Bà Rịa – Vũng Tàu thuộc Vùng Đông Nam Bộ (ĐNB), nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm Phía Nam (KTTĐPN), là tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng trong việc phát triển kinh tế - xã hội và an ninh quốc phòng của vùng Đông Nam Bộ, cũng như vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế - xã hội sẽ xuất hiện nhiều vấn đề gây tác động tiêu cực đến vùng cửa sông và sự phát triển bền vững của khu vực vùng ven biển. Tài nguyên thiên nhiên chưa được bảo vệ và khai thác hợp lý, suy giảm nguồn lợi, đa dạng sinh học, quá trình xói lở, hạn hán, xâm nhập mặn đã và đang xảy ra ở một số nơi trên địa bàn tỉnh.
Chính vì vậy, tỉnh cần phải có những chiến lược phát triển bền vững, nhằm đưa ra những định hướng cơ bản và đề xuất các hành động, nhằm giải quyết một cách đồng bộ các vấn đề, qua đó thúc đẩy các hoạt động phát triển KT-XH, nhanh chóng xóa đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân vùng cửa sông ven biển.
Thực hiện các chính sách, chương trình và dự án thích hợp như : Giao đất khoán rừng cho hộ gia đình, trồng rừng, nông lâm kết hợp bảo tồn và sử dụng bền vững đất ngập nước, quản lý lưu vực sông và đới ven bờ.
41
4.2. Những vấn đề đòi hỏi đối với các dự án và nghiên cứu về hệ cửa sông cho phát triển bền vững
Để phát triển bền vững vùng cửa sông, ven biển cần phải được thực hiện, tính toán đồng nhất giữa các ban ngành liên quan từ thượng nguồn sông đến hạ lưu sông. Hiện nay, việc thực hiện các dự án thường chỉ quan tâm đến các lợi ích trước trước mắt mà bỏ qua các lợi ích lâu dài cho phát triển kinh tế - xã hội.
Do vậy, để phát triển bền vững vùng cửa sông, các dự án, đề án nghiên cứu cần phải đảm bảo những vấn đề sau:
- Khi xây dựng một đề án, dự án cần tính toán tới những ảnh hưởng của môi trường trong khu vực thực hiện.
- Xây dựng và thực hiện các chương trình, dự án quản lý tổng hợp các lưu vực sông Mê K.ông
- Xây dựng các đơn giá về phí dịch vụ theo nguyên tắc "người sử dụng nước phải trả tiền" và "trả phí gây ô nhiễm".
- Khuyến khích công tác bảo vệ rừng tự nhiên và trồng cây gây rừng.
- Lồng ghép việc thực hiện các chương trình phòng chống thiên tai với các chương trình phát triển kinh tế-xã hội thích hợp với điều kiện cụ thể của các vùng.
4.3. Các nhóm giải pháp 4.3.1. Giải pháp công trình
- Xây dựng và di dời các cảng biển theo Quyết định số 3327/QĐ-BGTVT ngày 28 tháng 8 năm 2014 về Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển Đông Nam Bộ giai đoạn đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
- Xây dựng nâng cấp cảng cá cảng cá Lộc An (huyện Đất Đỏ); cảng cá Cát Lở (TP. Vũng Tàu);
- Nạo vét luồng chạy tàu trên sông Thị Vải, sông Dinh;
- Tiếp tục xây dựng nhà máy thu gom xử lý nước thải sinh hoạt tại TP.
Vũng Tàu;
4.3.2. Giải pháp phi công trình
Tập trung kiện toàn tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức sự nghiệp đối với từng ngành và các địa phương theo quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ quản lý ngành, đồng thời phù hợp đặc điểm của vùng cửa sông, ven biển.
- Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, năng lực cộng đồng về bảo vệ môi trường; bảo vệ nguồn lợi thủy, hải sản qua phương tiện thông tin đại chúng (loa, đài phát thanh, đài truyền hình,…), tổ chức các lớp tập huấn về chuyên môn nghiệp vụ, hội thảo về bảo vệ môi trường cho cán bộ công chức và các cơ
42
sở kinh doanh, sản xuất vùng cửa sông, ven biển. Ngoài ra, tổ chức in ấn và phát hành các tài liệu liên quan đến bảo vệ môi trường; bảo vệ nguồn lợi thủy, hải sản.
- Tăng cường công tác đánh giá hiện trạng môi trường đối với toàn bộ các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất, cảng biển hiện có bao gồm: đánh giá cụ thể tình trạng ô nhiễm do khí thải, chất thải công nghiệp; khí thải và bụi của phương tiện giao thông, mức độ ô nhiễm nguồn nước… để có phương án xử lý chung cho vùng cửa sông cũng như địa bàn toàn tỉnh.
43