Cấu tạo của cây dừa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, tính chất chủ yếu của thành phần biên thân cây dừa (cocos nucifera l) và định hướng sử dụng trong công nghệ bóc (Trang 34 - 39)

Cây dừa là cây có lớp vỏ màu nâu sáng và có cấu tạo dạng đốt do cành sau khi rụng để lại, với độ tuổi 25-40 thì cây có độ cao trung bình t-ơng đối lớn 22-25 m, đ-ờng kính trung bình 20-25 cm. Độ thót ngọn t-ơng đối thấp nhỏ hơn 2 cm/m, hệ số tròn đều Kv lớn hơn 0,7. Với ngoại hình nh- vậy, cây dừa có thể làm nguyên liệu cho công nghệ ván dán.

3.4.2. Cấu tạo thô đại

Gia công tiêu bản thô đại theo TCVN 356-70-sửa đổi, miêu tả cấu tạo theo  22 ,  10 ,  12 . Quan sát bằng mắt th-ờng và kính lúp x10.

Gỗ cây dừa có cấu tạo gồm các bó mạch phân bố rải rác, xen kẽ giữa các tế bào mô mềm. Các bó mạch đ-ợc tạo thành từ các ống mạch có tác dụng dẫn truyền nhựa, các tế bào sợi gỗ là các tế bào vách dày có tác dụng chịu lực. Ngoài ra còn có các tế bào liên kết khác. Mật độ các bó mạch thay đổi dần từ ngoài vào trong: lớp ngoài dày đặc, lớp trong rất mềm - cấu tạo chủ yếu bởi các tế bào mô

mềm. Gỗ cây dừa không có tế bào tia gỗ (điều này hạn chế dẫn truyền nhựa theo ph-ơng xuyên tâm). Trên mặt cắt ngang thân cây dừa khi loại bỏ phần vỏ thì

đ-ợc chia thành bốn vùng khác biệt:

Vùng ngoài (vùng 1): rộng 3-5 cm, là phần mặt ngoài cùng của gỗ dừa, bao gồm các mạch gỗ màu nâu sẫm với mật độ rất dày so với vùng trong.

Vùng kế tiếp (vùng 2): rộng 3-4 cm, vùng này mật độ mạch gỗ giảm dần, càng vào trong càng giảm, l-ợng tế bào mô mềm tăng dần.

Vùng kế tiếp vùng 2 (vùng 3): bao gồm cả mạch gỗ và các mô mềm th-a và giải đều, gỗ mềm.

Vùng tâm gỗ: l-ợng mạch gỗ giảm mạnh, tế bào mô mềm tăng rất nhiều, gỗ rất xốp và mềm.

Phần nối kết giữa phần ngoài (hay gọi là vỏ cây) với phần phía trong kề nó là phần có sợi.

Mặt cắt tiếp tuyến Mặt cắt xuyên tâm 3.4.3. Cấu tạo hiển vi

Cấu tạo hiÓn vi của thân cây dừa trên mặt cắt ngang được đặc trưng bởi nhiều bó mạch nằm trong tổ chức tế bào mô mềm. Thân cây dừa gồm hai loại tế bào: tế bào mô mềm và các bó mạch.

Các tế bào mô mềm hầu hết có vách mỏng và được liên hệ với nhau nhờ các lỗ thông ngang đơn. Bó mạch là tổ chức quan trọng nhất trong thân cây dừa. Nó bao gồm các sợi gỗ, mạch gỗ, quản bào, tế bào dây, tế bào kèm và tế bào mô mềm dọc.

Hình dạng và kích thước của các bó mạch không theo qui luật. Bó mạch có chức năng dẫn truyền và nâng đỡ. Các bó mạch nằm trong tổ chức mô mềm. Hầu hết các bó mạch có một hoặc hai mạch gỗ.

Trên mặt cắt ngang, thân cây dừa có 3 vùng/phần phân biệt, gọi là phần ngoài, phần trong và phần lõi. Các bó mạch có kích thước lớn ở phần lõi nhưng lại nhỏ và có số lượng nhiều ở phần ngoài như chúng ta thấy trên hình 3.1.

Mặt cắt ngang Mặt cắt ngang

Hình 3.1. Mặt cắt của thân cây dừa x10

Để xác định mật độ bó mạch, chúng tôi tiến hành lấy mẫu và dùng máy cắt tiờu bản để cắt lấy một lỏt cắt của mặt cắt ngang cú chiều dày 45 μm. Lỏt cắt này được sấy ở nhiệt độ 40oC trong 8 giờ và dùng kính hiển vi soi nổi để quan sát và dùng máy ảnh kỹ thuật số để chụp hình cấu tạo. Mặt cắt ngang của từng mẫu được chia thành 5 phần đều nhau theo chiều ngang rồi đếm các bó mạch và đo diện tích ô mẫu. Mật độ bó mạch được tính bằng số bó mạch có trong một đơn vị diện tích. Kết quả thu được như trong bảng 3.3.

Bảng 3.3. Mật độ bó mạch trên thân cây dừa 25 năm tuổi

Độ cao Phần thân Mật độ bó mạch

(bó mạch/cm2) Gốc

Vùng 1 140

Vùng 2 48

Vùng 3 28

Giữa

Vùng 1 142

Vùng 2 64

Vùng 3 40

Ngọn

Vùng 1 190

Vùng 2 70

Vùng 3 42

Nhận xét: các bó mạch phân bố không đồng đều trong thân cây dọc theo chiều xuyên tâm. Ở phía ngoài có mật độ bó mạch cao và giảm dần vào phía trong.

Cụ thể như sau: mật độ bó mạch ở phần ngoài của gốc là 140/cm2, tăng lên 142/cm2 ở giữa thân và tăng lên 190/cm2 ở phần ngọn. Ở phần trong, số bó mạch tăng từ 48/cm2 đến 64/cm2 và tới 70/cm2 ở phần ngọn. Ở phần lõi số bó mạch là 28/cm2 ở gốc, tăng lên 40/cm2 và tăng lên 42/cm2 ở ngọn. Trong khi đó, có sự ngược lại về mật độ bó mạch tính từ phần ngoài vào phần lõi ở cùng một độ cao.

Hình dạng bó mạch

Các bó mạch được phân biệt dựa vào số lỗ mạch trong bó mạch Đường kính bó mạch

Đường kính của các bó mạch thay đổi từ phần ngoài vào trong. Nói chung, đường kính của các bó mạch tăng từ phần ngoài vào trong.

Bảng 3.4. Đường kính của các bó mạch trong thân cây dừa 25 năm tuổi Độ cao Phần thân Đường kính (μm) Trung bình (μm)

Gốc

Phần ngoài 815 ± 73 836

Phần trong 856 ± 136

Phần lõi 836 ± 93

Giữa

Phần ngoài 941 ± 198 937

Phần trong 1053 ± 80

Phần lõi 817 ± 62

Ngọn

Phần ngoài 648 ± 115 737

Phần trong 799 ± 105

Phần lõi 763 ± 25

1. Sợi gỗ; 2. Mạch dây và tế bào kèm; 3. ống mạch; 4. Tế bào mô mềm

1 2 3 4

Mặt cắt ngang

Hình 3.2. Cấu tạo hiển vi của gỗ dừa

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm cấu tạo, tính chất chủ yếu của thành phần biên thân cây dừa (cocos nucifera l) và định hướng sử dụng trong công nghệ bóc (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)