15,35b 20,52b 22,52b

PSE + PVC 0,00a 1,71a 3,28a 2,97a 3,65a 4,44a 4,26a

Các chữ cái khác nhau trong cùng một cột biểu thị sự khác biệt ở mức ý nghĩa 5%.

0 5 10 15 20 25 30 35 40

0 2 4 6 8 10 12

Thời gian bảo quản (ngày)

Tỷ lệ hao hụt khối lượng (%)

PP PSE+PVC ĐC Carton

Hình 6: Đồ thị biểu diễn tỷ lệ hao hụt khối lượng ở các loại bao bì theo thời gian bảo quản

Khảo sát khả năng hạn chế sự tổn thất khối lượng của các loại bao bì khác nhau, kết quả cho thấy sự hao hụt khối lượng của các mẫu bảo quản trong các loại bao bì là khác nhau. Mẫu bảo quản trong khay PSE kết hợp với phủ màng PVC có tỷ lệ hao hụt khối lượng nhỏ nhất, kế đến là mẫu bảo quản trong bao bì PP, bao bì carton, mẫu đối chứng và có sự khác biệt thống kê (Bảng 4). Tỷ lệ hao hụt khối lượng giữa mẫu bảo quản trong bao bì carton và trong bao bì PP không có khác biệt ý nghĩa. Chôm chôm giảm khối lượng rất nhanh khi bảo quản trong điều kiện không có bao gói do hàm lượng oxy của môi trường cao nên quả hô hấp mạnh làm tiêu hao nhiều chất nền, đồng thời độ ẩm của môi trường xung quanh nhỏ hơn các mẫu bảo quản trong bao gói nên tốc độ thoát hơi nước cũng diễn ra mạnh hơn. Sự giảm khối lượng quả trong bao bì PP cao hơn so với trong khay PSE kết hợp với phủ màng PVC. Đó là do độ thấm khí và hơi nước của bao bì PP (độ thấm hơi nước: 35g/m2.24h, độ thấm oxy ở 21oC: 2900ml/m2.24h) lớn hơn nhiều so với màng PVC (độ thấm hơi nước: 3g/m2.24h, độ thấm oxy ở 21oC: 5ml/m2.24h)

Một phần của tài liệu Khảo sát ảnh hưởng của bao bì và nhiệt độ bảo quản đến sự thay đổi chất lượng của chôm chôm (Trang 22 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)