CHỮ HÁN TRONG MỘNG DƯƠNG TẬP CỦA HÀ TÔNG QUYỀN
1. Âm đọc Hán Việt trong Mộng Dương tập
Đối với âm đọc Hán Việt nếu xét theo các tác phẩm thuộc về văn xuôi mà cách đọc vẫn không đổi tức là đọc theo Hán âm thì vẫn không ảnh hưởng gì đến tác phẩm. Nhưng đối với biền văn và vận văn thì khác, bởi ở thể loại này tuân theo một quy luật về niêm vần bằng trắc rất nghiêm ngặt nên đọc theo cách đọc Hán Việt mới xét được.
Trong thơ đường, việc tuân thủ vào luật niêm luật là rất chặt chẽ và thông suốt. Về cách gieo vần trong thơ:
Vần trong thơ là những tiếng đọc giống nhau hay những tiếng đọc gần giống nhau như cùng một vần, hay là vần gần giống nhau như duyên-tuyền, tà-hoa, liễu-chiều,.... Các vần giống nhau trong thơ Đường luật mang thanh bằng, và được đặt ở cuối mỗi câu thơ.
Có thể gieo vần vào các tiếng cuối của các câu 1-2-4-6-8, hay có thể là 2-4-6-8, và các vần phải vần với nhau rõ ràng,các tiếng cuối câu 3-5-7 còn lại phải mang thanh trắc, các thi nhân thời xưa thường hay gieo vần vào các tiếng cuối các câu 1-2-4-6-8.
Thơ được mệnh danh là tiếng lòng của thi nhân. Trong thơ phải có nhạc mới dễ truyền cảm, mà vần là yếu tố quan trọng để tạo nhạc. Các vần được gieo một cách cận thận hài hòa, thuận tai người đọc, hợp với cấu tứ bài thơ không những vậy mà còn hài hòa về mặt thanh điệu dù đọc theo âm đọc Hán Việt vì những lí nguyên nhân sau:
Vì qua cách đọc Hán Việt, chúng ta vẫn giữ được đúng luật chuyển đổi bằng trắc trong từng câu thơ, khi so tiếng thư tư với tiếng thứ hai, thứ sáu cũng như khi so với tiếng thứ năm và thứ bảy.
Bằng cách đọc Hán Việt chúng ta vẫn giữ được thế đối lập về thanh giữa câu ba và câu tư, giữa câu năm và câu sáu, tức là trong bốn câu thực và luận.
Và cũng vì cách đọc Hán Việt không làm chúng ta rơi vào lỗi thất niêm khi chuyển từ câu này từ câu khác trong toàn bài thơ.
Tuy nhiên, cũng giống như chữ Hán khi du nhập vào nước ta, thơ chữ Hán cũng có những biến đổi âm theo âm đọc của người Việt nên trong cách gieo vần có những vần gieo không giống nhau tuyệt đối nhưng vẫn được xem là thông nhau, là đúng luật. Xét trong toàn bộ tập thơ ta nhận thấy có những bài có cách gieo vần giống nhau vì vậy ta sẽ xét theo hệ thống bài thơ có những vần gieo giống nhau, còn lại các bài thơ khác có những vần không giống nhau ta sẽ xét sau.
Trước hết xét trong tập thơ ta thấy có vần ân/uân được gieo vần ở bốn bài thơ sau:
Để kinh
Tân – quân – trần – chân – nhân Trừ tịch
Dạ – tần tân – thân – xuân Lưu biệt nhất nhị tri kỷ
Thân – nhân – nhân – xuân – trần Xuân nhật bệnh khởi
Tuần – xuân – trần – tân – tân
Cách gieo vần “ân/uân” cho ta cảm nhận vừa hài hòa vừa thuận tai người nghe, bộ vần này thông nhau bởi nó thuộc cùng một khuôn vần, nguồn gốc chủ yếu của bộ vần này theo “Nguyễn Tài Cẩn Nguồn gốc và quá trình hình thành âm đọc Hán Việt” viết: nó thuộc 4 vận bộ chân, chuân, ăn, văn. Bộ vận này cho chúng ta 170 trường hợp, chuân trên 60 trường hợp, văn cũng gần 70 trường hợp, còn ân thì chỉ trên 20 trường hợp.
Ví dụ: chân Ân/Uân
Tân 新 (khai tam, bình) Trận 陣 (khai tam, khứ) Khuẩn 菌 (hợp tam, thượng) Nhất 一 (khai tam, nhập) Nhẫn 忍 (khai tam, thượng) Chuân > ân/uân
Xuân 春 (hợp tam, bình) Thuấn 舜 (hợp tam, khứ) Xuất 出 (hợp tam nhập) Quân 均 (hợp tam bình)
Riêng ở bài thơ “Trừ tịch” có thêm vần “a” có thể xem là cách gieo vận với lối dùng lạc vận trong thơ nhưng vẫn được chấp nhận do tính phối âm với vần uân/ân cao.
Còn ở trường hợp vần a/oa cũng vậy hợp vận này có trong các bài thơ sau:
Thu vũ: chỉ - đa – nga – hà – hòa
Kí cảnh nhị luật (I): viễn – tà – xa – gia – hoa Phiên phụ: thoa – xa – hà
Xét thấy trong ba bài thơ Thu vũ, Kí cảnh nhị luật (I), Phiên phụ có vần a/oa là giống nhau bởi nó theo một khuôn vần a(oa). Nguồn gốc chủ yếu của vần a(oa) là hai vận bộ ca, qua ở trong nhiếp quả và vận bộ ma trong nhiếp giả. Ca cho ta trên 50 trường hợp a, qua cho khoảng 15 trường hợp a và trên 50 trường hợp oa.
Ví dụ:
Ca > a
Tha 他 (khai nhất, bình) Đa 多 (khai nhất, bình) Hà 河 (khai nhất, bình) Tá 佐 (khai nhất, khứ) Ma > a
Gia 家 (khai nhị, bình) Trà 茶 (khai nhị, bình) Xa 車 (khai tam, bình) Xã 社 (khai nhị, thượng)
Vần “i”“iên” trong bài thơ Thu vũ và Ký cảnh nhị luật (I) thì vần “iê” Hán Việt vần IÊN bắt nguồn từ một tổ hợp có âm -i- lướt đứng trước a như: iam, ian, iaw. Âm -i- lướt này phía Việt Mường không có nên về sau ia chuyển thành nguyên âm đôi iê.
Với tất cả 18 bài thơ trong tập thơ Mộng Dương tập cách gieo vần niêm luật, vần bằng trắc đều được tác giả sử dụng một cách chặt chẽ và có hệ thống. Xét về vần trong các bài thơ được cụ thể như sau:
Về mặt vần các vần được gieo ở đây ta thấy có sự thuận tai khi phát âm:
Quá Ninh Công cố lũy
Ngoan – gian – san – hoàn – nan
Tuy cách gieo vần không được chuẩn xác tuyệt đối nhưng vẫn giữ được tính hài hòa về mặt phối vần (an/oan) và thanh điệu.Vần an/(oan) thuộc cùng một khuôn vần xuất phát từ bốn bộ vận chính sau đây:
a. Thuộc nhất đẳng:
Vận bộ Hàn (trên 100 trường hợp) Vận bộ hoàn (trên 120 trường hợp)
b. Thuộc nhị đẳng:
Vận bộ san (trên 50 trường hợp) Vận bộ sơn (gần 40 trường hợp) Ví dụ:
Hàn > an
San 刊 (khai nhất, bình) Nan 難 (khai nhất, bình) Nạn 難 (khai nhất, khứ) Sơn > an
Nhàn 閒 (khai nhị, bình) Bát 八 (khai nhị, nhập) Nhãn 眼 (khai nhị, thượng) Hữu cảm
Lô – sơ – thư – dư – như vần ô/ơ/ư
Vần ư bắt nguồn chủ yếu từ vận bộ ngư. Ngoài ra, các vận bộ trong nhiếp chỉ cũng là một nguồn phụ, cung cấp cho khoảng 1/3 trong tổng số những chữ cho chúng ta đọc với vần này.
Vần ơ bao gồm cả thảy trên 20 trường hợp. Có thể cho đây là một vần phụ của ư: ơ cũng bắt nguồn từ vận bộ ngư và các vận bộ trong nhiếp chỉ. Ngư cung cấp cho ta khoảng trên 10 chữ ; ba vận bộ chi, vi, trong nhiếp chỉ cung cấp cho ta một số lượng tương tự.
Theo (Tiếng Việt lịch sử của Nguyễn Ngọc San) thì nguyên âm ‘‘ơ,ư’’ trong lịch sử các nguyên âm này thường liên quan đến nhau nên ta phải xét chúng đồng thời với nhau.
Ngẫu ngâm và Xuất môn
Trầm – kim – sâm – tâm – thâm vần âm/im
Ở hai bài “Ngẫu ngâm và Xuất môn” đều có hai vần khác nhau trong bài và cả hai bài đều có vần “âm/im”. Xét thấy hai vần này khác nhau nhưng trong bài nó vẫn thông được với nhau là do: Vần “âm” chủ yếu là do vận bộ xâm mà ra, theo thông kê được trên 100 trường hợp.
Ví dụ:
Tâm 心 (khai tam, bình) Thâm 深 (khai tam, bình) Lâm 林 (khai tam, bình)
Vận bộ xâm từ thời thiết vận cho đến cuối Đường đều có âm trị là “im”. Chính cách đọc im này đã sản sinh ra một lối vay mượn dân gian như: tim (= tâm), tìm (= tầm), chìm (= trầm), thím (= thẩm),…Cách đọc Hán Việt kim của các chữ 今,金 cũng là một cách đọc chắc còn sót lại từ thời kỳ này.
Nhưng nhìn chung ở cách đọc Hán Việt hiện nay, im nhất luật chuyển thành âm.
Quá trình im > âm này xảy ra song song với quá trình in > ân ở các vận bộ ân, chân, chuân,…/i/ Tiền Việt Mường cũng đưa đến âm “â”, nhưng phải là nguyên âm ngắn: in >
ân, im > âm; không rỏ I vào gốc Hán vào Việt Nam có rút ngắn lại không. Nếu xét trong trường hợp này ta có thể nói vần im/âm là hai vần có cùng khuôn vần chính vì vậy tuy không giống nhau về vần nhưng vẫn thông nhau theo (Nguồn gốc và quá trình hình thành cách đọc Hán Việt) mà Nguyễn Tài Cẩn đã đưa ra.
Ký du
Địa – thiên – thuyền – duyên – tuyền vần ia/iên/uyên
Vần iên/uyên do các vận bộ tứ đẳng trong cùng nhiếp mà ra. Vận bộ TIÊN, nguyên thuộc tam đẳng cho ta trên 300 trường hợp (TIÊN: trên 220, nguyên trên 80), vận bộ tiên thuộc tứ đẳng lại cho thêm trên 140 trường hợp, và “iê” Hán Việt trong các vần IÊM, IÊN, IÊU bắt nguồn từ một tổ hợp có âm -i- lướt đứng trước a như: iam, ian, iaw. Âm -i- lướt này phía Việt Mường không có nên về sau ia chuyển thành nguyên âm đôi iê.(theo
Tiếng Việt lịch sử của Nguyễn Ngọc San) chính điều này đồng nghĩa với việc vần “ia” có mối liên hệ trong cách gieo vần với “iên/uyên”. Như vậy cách gieo vần trong bài thơ này được chấp nhận và được xem là đúng luật.
Ký cảnh nhị luật (II)
Tình – sinh – danh – thanh –tình vần inh/anh
Cả hai vần anh/inh đều bắt nguồn chủ yếu từ 4 vận bộ trong nhiếp ngạnh. Nhưng giữa chúng có sự phân phối như sau:
Vần anh thì gắn liền với nhị đẳng, nó xuất phát chủ yếu từ vận bộ Canh và nhị đẳng của vận bộ Canh.
Vần inh thì gắn liền với tam, tứ đẳng, nó xuất phát từ vận bộ thanh (tứ đẳng), vận bộ Thanh (tam đẳng) và tam đẳng của vận bộ canh.
Trong khoảng 270 trường hợp có inh (uynh): hơn 120 xuất phát từ thanh, hơn 100 xuất phát từ Thanh và khoảng trên 30 xuất phát từ tam đẳng của canh.
Vần “anh/ach, inh/ich” là trường hợp duy nhất toàn nhiếp thay đổi hẳn âm cuối, khi chuyển từ Đường âm sang cách đọc Hán Việt. Và đây cũng là trường hợp duy nhất trong nhiếp có những vận bộ thuộc khai khẩu nhị đẳng mà sang Hán Việt không chuyển K thành GI.
Vần “anh/ach, inh/ich” vốn bắt nguồn từ nhiếp nghạnh là một nhiếp có âm cuối - n/-k ở tiếng Hán.
Như vậy, cả hai vần “inh/anh” đều bắt nguồn từ nhiếp nghạnh, có chung một khuôn vần và thông nhau trong cách gieo vần.
Tạp hứng
Quốc – gia – sà – tà – nha vần uôc/a
Vần “uôc” có nguyên âm đôi “uô” là nguyên âm không phổ biến trong cách đọc Hán Việt, vần “uôc” trong từ quốc là một trong số từ ngoại lệ diễn biến không theo quy luật chung ví dụ như các từ: huống, uông, uổng, thuộc, muội.
Ngược lên quá khứ xa hơn nữa thì lịch sử tiếng Hán cho thấy về phía Tiền Hán Việt thời thượng cổ “uô” vốn có hai nguồn gốc là “ô” và “a”. Sau thời Đông Hán ô và a đồng qui thành wô trên đường tiến tời u. Sở dĩ tiếng Việt có cặp Tiền Hán Việt uô-Hán Việt u là vì vay mượn ở hai giai đoạn khác nhau này, ví dụ: bùa-phù, chúa-chủ, múa-vũ,
…Cũng có trường hợp không có –w- mà ô Hán vẫn đưa đến uô Tiền Hán Việt, ví dụ:
chuộng (Hán Việt trọng), đuốc (Hán Việt chúc),…Có lẽ ở Hán không có sự đối lập giữa ô và o nên ô có thể biến o, nhất là khi có sự tác động của sự diễn biến song song; trong một
số từ, từ a đến ô theo quá trình a > o > ô, dấu vết của quá trình này có thể thấy ở: ná > nỏ
> nỗ, khó > khổ, đò > độ,…dĩ nhiên phải chú ý là “a” thượng cổ là “a” tròn môi.
Với cứ liệu đã dẫn như trên cho ta thấy giữa hai vần “uôc/a” trong bài có mối liên hệ trong quá trình diễn biến chuyển hóa, nói như thế có nghĩa là việc gieo vần như vậy là hợp lệ và được chấp nhận.
Bệnh trung ngẫu đắc
Kỳ - si – thì – ti – trì vần y/i Khốc Đặng Thuận Xuyên
Địa – thì – bi – bi – thùy vần ia/i/uy
Vần i(uy) bắt nguồn chủ yếu từ 4 vận bộ CHI, chi. “chi”, vi trong nhiếp chỉ:
CHI cho ta trên 110 I và 30UY
Chi cho ta trên 90 I và khoảng 50 UY
“chi” cho ta trên 100 I và một vài trường hợp UY
Vi cho ta khoảng trên 50 trường hợp I và gần 20 trường hợp UY Chỉ có khoảng 10 lệ ngoại xuất thân từ 4 vận bọ Tề, Tế, Chưng, Khôi.
Ví dụ:
Chi > I
Bi 悲 (khai tam, bình) Nhị 二 (khai tam, khứ) Thi 尸 (khai tam, bình)
Vào khoảng trước sau thiết vận, bốn vận bộ CHI, chi, ô chi ằ, vi cú õm trị là i, iI, iә, iәi. Cách đọc này hiện đang lưu lại một số vết tích trong trường hợp ta cổ Hán - Việt, ví dụ: bia (= bi), lìa (= li), đìa (= trì),...Hơn nữa, nó cũng đang lưu lại một đôi vết tích cả ở trong cách đọc Hán Việt, ví dụ : 地 đọc là địa, 義 đọc là nghĩa,...
Như vậy, chính cách đọc lưu lại một số vết tích cổ Hán Việt nên cho ta các vần khác nhau như ở bài thơ Khốc Đặng Thuận Xuyên đã gieo và được xem như là cách gieo vần thông nhau.
Hiểu khởi
Liễu – hiểu – chiếu vần “iêu”
Với bài “Hiểu khởi” ta không còn bàn luận về vấn đề khác vần nữa mà thay vào đó ta suốt toàn bài thơ được gieo cùng một vần “iêu”
Vọng vũ
Thiết – lai – lôi - hồi – cai vần iêt/ai/ôi
Xét về mặt vần điệu âm tiết trong bài thơ “Vọng Vũ” ta thấy đều không trôi chảy mấy tuy nhiên cách gieo vần như vậy vẫn được chấp nhận bởi:
Nguồn gốc chính của vần ai(oai) là 5 vận bộ thái, giai, GIAI, thai, và khoái ở trong nhiếp giải. Vận bộ khoái là một vận bộ nhỏ cung cấp cho ta chưa đầy 10 chữ. Có khoảng hơn 20 ngoại lệ, bắt nguồn từ các vận bộ khác và vần ơi cũng có thể ghép chung vào ai để nghiên cứu.
Thái > Ai
Ngải 艾 (khai nhất, khứ) Thái 太 (khai nhất, khứ) Đoái 兌 (hợp nhất, khứ)
Vào khoảng thiết vận, 5 vận bộ Thái, giai, thai, khoái, còn khác nhau rất nhiều ở địa hạt nguyên âm.
Còn ở vần “ôi” có cả thảy gần 80 chữ, trong đó gần 70 chữ bắt nguồn từ vận bộ khôi, nhiếp giải. Lệ ngoại cũng tập trung ở nhiếp này. Hơn một nữa lệ ngoại là vận bộ thái mà ra (vận bộ thái cũng là nguồn gốc chính của vần ai). ở đây ta đã xác định được vần ai và ôi có chung một nguồn gốc từ vận bộ thái và liên quan với nhau.
Nhìn chung vấn đề về âm đọc Hán Việt trong Mộng Dương tập đã được chúng tôi hoàn tất, tuy có những trường hợp vần không trùng khớp hoàn toàn với nhau nhưng vẫn được xem là thông nhau như chúng tôi đã giải thích ở trên. Còn về vấn đề niêm luật vần đối chúng tôi xét thấy trong toàn bộ tập thơ ở tất cả các bài đều được niêm với nhau đúng luật và rất chặt chẽ chính vì lý do này mà chúng tôi không đi phân tích từng bài mà gộp chung lại để khẳng định và khái quát chung về niêm cho toàn tập thơ.
Từ có hai âm đọc
Trong toàn bộ tập thơ “Mộng Dương tập” vấn đề về âm đọc Hán Việt ở từ có đến hai âm đọc khác nhau trong một bài thơ mà ta bắt gặp ở hai bài thơ đó là: Tạp hứng và Bệnh trung ngẫu đắc. Cùng một từ nhưng có đến hai âm đọc khác nhau, vậy việc lựa chọn âm đọc nào cho phù hợp và cách đọc ở âm nào sẽ làm cho bài thơ thông nhau về vần
điệu là một điều cần phải lưu tâm và đáng nói? Và việc xét nghĩa của từ với âm đó trong câu thơ có đúng không cũng là một vấn đề cần giải quyết. Đi vào việc phân tích âm đọc chúng ta thấy đó là việc chọn lựa cách dùng từ cho phù hợp với cấu tứ của bài thơ cụ thể như sau:
興
吧 陵 城 巿 千 年 國 清 客 園 亭 十 萬 家 魚 鳥 相 忘 成 樂 土 江 山 信 美 悵 孤 丁 香 花 早 南 風 急
鏡 薹 高 北 斗 斜
胭 雨 獨 憐 溪 上 燕 晚 春 何 事 滯 天 涯
Tạp hứng
Ba- Lăng thành thị thiên niên quốc, Thanh khách viên đình thập vạn gia.
Ngư điểu tương vong thành lạc thổ, Giang sơn tín mỹ trướng cô sà.
Đinh hương hoa tảo nam phong cấp, Thủy kính đài cao bắc đẩu tà.
Yên vũ độc liên khê thượng yến, Vãn xuân hà sự trệ thiên nha (nhai) Ở bài thơ “Tạp Hứng” ta thấy cùng một từ nhưng có hai âm đọc nha
涯 có âm đọc
nhai
Từ có hai âm đọc đặt trong câu thơ:
Vãn xuân hà sự trệ thiên nha (nhai)
晚 春 何 事 滯 天 涯
Dịch nghĩa: “Đã cuối xuân rồi sao còn quẩn quanh nơi góc biển chân trời.”
Xét về mặt nghĩa chữ 涯 Nhai: bến bờ, cái gì vô cùng vô tận gọi là vô nhai. Nếu xét theo nghĩa chữ Hán được viết trong bài thì âm đọc “nhai” là thích hợp tuy nhiên ta cũng cần phải xét đến âm đọc “nha” đây cũng là một cách đọc khác của “nhai”.
Một chữ Hán viết ra vẫn có những cách đọc âm Hán Việt khác nhau ví dụ: ta có chữ Hán với hai cách đọc “thư và thơ” trong thơ có dạng ơ phổ biến; trong ư có dạng ư thắng thế. Do vậy, cách đọc ở “nha và nhai” có khác nhau về vần “a/ai” nhưng vẫn mang một nét nghĩa chung, đó cũng có thể là do cách đọc Hán Việt của từng vùng khác nhau nên đã nảy sinh cách đọc khác nhau trong quá trình chuyển hóa sang cách đọc Hán Việt của ta. Việc lựa chọn cách đọc “nha” như bài đã dẫn là một lựa chọn phù hợp không chỉ giúp cho cách gieo vần trong thơ lưu loát mà còn làm cho ý nghĩa tứ thơ không thay đổi và đây cũng chính là tài năng vận dụng từ ngữ của tác giả trong quá trình sáng tác thơ.
病 中 偶 得 異 鄉 風 景 夜 淒 其 鏡 裡 偏 驚 面 目 癡 羌 管 吹 殘 孤 月 曉 客 裘 敝 盡 暮 春 時 有 無 宇 宙 關 身 事 多 少 江 湖 入 夢 思 但 得 生 饑 回 草 木 晚 芳 更 好 莫 嫌 遲
Bệnh trung ngẫu đắc Dị hương phong cảnh dạ thê kỳ, Kính lý thiên kinh diện mục si.
Khương quản xuy tàn cô nguyệt hiểu,