Module Documents (tài liệu)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hệ thống mã mở DotNetNuke và ứng dụng xây dựng trên nền DotNetNuke (Trang 71 - 80)

2. Giới thiệu Dotnetnuke Portal (Giải pháp phát triển Website cộng nghệ mới)

2.6.4Module Documents (tài liệu)

Module tài liệu hiển thị ra một danh sách các tài liệu, bao gồm cả đường liên kết để người truy cập website duyệt hoặc tải chúng về.

Thêm một module tài liệu mới vào trang.

Các bước để thêm module tài liệu:

Bước 1: Nhấp vào Add New Documet (hoặc chọn Add New Document từ Module Actions Menu).

Bước 2: Đặt con trỏ chuột vào vùng Title và nhập vào đó một ngữ ngắn để làm tên tài liệu. Ngữ này sẽ được nhìn thấy bởi người truy cập website và là mô tả nội dung của tập tin.

Bước 3: Chọn Link Type cho tài liệu và hoàn thành những thông tin thích hợp. File Link Type là mặc định và chúng ta có thể chọn tập tin từ danh sách các thư mục ở trong hộp rơi xuống của File Location, có thể chỉ

định tài liệu nằm ở chỗ khác bằng cách chọn URL Link Type và chỉ rõ địa chỉ internet của tập tin.

Bước 4: Chọn từ những lựa chọn sẵn có cho đuờng liên kết.

Nếu chọn Tracking, chúng ta sẽ kiểm tra được đường liên kết đó được click vào bao nhiêu lần. Nếu chọn Logging hệ thống sẽ tự động lưu lại thông tin của người click vào đuờng liên kết đo (nếu như người truy cập có đăng nhập vào). Và nếu chọn New Window, đường link sẽ được mởi trong một cửa sổ trình duyệt mới.

Bước 5: Chỉ định Category cho tài liệu. Phạm trù này đơn giản là cung cấp chủ đề cho các tài liệu hoặc mục đích tương tự nhau.

Bước 6: Chọn “Update” để lưu lại những thay đổi.

Các bước để hiệu chỉnh tài liệu:

Hiệu chỉnh lại các thuộc tính của tài liệu hiện tại được làm như là thêm một tài liệu mới. Chỉ có khác biệt là ở chỗ làm sao chúng ta đến được những thuộc tính đó. Mỗi tài liệu là một danh sách các mục với nút Edit (cây bút chì) ở kế bên.

Bước 1: Nhấp vào nút Edit bên cạnh tài liệu để thay đổi chúng.

Bước 2: Thay đổi các lệnh thiết lập và nhấp vào Update ở giữa trang để lưu lại những thay đổi.

Chúng ta nên quan tâm tới một vài thông tin mà nó nằm ngay giữa trang Edit Document.

URL: cho biết phần URL mở rộng để đến thẳng tài liệu.

Tracking URL: đây là sự khác biệt trong chúng vì số lượng nhấp vào để tăng lên trước khi đến tài liệu (nếu chọn chức năng “track”).

Clicks: số lần tài liệu được tài về.

Last Click: Ngày và thời gian của lần tải cuối cùng của tài liệu. 2.6.5 Events (sự kiện)

Thêm module sự kiện mới vào trang.

Các bước để thêm sựkiện mới:

Bước 1: Nhấp vào Add New Event nằm ở giữa trang (hoặc chọn Add New vent từ Module Actions Menu).

Bước 2: Đặt con trỏ chuột vào vùng Title và nhập vào đó một ngữ ngắn cho đoạn văn bản sự kiện. Nó có giá trị là sẽ hiển thị lên lịch biểu (hoặc trong list view).

Bước 3: Đặt con trỏchuột vào rich text editor và nhập vào đó mô tả cho sự kiện. Đoạn mô tả này sẽđược hiển thị ở phía dưới tiêu đề.

Bước 4: Chọn Image dùng trong lịch biểu (hoặc tải lên một sự kiện mới). Nếu chúng ta muốn dùng hình ảnh, thì bảo đảm rằng nó thích ứng với kích cỡ của event… hình ảnh sẽ được hiển thị bên trong hộp ngày (trên lịch biểu) hoặc bên cạnh lối vào đó (trong list view).

3 Kiến trúc Module của Dotnetnuke 3.1 Định nghĩa

Module là gì?

Modules cung cấp cho người phát triển khả năng mở rộng thêm chức năng của DotNetNuke. DotNetNuke cung cấp nền tảng có thể lắp thêm và được mở rộng bởi phát triển modules. Modules có thể được phát triển bằng bất cứ ngôn ngữ .NET nào, thậm chí DNN được phát triển bằng VB.NET, người phát triển C# vẫn tạo module và lắp vào lõi nền của DNN. Nền tảng có thể lắp thêm này được hoàn chỉnh bởi việc tạo ra module riêng đã biên dịch, chúng thực hiện và sử dụng những giao diện cụ thể đối với DNN. Một khi module đã được biên dịch thì chỉ cần tạo giao diện người sử dụng (UI) dưới dạng tệp ascx mà cho phép người sử dụng tương tác với module đó.

Hộp chứa của Module (Module Containers)

Module containers cung cấp nhiều tính năng cho người phát triển. Ngoài việc cho phép giao tiếp với nền tảng lõi DNN, module containers còn cung cấp: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Cơ chế bảo mật: Chúng ta có thể định nghĩa quyền xem và sửa cho các module. DNN sẽ quản lý việc kiểm tra bảo mật của module. Chúng ta không cần phải viết riêng cơ chế bảo mật của mình mà dùng sự bảo mật dựa trên vai trò được cung cấp bởi nền tảng của DNN.

 Xem và cảm nhận: Module container có thể được tùy biến với nhiều

cách xem khác nhau, hơn nữa module container còn cung cấp khả năng đặt module trong trang của DNN. Nó còn cho phép người sử dụng tùy biến hiển thị của module, ví dụ như chế độ phóng to và thu nhỏ.

 Lưu giấu: Là một cơ chế tăng tốc, chúng ta có thể định nghĩa việc lưu

nhật cho mỗi yêu cầu để có được nội dung được ẩn, do đó đem lại sự cải thiện tốc độ.

Kiến trúc nền tảng của Dotnetnuke

Các module của Dotnetnuke được phát triển dựa trên mô hình 3 lớp

 Tầng giao diện (Presentation Layer): là những gì chúng ta nhìn thấy,

tác động vào trên bề mặt của trang Web, hay đó là sự giao tiếp giữa người sử dụng và trang web. Được xây dựng từ các User Controls (.ascx).

 Tầng logic nghiệp vụ (Business Logic Layer - BLL): là tầng cung cấp/sử lý dữ liệu cho giao diện người sử dụng (tầng giao diện). Đây là nơi mà chúng ta xây dựng các đoạn mã xử lý các hàm, các yêu cầu nghiệp vụ.

 Tầng truy cập dữ liệu (Data Access Layer - DAL): là tầng tương tác trực tiếp đến cơ sở dữ liệu, thực hiện một mục đích cụ thể lên dữ liệu mà tầng BLL đưa ra như xử lý các hàm, các yêu cầu liên quan đến việc trích dẫn, cập nhật và xóa nội dung trong cơ sở dữ liệu.

Những module được Dotnetnuke cung cấp cũng như của bản thân chúng ta xây dựng đều phải dựa vào kiến trúc 3 tầng này, vì đây là kiến trúc nền tảng mà Dotnetnuke đã đưa ra.

Mô hình đối tượng của Dotnetnuke

Một phần của tài liệu Tìm hiểu hệ thống mã mở DotNetNuke và ứng dụng xây dựng trên nền DotNetNuke (Trang 71 - 80)