Các nhân tố sinh thái.

Một phần của tài liệu ÔN TẬP 12NC TRỌN BỘ (Trang 42)

 Những yếu tố môi trường khi tác động và chi phối đến đời sống sinh vật thì được gọi là những nhân tố sinh thái

 Các nhân tố sinh thái cũng được chia thành các nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh.

III.Những quy luật tác động của các nhân tố sinh thái và giới hạn sinh thái.

1. Những quy luật tác động của các nhân tố sinh thái.

 Trong thiên nhiên, các nhân tố sinh thái luôn tác động và chi phối lẫn nhau, tác động cùng một lúc lên sinh vật. Do đó, cơ thể có phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của các nhân tố.

 Các loài khác nhau có phản ứng khác nhau với tác động như nhau của một nhân tố sinh thái.

 Trong các giai đoạn phát triển hay trạng thái sinh lý khác nhau. Cơ thể phản ứng khác nhau đối với tác động của cùng một nhân tố.

 Các nhân tố sinh thái khi tác động lên cơ thể có thể thúc đẩy lẫn nhau hoặc gây ảnh hưởng trái ngược nhau.

2. Giới hạn sinh thái

 Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái. Ở đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.

 Trong giới hạn sinh thái có các điểm giới hạn trên (max) và dưới (min), khoảng cực thuận là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà sinh vật phát triển thuận lợi nhất và các khoảng chống chịu là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà sức sống của sinh vật giảm dần đến các giới hạn. Vượt qua các điểm giới hạn, sinh vật sẽ chết.

 Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều nhân tố thì có vùng phân bố rộng, các loài có giới hạn hẹp đối với nhiều nhân tố thì chúng có vùng phân bố hẹp.

Một phần của tài liệu ÔN TẬP 12NC TRỌN BỘ (Trang 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(56 trang)