ÐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Một phần của tài liệu Trên đây là những lý do chính để lập Quy hoạch vùng hồ Yên Mỹ và Quy hoạch chung xây dựng đô thị Yên Mỹ đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025 (Trang 151 - 167)

PHẦN II CÁC ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG

8.8. ÐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

Nghị định 29-2011: Quy định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường.

Đánh giá tác động môi trường khu vực nhằm xây dựng luận cứ khoa học hỗ trợ cho các nhà hoạch định chính sách đưa ra những chủ trương phù hợp để phát triển kinh tế xã hội trong khu vực hưởng lợi, đồng thời tối ưu hóa hiệu quả của công trình, phát huy các hiệu quả và giảm thiểu các tác động có hại đến môi trường.

Mục tiêu kinh tế xã hội, ý nghĩa chính trị của công trình.

8.8.1. Mục tiêu kinh tế xã hội:

Mục tiêu trước mắt của công trình là ưu tiên cấp nước sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp cho người dân đồng thời cân bằng nguồn nước.

Điều chỉnh Quy hoạch chung Xây dựng đô thị Yên Mỹ, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa Trang 152

8.8.2. Ý nghĩa chính trị:

Điều hoà được nguồn nước tưới, tăng năng suất cây trồng tăng cao, đẩy nhanh quá trình xoá đói giảm nghèo, thúc đẩy phát triển kinh tế trong khu vực, tăng thêm thu nhập cho người dân và phát triển thêm nhiều ngành nghề mới. Giảm tình trạng ngập lụt đối với khu vực hạ lưu. Góp phần phân bố lại dân cư và lao động. Củng cố vững chắc lòng tin của nhân dân vào Đảng và Nhà nước, góp phần ổn định an ninh, chính trị, trật tự và an toàn xã hội.

8.8.3. Lợi ích kinh tế - xã hội của công trình mang lại.

Lợi ích kinh tế của công trình là sản lƣợng nông nghiệp tăng thêm hàng năm, nhờ đảm bảo nước tưới chủ động mà diện tích gieo trồng và năng suất cây trồng đều tăng lên.

Những tác động của công trình đến môi trường và sự phát triển kinh tế - xã hội trong khu vực.

8.8.4. Tác động có lợi:

a. Đối với cộng đồng dân cư:

- Thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thuỷ sản, phát triển du lịch trên thuyền và phương thức kiếm sống.

- Bổ sung và cải thiện nguồn nước ngầm các hộ dùng nước giếng trong vùng hưởng lợi.

- Hiệu quả sản xuất nông nghiệp đƣợc nâng cao - Cắt và giảm cường độ các trận lũ chính vụ.

- Phân bố lại dân cƣ và lao động . - Xu hướng phát triển du lịch.

- Sản lƣợng nông nghiệp tăng lên và đa dạng. Tạo thêm việc làm cho nông dân, phát triển và khôi phục các ngành nghề.

- Tạo ra một môi trường sống mới tốt và ổn định hơn.

- Với môi trường ổn định, người dân sẽ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào nông nghiệp, tạo điều kiện cơ cấu lại cây trồng một cách thích hợp hơn.

8.8.5. Tác động bất lợi

a. Đối với khu vực dân cư: Khi xây dựng công trình, đã có 19 hộ dân với khoảng. Khi công trình bàn giao, sự phân bố không công bằng những thiệt hại và

Điều chỉnh Quy hoạch chung Xây dựng đô thị Yên Mỹ, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa Trang 153

lợi ích giữa các thành phần dân cƣ là điều không thể tránh khỏi.

b. Đối với hệ động vật thực vật: Mất đi môi trường sống và sinh sản, làm giảm đi sự đa dạng. Khi hồ chứa nước đầy đã làm ngập khoảng 200 ha của vùng hạ lưu.

c. Đối với các thành phần môi trường, các hệ sinh thái: Nhiễm bẩn ở nước mặt và nước ngầm, ảnh hưởng đến chất lượng nước, chất lượng không khí, giảm tính đa dạng sinh học.

d. Đối với nền kinh tế: Tốn kém cho việc đánh giá tác động và xử lý khắc phục các hậu quả về Môi trường do việc xây dựng công trình gây nên.

* Những tác động chính trong giai đoạn vận hành:

- Khu tưới và vùng hạ lưu sông sẽ bị tác động chủ yếu.

- Chế độ dòng chảy của sông thay đổi do điều tiết của hồ, đã làm xói lở một số đoạn đê ngay sau đập và hai bên bờ sông, ảnh hưởng trực tiếp đến các công trình lấy nước trên sông.

- Vào mùa mƣa dung tích của hồ bị giảm. Mặt khác, do khả năng cắt lũ, nên lượng phù sa về hạ lưu ít, giảm độ phì nhiêu, tăng thêm sâu bọ phá hoại mùa màng.

8.8.6. Hệ quả đối với môi trường xã hội và HST:

Điều quan trọng nhất cũng chính là hệ quả của các tác động có lợi nêu trên là sự biến đổi ngày càng tốt hơn về Môi trường và sinh thái, thay đổi đáng kể bộ mặt xã hội toàn vùng nhƣ:

- Thay đổi các điều kiện khí hậu, thời tiết trong vùng.

- Tạo ra một vùng sinh thái mới đa dạng và phong phú.

- Tăng sản lƣợng, sản phẩm và tăng thu nhập.

- Tạo ra của cải cho người lao động.

- Tạo thêm việc làm, phát triển đƣợc ngành nghề mới.

8.8.7. Đánh giá các tác động đến môi trường.

8.8.7.1. Hiện trạng môi trường a. Môi trường kinh tế xã hội

Điều chỉnh Quy hoạch chung Xây dựng đô thị Yên Mỹ, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa Trang 154

Huyện Nông Cống là một huyện nông nghiệp, có diện tích 28.600 ha;

dân số 184.000 dân, khoảng 100.000 lao động; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp chiếm 20%.

Tổng dân số khu vực nghiên cứu khoảng 5.650 người:

Dân số xã Yên Mỹ hiện nay: 3.100 người Dân số khu vực dự kiến mở rộng: 2.550 người.

+ Thôn Yên Nẫm 1, 2, 3 và thôn Yên Lai - xã Công Bình khoảng 1.900 người;

+ Thôn Hồng Thái - xã Công Chính 1.500 người khoảng 650 người.

- Cơ cấu kinh tế - xã hội xã Yên Mỹ:

Cơ cấu lao động xã Yên Mỹ: nông, ngƣ nghiệp chiếm 33%, dịch vụ chiếm 43%, công nghiệp – xây dựng chiếm 24%.

Cơ cấu kinh tế xã Yên Mỹ: nông, ngƣ nghiệp chiếm 42,2%, dịch vụ chiếm 47,2%, công nghiệp – xây dựng chiếm 10,4%.

+ Xã hội: tỷ lệ tăng dân số 0,7%; Tỷ lệ nghèo đói 12,6%

+ Trung tâm hành chính chính trị nhƣ ủy ban nhân dân diện tích hẹp, công trình xuống cấp nghiêm trọng, cần phải đƣợc xây mới

+ Với các công văn hóa thể thao như bưu điện – văn hóa chưa có không gian văn hóa cộng đồng, điểm bưu điện và các nhà văn hóa thôn với quy mô còn nhỏ, nghèo nàn.

+ Hệ thống công trình thể dục thể thao, vui chơi giải trí cũng đƣợc chính quyền quan tâm đầu tƣ theo nhiều mức độ;

+ Về y tế, diện tích đất đảm bảo, vị trí sâu trong ngõ - khó tiếp cận, công trình xuống cấp nghiêm trọng, cần phải đƣợc xây mới về cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu khám chữa bệnh trước mắt của người dân.

b. Môi trường nước

Sử dụng nguồn nước hồ Yên Mỹ. Đây là nguồn có trữ lượng rất lớn, khả năng cấp nước ổn định, chất lượng nước tốt.Nguồn nước ngọt tương đối dồi dào bao gồm nước mưa tại chỗ và nước từ các sông, khe, kênh mương đổ về;

- Hiện trạng môi trường nước mặt

Điều chỉnh Quy hoạch chung Xây dựng đô thị Yên Mỹ, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa Trang 155

Tại khu vực thực hiện dự án, nguồn nước mặt chủ yếu là nước trên diện tích đất canh tác cây nông nghiệp và ao với diện tích vừa và nhỏ.

- Hiện trạng môi trường nước ngầm

Sử dụng giếng nước khoan, độ sâu trung bình mực nước giếng 9 m, chất lượng nước giếng chưa đảm bảo.

Ngoài ra nguồn nước ngầm xuất hiện sâu từ 12m - 15m, không ổn định, lưu lượng nhỏ, chất lượng kém. Nguồn nước mạch sâu nhưng không thuận lợi cho việc khai thác sử dụng.

- Hệ thống cấp thoát nước

Trong khu vực nghiên cứu quy hoạch chưa có trạm xử lý nước thải, hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và sản xuất đang đi chung. Trên địa bàn xã hầu như chưa xây dựng được hệ thống thoát nước. Nước thải sinh hoạt, sản xuất chủ yếu là tự chảy và tự thấm ra sông, mương, đồng ruộng;

- Hiện tại trên địa bàn xã có hệ thống thoát nước mưa được chia làm hai khu vực phía Đông và phía Tây đập chính của hồ Yên Mỹ.

- Phía Đông: Nước được thoát qua các cửa xả ra hồ Bòng Bòng, khe Mã Nghè, sông Chuồng đổ ra sông Thị Long.

- Phía Tây: chảy tràn và thoát trực tiếp ra hồ c. Môi trường đất

Xã Yên Mỹ

STT Nội dung Diện tích

(ha)

1 Tổng diện tích tự nhiên 1064.87

2 Đất chuyên dùng 531.7

3 Đất nông nghiệp-thủy sản 533.17

4 Đất lâm nghiệp

5 Đất chƣa sử dụng 4

Điều chỉnh Quy hoạch chung Xây dựng đô thị Yên Mỹ, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa Trang 156

d. Môi trường không khí:

Thị trấn Yên Mỹ nằm trong vùng khí hậu đồng bằng Thanh Hóa có những điểm chủ yếu sau:

+ Nhiệt độ:

Tổng nhiệt độ trung bình hàng năm 8500 - 86000C, riêng vụ mùa chiếm khoảng 58 - 60%) nền nhiệt độ tương đối cao, mùa Đông lạnh nhiệt độ trung bình ở tháng 1 là 15.50C ( thấp nhất có khi xuống tới 2 - 50C),nhiệt độ cao nhất vào tháng 7 trung bình 30 -350C (có ngày cao nhất 39 - 410C);

Biên độ nhiệt độ năm là 10 - 120C, biên độ nhiệt độ ngày là 5,5 - 60C. Nhìn chung, nhiệt độ trong năm tương đối điều hòa, lượng ánh sáng phù hợp với sản xuất nông, lâm nghiệp, thuận lợi cho sinh hoạt và đời sống nhân dân;

+ Lượng mưa:

Tổng hợp lƣợng mƣa bình quân 1600 - 1800mm/năm, vụ mùa chiếm 85 - 89% tổng lƣợng mƣa, mùa mƣa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 10, trung bình đạt 200 -300mm/tháng, lớn nhất vào tháng 8 và tháng 9 đạt tới 350 - 400mm tháng 12 đến tháng 2 năm sau ít mƣa, trung bình 10 - 12mm/tháng;

+ Gió:

Chủ yếu có 2 hướng gió chính: gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau có mang theo mưa phùn, nhiệt độ thấp giá rét ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống nhân dân, gió Đông Nam thường xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 10. Hàng năm có khoảng 20 ngày chịu ảnh hưởng của gió Tây và Nam khô nóng và đời sống nhân dân;

Bão thường xuất hiện từ tháng 6 - 10, kèm theo mưa to gây ngập úng, làm thiệt hại đáng kể đến sản xuất và đời sống nhân dân;

+ Độ ẩm:

Độ ẩm không khí trung bình 85 - 86%, mùa Đông vào những ngày khô hanh độ ẩm xuống thấp tới 50%( thường xảy ra vào tháng 12). Cuối Đông sang Xuân vào những ngày mưa phùn độ ẩm lên tới 90% và có thời điểm bão hòa, ẩm ướt (thường xảy ra vào tháng 2 -3) nên dễ phát sinh sâu bệnh hại cho sản xuất nông nghiệp;

Nhìn chung, chất lượng môi trường không khí của khu vực vẫn chưa bị nhiễm bẩn.

Điều chỉnh Quy hoạch chung Xây dựng đô thị Yên Mỹ, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa Trang 157

e. Hiện trạng chất thải rắn

Rác thải sinh hoạt thu gom bình quân 2.5 tấn/ngày;

Thành phần rác thải TT Loại chất thải Thành phần

1 Chất thải rắn thông thường

Chất thải rắn sinh hoạt

Chất thải rắn có thể phân huỷ sinh học

- Thức ăn thừa;

- Vỏ hoa quả;

- Giấy ăn;…

Chất thải rắn có thể tái sinh, tái sử dụng

- Chai, lọ thuỷ tinh;

- Chai lọ nhựa;

- Túi nilon có thể sử dụng lại;

- Vật thải bằng kim loại.

Chất thải rắn không thể tái sử dụng

- Giấy không thể tái sinh;

- Nhựa không thể tái sinh;

- Khác.

Chất thải sản xuất

Chất thải rắn có thể tái sinh, tái sử dụng

- Đầu mẩu thép;

- Bavia kim loại, mạt thép;

- Giấy văn phòng;...

Chất thải rắn không thể tái sử dụng

- Gỉ sắt;

- Bùn thải phát sinh từ quá trình xử lý nước thải sinh hoạt.

2 Chất thải rắn nguy hại

Chất thải rắn y tế - Bông băng, kim tiêm,..

Chất thải rắn sản xuất

Chất thải rắn có thể tái sinh, tái sử dụng

- Can, hộp đựng dầu;

- Đầu mẩu thép, mạt thép có dính dầu cắt gọt

Chất thải rắn không thể tái sử dụng

- Bóng đèn huỳnh quang thải;

- Giẻ lau dính dầu mỡ;

- Cặn dầu chống gỉ, cặn dầu cắt gọt;

- Dầu hộp số thải tổng hợp;

- Bùn thải phát sinh từ hệ thống xử lý nước thải sản xuất.

Điều chỉnh Quy hoạch chung Xây dựng đô thị Yên Mỹ, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa Trang 158

Tỉ lệ thành phần chất thải rắn sinh hoạt

STT Thành phần Tỷ lệ thành phần

(%)

Tải lƣợng (kg/ngày) 1 Chất thải có thể phân huỷ sinh học 65 227.5 2 Chất thải có thể tái sinh, tái sử dụng 5 17.5

3 Chất thải tổng hợp khác 30 105

Hiện nay trong khu vực thị trấn, không có bãi rác công cộng, không có người thu gom, rác được người dân tự thu gom và đổ hết ra đồng ruộng, đường xá thành từng nhóm rải rác. Vào mùa mưa, nước ngập và tràn ra ngoài gây ô nhiễm nguồn nước mặt cũng như nước ngầm;

Chất thải rắn y tế chƣa đƣợc phân loại tại nguồn, đƣợc đổ thải hoặc chôn lấp ngay tại các khu đất trống quanh khu vực trạm y tế.

f. Tai biến và rủi ro môi trường

Mưa nhiều kết hợp hệ thống thoát nước kém gây ra hiện tượng ngập lụt cục bộ ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất của người dân.

Khi hồ chứa nước đầy sẽ làm ngập khoảng 200 ha vùng hạ lưu đồng thời làm mất đi môi trường sống và sinh sản, làm giảm đi sự đa dạng của hệ động thực vật.

8.8.7.2. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu, phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường.

a. Môi trường kinh tế - xã hội

Mặt tích cực của quy hoạch là giúp gắn kết việc phát triển thị trấn Yên Mỹ với các tiểu vùng còn lại của huyện, phát huy tiềm năng sẵn có để phát triển mối quan hệ vùng mật thiết với các huyện lân cận. Hướng tới mục tiêu xây dựng đô thị thành đô thị loại V. Quy hoạch giúp bảo đảm sự phát triển ổn định, hài hòa, cân đối giữa các thành phần kinh tế đồng thời bảo đảm điều kiện sống, lao động và phát triển toàn diện của người dân thông qua hình thức tổ chức cuộc sống và cơ cấu chức năng hoạt động của các bộ phận trong đô thị, tạo môi trường sống tiện nghi nhất cho người dân đô thị. Những tác động tích cực về phương diện kinh tế - xã hội là mục tiờu của đồ ỏn đó đƣợc xỏc định rừ. Ưu tiên số một là sử dụng nguồn n-ớc tốt nhất cho mục đích cấp n-ớc cho sinh hoạt, sản xuất của con ng-ời, cân bằng

Điều chỉnh Quy hoạch chung Xây dựng đô thị Yên Mỹ, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa Trang 159

nguồn n-ớc, dùng nguồn n-ớc khác để bổ sung cho nông nghiệp và các ngành khác trong nÒn kinh tÕ.

Tuy nhiên, các tác động tiêu cực có thể xảy ra sau đây cũng cần phải đƣợc quan tâm đúng mức:

Việc thay đổi chỗ ở do quá trình giải phóng mặt bằng và di dân sẽ làm thay đổi và ảnh hưởng tới cuộc sống và ngành nghề của một số hộ dân. Các hộ dân trực tiếp mất đất sản xuất và đất ở, họ phải chuyển đổi ngành nghề hoặc chuyển tới nơi tái định cư. Điều này gây khó khăn cho người dân để có cuộc sống ổn định trước mắt và lâu dài. Đây là vấn đề các cấp chính quyền cần phải xem xét nghiêm túc, có những biện pháp và chính sách hỗ trợ;

Chịu tác động rõ nét của vùng kinh tế thành phố Thanh Hóa, khu kinh tế Nghi Sơn, đô thị Nghi Sơn, thị trấn Nông Cống, đô thị Bãi Trành gắn với đường Hồ Chí Minh; và đô thị Thái Hòa (Nghệ An);

Đô thị hóa sẽ dẫn tới sự phân hóa giàu nghèo ngày một rõ rệt;

Cạnh tranh trong việc giành giật các nguồn lực trong sản xuất và tiêu thụ các sản phẩm làm ra giữa các vùng sẽ trở nên gay gắt hơn, quyết liệt hơn;

Có những thách thức lớn do sự chênh lệch khoảng cách phát triển, trình độ sản xuất và công nghệ, kéo theo là những thách thức về tụt hậu, môi trường và nhiều vấn đề chính trị - xã hội khác;

Để tránh xảy ra những tác động tiêu cực nhƣ trên ban quản lý dự án cần kết hợp với chính quyền địa phương xây dựng các phương án, kế hoạch quản lý chặt chẽ trật tự an ninh xã hội:

- Lập ra nội quy của khu đô thị, từng khu nhà ở, và các khu chức năng khác,... Xử lý nghiêm khắc các trường hợp cố tình vi phạm nội quy đã đề ra;

- Tuyển dụng lao động là người địa phương vào làm trong những vị trí thích hợp cho dự án đặc biệt là những hộ dân bị thu hồi đất canh tác nông nghiệp;

- Giới thiệu người dân nhập cư về phong tục, tập quán của người dân địa phương để tránh những hiểu lầm đáng tiếc dẫn đến các xung đột không đáng có giữa người dân nhập cư và người dân địa phương;

Điều chỉnh Quy hoạch chung Xây dựng đô thị Yên Mỹ, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa Trang 160

- Thành lập các tổ dân phòng, dân phố hay các tổ tuần tra thường xuyên đi kiểm tra tình hình trật tự trị an trong khu đô thị nhằm phòng ngừa và phát hiện kịp thời các tệ nạn xã hội.

b. Môi trường nước

Cải tạo, tổ chức thoát nước và xử lý nước thải hợp lý cho hồ.

Biện pháp tốt nhất để cải thiện chất lượng nước trong hồ là hạn chế xả nước thải và chất thải vào hồ bằng các biện pháp sau:

- Tách nước thải và nước mưa đợt đầu khỏi hồ.

Khi xả vào hồ, các loại nƣ ớc thải đô thị sẽ gây lắng cặn, ô nhiễm hữu cơ làm thiếu hụt ôxy, gây phú dưỡng và độc hại đối với nguồn nước.

Vì vậy các loại nước thải này cần được tách khỏi hồ hoặc phải đư ợc xử lý đáp ứng yêu cầu vệ sinh mới đƣ ợc xả vào hồ. Nƣ ớc mƣa từ các khu dân cƣ, đô thị và khu công nghiệp cuốn trôi các chất bẩn trên bề mặt và khi chảy vào sông, hồ sẽ gây nhiễm bẩn thuỷ vực. Vì vậy, ngoài nước thải, nước mƣa đợt đầu trong khu vự c đô thị cũng cần phải tách khỏi hồ.

- Xử lý nước thải trước khi xả vào hồ.

Trong trường hợp đặc biệt, khi tổ chức thoát nước phân tán, nước thải được xử lý đáp ứng các quy định về vệ sinh môi trường và phù hợp với khả năng tự làm sạch của nguồn tiếp nhận sẽ đƣợc xả vào hồ. Mặt khác, về mùa khô khi độ bốc hơi từ mặt hồ lớn, nước thải tự làm sạch sẽ thường xuyên bổ cập để duy trì mực nước, đảm bảo cảnh quan cho hồ.

Khi xây dựng các trạm xử lý nước thải trong khu vực hồ, điểm cần lưu ý là đảm bảo các yêu cầu vệ sinh môi trường và cảnh quan. Vì vậy các vấn đề khử mùi, chống ồn, để hạn chế ô nhiễm môi trường, giảm diện tích xây dựng và giữ gìn cảnh quan phải đƣợc tính đến trong quá trình thiết kế trạm. Việc thiết kế trạm xử lý nước thải phải dựa vào yêu cầu bảo vệ môi trường khu vực theo Tiêu chuẩn Việt Nam 7222:2002.

- Tăng cường quá trình tự làm sạch trong hồ.

Khả năng khử được các chất ô nhiễm của nguồn nước được gọi là khả năng tự làm sạch của nguồn nước. Khả năng đó được thể hiện qua 2 quá trình:

Một phần của tài liệu Trên đây là những lý do chính để lập Quy hoạch vùng hồ Yên Mỹ và Quy hoạch chung xây dựng đô thị Yên Mỹ đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2025 (Trang 151 - 167)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(189 trang)