CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.3 Các chỉ tiêu đánh giá tình hình xuất khẩu
2.1.3.1 Khái niệm doanh thu và phân tích doanh thu + Doanh thu là gì?
Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp thu được ở từng thời điểm nhất định của kỳ kinh doanh hay ở cuối kỳ kinh doanh do hoạt động kinh doanh đem lại, tùy vào tính chất của từng loại doanh nghiệp mà sản phẩm hàng hóa có thể do sản xuất kinh doanh tạo ra hoặc mua của doanh nghiệp khác. Kết quả tiêu thụ sản phẩm thể hiện kết quả kinh doanh của doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu doanh thu.
Doanh thu của doanh nghiệp được tạo ra từ các bộ phận:
Doanh thu hoạt động kinh doanh
Doanh thu từ hoạt động tài chính
Doanh thu khác + Phân tích doanh thu
Để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, các nhà quản lý luôn quan tâm đến việc tăng doanh thu, do vậy phân tích tình hình biến động doanh thu sẽ giúp họ có cái nhìn toàn diện về tình hình doanh thu của doanh nghiệp.
Khi phân tích doanh thu có thể xem xét ở nhiều góc độ khác nhau: doanh thu theo từng nhóm mặt hàng, mặt hàng chủ yếu, doanh thu theo các đơn vị, bộ phận trực thuộc, doanh thu theo thị trường…
2.1.3.2 Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận
Lợi nhuận và tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện kết quả kinh doanh.
Vì vậy, khi nói về hiệu quả kinh tế nói chung và hiệu quả tài chính nói riêng của một hoạt động xuất nhập khẩu chúng ta không thể không xem xét đến lợi nhuận, lợi nhuận được thể hiện dưới hai dạng: số tuyệt đối và số tương đối.
+ Ở dạng số tuyệt đối, lợi nhuận là hiệu số giữa khoảng doanh thu và chi phí bỏ ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh. Về nguyên tắc lợi nhuận tính theo công thức:
P = D – CP
Trong đó:
P: Tổng lợi nhuận thu được
D: Doanh thu tiêu thụ sản phẩm (hoặc thực hiện dịch vụ)
CP: Chi phí phải bỏ ra trong quá trình sản xuất, kinh doanh (giá thành của sản phẩm, thuế các loại…).
Hiệu quả ở đây được biểu hiện thông qua việc so sánh kết quả (doanh thu) và các chi phí bỏ ra trong quá trình kinh doanh gắn với doanh thu đó. Tuy nhiên, khi sử dụng lượng lợi nhuận tuyệt đối này để phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của một thương vụ, hoặc của một doanh nghiệp, cần lưu ý khối lượng lợi nhuận tuyệt đối thu được không phụ thuộc vào nổ lực chủ quan của mỗi doanh nghiệp mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khách quan khác, giá cả của các đầu vào, của chính sách thuế…
+ Ở dạng tương đối, được thể hiện bằng tỷ suất lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận có thể tính theo: giá vốn hàng bán, doanh thu, tài sản…
2.1.4 Xuât khẩu thủy sản là thế mạnh của Việt Nam
2.1.4.1 Tình hình xuât khẩu thủy sản trong những năm vừa qua
Năm 2009, ngành thủy sản xuất khẩu 1,216 triệu tấn sản phẩm, đạt giá trị 4,252 tỷ USD, giảm nhẹ 1,60% về khối lượng và 5,70% về giá trị so với năm 2008. Đây là lần đầu tiên xuất khẩu thủy sản tăng trưởng âm kể từ những năm 1980.
Suy thoái kinh tế ảnh hưởng mạnh đến sức mua ở các thị trường lớn như EU, Mỹ, Nhật Bản và Đông Âu khiến các doanh nghiệp phải nỗ lực nhiều hơn để tìm đầu ra ở những khu vực mới. Do vậy số thị trường xuất khẩu tăng hơn so với năm 2008, lên đến 163 nước và vùng lãnh thổ. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam sang ba khối thị trường chính đều giảm, trong đó Nhật Bản giảm mạnh nhất về giá trị, nhưng thị phần của các thị trường nhập khẩu chính không biến động lớn.
EU tiếp tục là thị trường nhập khẩu lớn nhất với giá trị 1,096 tỷ USD, giảm 4,20% so với năm 2008, chiếm 25,80% tổng thị phần. Kết quả trên khả quan hơn rất nhiều so với những dự đoán trước đó, bởi năm 2009 đã có nhiều hiện tượng tiêu cực ở EU ảnh hưởng đến nhập khẩu thủy sản từ Việt Nam. Đó là thông tin bôi nhọa mặt hàng cá tra trên thị trường Tây Ban Nha mà nguyên nhân sâu xa là do cá tra Việt Nam đang dần chiếm lĩnh vị trí áp đảo về khối lượng, giá bán cạnh tranh
Trung Quốc 4,70%
ASEAN 4,80%
Ôxtrâylia 3,10%
Các nước khác 19,70%
Hàn Quốc
7,20% Nhật Bản
17,80%
Mỹ 16,80%
EU 25,80%
so với một số loài cá tiêu thụ truyền thống ở đây như cá vược sông Nile, cá tuyết…. Dư luận tương tự cũng diễn ra ở Italia, Đức, Pháp và Đông Âu, chủ yếu xoáy sâu vào một số thiếu sót về chất lượng như tỷ lệ mạ băng cao, hàm lượng đạm thấp và môi trường nuôi kém... Trong tình hình đó, Nga vẫn hạn chế số lượng doanh nghiệp Việt Nam được xuất khẩu cá tra sang nước này, khiến xuất khẩu cá sụt giảm nghiêm trọng và nhiều doanh nghiệp điêu đứng. Như vậy, ngoài lý do suy giảm sức mua và cạnh tranh mặt hàng, giá cả, vẫn tồn tại những rào cản khác trong khu vực thị trường này.
(Nguồn: vneconomy.com.vn)
Hình 1: THỊ TRƯỜNG CHÍNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM THỦY SẢN CỦAVIỆT NAM NĂM 2009
Nhật Bản là thị trường lớn thứ 2, chiếm 17,80% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam năm 2009, với giá trị 757,9 triệu USD, giảm 8,50% so với năm 2008. Mặc dù không nảy sinh vấn đề mới, nhưng việc tăng cường kiểm tra chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP) đối với thủy sản nhập khẩu từ mấy năm gần đây vẫn tiếp tục là mối lo ngại của các doanh nghiệp. Những sản phẩm như mực, bạch tuộc, cá biển là những đối tượng có nhiều rủi ro bị nhiễm dư lượng nhất.
Nhập khẩu của Nhật Bản đối với hầu hết các sản phẩm thủy sản chính của Việt Nam như tôm, mực và bạch tuộc, cá biển và cá ngừ đều giảm. Trong đó mực
và bạch tuộc, cá biển vốn là những mặt hàng truyền thống được thị trường Nhật Bản ưa chuộng và nhập khẩu với khối lượng lớn nay giảm nhiều nhất. Riêng xuất khẩu hàng khô năm 2009 tăng rất mạnh về cả khối lượng và giá trị (87,10% và 51,50%) so với năm 2008.
Bên cạnh hai thị trường trên thì Mỹ cũng là thị trường lớn tiêu thụ thủy sản của Việt Nam, chiếm 16,80% giá trị xuất khẩu của Việt Nam năm 2009, với giá trị 715,3 triệu USD giảm 5% so với năm 2008. Mỹ cũng là thị trường tiêu thụ cá ngừ lớn nhất của Việt Nam và năm qua đã đạt được mức tăng trưởng rất khả quan.
Tổng giá trị nhập khẩu đạt 67,3 triệu USD, tăng 23% so với năm 2008. Đây sẽ là một thị trường tiềm năng về tiêu thụ các sản phẩm cá ngừ như cá đóng hộp và cá ngừ tươi, đông lạnh cao cấp.
Không thể không nói đến Hàn Quốc, một thị trường có truyền thống tiêu thụ thủy sản Việt Nam từ nhiều năm qua, với nhiều mặt hàng và các loại phẩm cấp khác nhau. Hàn Quốc là một trong số ít các thị trường vẫn duy trì tăng nhập khẩu thủy sản Việt Nam trong suy thoái kinh tế. Tổng nhập khẩu thủy sản của Hàn Quốc năm 2009 đạt 307,8 triệu USD, tăng nhẹ 2,30%. Các mặt hàng nhập khẩu chính là tôm, thủy sản khô và cá biển. Tuy vậy, cũng cần lưu ý, từ năm 2008, Hàn Quốc đã tăng cường kiểm soát chất lượng VSATTP thủy sản nhập khẩu.
Năm 2009 Trung Quốc nổi lên như một thị trường có sức tăng trưởng nhập khẩu thủy sản Việt Nam. Tổng nhập khẩu đạt 201,7 triệu USD, tăng 28,40% so với năm 2008. Thực tế giá trị nhập khẩu của thị trường này còn lớn hơn nhiều, nếu tính cả nhập khẩu tiểu ngạch. Dự báo xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng do nhu cầu lớn và mặt hàng đa dạng; thuận lợi về địa lý và phương thức thanh toán biên mậu đã trở nên quen thuộc với các nhà xuất khẩu Việt Nam. Tuy nhiên, tính thất thường của thị trường vẫn khiến nhiều doanh nghiệp phải cảnh giác, bên cạnh đó cũng cần phải lường trước việc áp dụng các tiêu chuẩn quản lý chất lượng không nhất quán.
2.1.4.2 Sản phẩm xuât khẩu
Năm 2009, các mặt hàng xuất khẩu chính được xếp theo thứ tự về giá trị xuất khẩu gồm tôm, cá tra, cá biển, mực và bạch tuộc, cá ngừ, thủy sản khô và các loại
thủy sản khác, trong đó chỉ có tôm và thủy sản khô tăng giá trị xuất khẩu so với năm 2008. Xuất khẩu tôm tăng ít 3% và hàng khô tăng khá hơn, với 9,90%. Các mặt hàng quan trọng khác đều giảm và giảm mạnh, nhất là mực và bạch tuộc giảm đáng kể và góp phần làm sụt giảm giá trị xuất khẩu chung của thủy sản Việt Nam là cá tra.
+ Tôm:
Mặc dù phải đương đầu với những khó khăn chung, nhưng 2009 có thể nói là năm thành công của mặt hàng tôm, xuất khẩu tăng cả về khối lượng và giá trị, xứng đáng là mặt hàng thủy sản xuất khẩu số một của Việt Nam. Tổng giá trị xuất khẩu đạt 1,675 tỷ USD, tăng 3% so với năm 2008 và chiếm 39,40% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Tổng số có 84 thị trường nhập khẩu tôm Việt Nam, lớn nhất là Nhật Bản, Mỹ, EU, Hàn Quốc và Trung Quốc, tuy vậy cả Nhật Bản và Mỹ đều giảm nhập khẩu. Trung Quốc đã thu hút rất mạnh tôm của Việt Nam, chủ yếu là tôm đông lạnh nguyên liệu và tôm sơ chế. Xuất khẩu tôm tăng 94,30% so với năm 2008 và chiếm trên 50% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản sang Trung Quốc. Xuất khẩu tôm sang EU cũng tăng 20,20%, góp phần chủ yếu trong việc đạt mức tăng trưởng nhẹ của mặt hàng này năm 2009. Bên cạnh đó, các thị trường chính là Nhật Bản và Mỹ đều có xu hướng bão hòa về tiêu thụ. Tôm không còn là mặt hàng thịnh hành như nhiều năm trước ở Nhật Bản. Xuất khẩu tôm có thể tăng trưởng tiếp ở các thị trường EU, Trung Quốc và Hàn Quốc.
+ Cá tra:
Đã có lúc người ta hy vọng với tiềm năng và sức thu hút do giá rẻ, năm 2009 cá tra sẽ trở thành mặt hàng thủy sản xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng tác động tiêu cực của thị trường và nhiều nguyên nhân nội tại khác đã không cho điều đó trở thành hiện thực. Tổng xuất khẩu cá tra chỉ đạt 1,34 tỷ USD, giảm 7,60% so với năm 2008, hiện chiếm 31,60% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản của nước ta.
Hiện nay có 133 quốc gia và vùng lãnh thổ nhập khẩu cá tra của Việt Nam, tuy vậy giá bán cá tra sang hầu hết thị trường nhập khẩu lớn đều giảm do cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu. Năm 2006, giá xuất khẩu trung bình đạt 3,05 USD/kg, năm 2009 giảm xuống chỉ còn 2,21 USD/kg.
Xuất khẩu mực, bạch tuộc, cá ngừ và cá biển khác phải trải qua một năm vất vả. Các mặt hàng này chịu tác động đồng thời của sự giảm sức mua chung trên thị trường và sự phụ thuộc vào sản lượng khai thác không ổn định trong năm. Giá trị xuất khẩu giảm mạnh đến hai con số đối với cá biển và mực, bạch tuộc. Tiêu thụ tại các thị trường lớn như Nhật Bản, Italia và Tây Ban Nha năm 2009 đều quay đầu giảm mạnh. Tổng giá trị xuất khẩu mực và bạch tuộc chỉ đạt 274,3 triệu USD, giảm 13,80%, cá biển đạt 347,5 triệu USD, giảm 16,10% và cá ngừ 180 triệu, giảm 4,10% so với năm 2008.
Ngược lại, 2009 lại là năm thành công đối với xuất khẩu thủy sản khô, tổng giá trị xuất khẩu đạt 160 triệu, tăng 9,90% so với năm 2008. Hiện nay mặt hàng này được xuất khẩu sang 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, tập trung nhất vẫn là khu vực châu Á. Hàn Quốc là nhà nhập khẩu lớn nhất, tăng đến 70,80% về giá trị so với năm 2008, Nhật Bản đứng thứ 2, tăng 51% và các nước ASEAN tăng nhẹ 2,10%. Các nhà nhập khẩu trên chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng xuất khẩu.
Nhiều thị trường khác cũng rất có tiềm năng tiêu thụ như Hồng Kông, Đài Loan và Inđônêxia.
Tóm lại, việc đa dạng hoá sản phẩm nhằm đáp ứng thị hiếu tiêu dùng đang thay đổi nhanh của cả người tiêu dùng trong và ngoài nước là rất cần thiết. Nhưng thời gian qua, tốc độ tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến sâu của Việt Nam còn chậm.
Nếu hoạt động này không được đẩy mạnh trong thời gian tới thì việc tăng kim ngạch xuất khẩu sẽ khó khăn. Vì vậy các cơ quan quản lý nghiên cứu khoa học công nghệ và các doanh nghiệp cần tăng cường đầu tư nghiên cứu thị hiếu và thói quen tiêu dùng của từng thị trường cũng như các phương thức sản xuất đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để có những chiến lược phát triển sản phẩm phù hợp. Nhập khẩu và tiêu thụ thuỷ sản ở các nước phát triển sẽ là những loài có giá trị cao và đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về an toàn. Ngược lại, tiêu thụ ở các nước đang phát triển sẽ tập trung vào các loài có giá trị thấp, đáp ứng nhu cầu về protein của tầng lớp dân nghèo và cung cấp nguyên liệu đầu vào để chế biến thức ăn nuôi trồng thuỷ sản và gia súc.
2.1.4.3 Thị trường xuất khẩu
Hàng thuỷ sản Việt Nam đã có mặt ở khoảng 163 thị trường trên thế giới, đồng thời đã hình thành thế chủ động cân đối về thị trường tiêu thụ sản phẩm, bảo đảm duy trì tăng trưởng bền vững. Cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản thay đổi rõ nét kể từ năm 2000 đến nay. Mỹ và Nhật Bản trở thành thị trường tiêu thụ thuỷ sản hàng đầu của Việt Nam, tiếp đó là thị trường EU. Các thị trường châu Á như Đài Loan, Hàn Quốc có vị trí khá ổn định.
+ Mỹ: là một trong những thị trường nhập khẩu thuỷ sản hàng đầu của Việt Nam. Các mặt hàng thuỷ sản xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ ngày một đa dạng, nhất là tôm đông lạnh, các sản phẩm tươi sống như cá ngừ, cá thu và cua. Cá tra, basa phi lê đông lạnh là mặt hàng độc đáo của Việt Nam tại thị trường Mỹ. Mặc dù các doanh nghiệp sẽ còn gặp nhiều sóng gió và biến động trên thị trường này, nhưng Hoa Kỳ vẫn là thị trường chứa đựng rất nhiều tiềm năng.
+ Nhật Bản: là thị trường đem lại hiệu quả cao cho xuất khẩu thủy sản của Việt Nam. Các sản phẩm tôm, cá và cá ngừ của Việt Nam đều có doanh số tương đối lớn trên thị trường Nhật Bản, đặc biệt là mặt hàng tôm Nobashi. Sự thiếu đồng bộ trong hệ thống bảo đảm an toàn chất lượng sản phẩm thuỷ sản của Việt Nam đang là vấn đề rất lớn trong việc duy trì chỗ đứng trên thị trường Nhật Bản.
+ EU: là thị trường có nhu cầu lớn và ổn định về hàng thuỷ sản, nhưng lại là thị trường được coi là có yêu cầu cao nhất đối với sản phẩm nhập khẩu, với các quy định khắt khe về chất lượng và an toàn vệ sinh. Xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường EU đã có sự tăng trưởng liên tục và có những biến đổi về chất kể từ năm 2004 đến nay. Việc xuất khẩu sản phẩm sang thị trường EU sẽ góp phần nâng cao uy tín của hàng thuỷ sản Việt Nam trên thị trường thế giới.
+ Trung Quốc và Hồng Kông: là những thị trường nhập khẩu thuỷ sản trung bình trên thế giới. Xuất khẩu thuỷ sản của Việt Nam vào thị trường này chủ yếu vẫn là mua bán qua biên giới, quy mô của các đơn vị nhập khẩu rất nhỏ nên chỉ phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Đây là thị trường lớn, có tiềm năng song cạnh tranh ngày càng phức tạp, giá sản phẩm có xu hướng giảm và khả năng tăng hiệu quả là khó khăn. Trong tương lai, Trung Quốc sẽ là thị trường tiêu thụ thuỷ sản hàng