CHƯƠNG 2 ĐỐI TƯỢNG, PHẠM VI, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp điều tra thu thập số liệu
2.3.1.1. Điều tra số liệu thứ cấp
- Thu thập tài liệu, số liệu về đất đai, địa hình, khí hậu, thuỷ văn,… các số liệu về điều kiện kinh tế xã hội.
- Thu thập nghiên cứu các loại bản đồ: bản đồ đất, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ địa hình,…
- Tổng hợp, phân tích, xử lý, đánh giá các loại số liệu có liên quan.
2.3.1.2. Điều tra số liệu sơ cấp:
- Khảo sát đánh giá hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp thông qua việc hỏi người dân, cán bộ quản lý và chuyên gia. Từ đó nắm bắt được tình hình và điều kiện thực tế tại địa phương, ghi nhận lại để làm căn cứ đánh giá và phân tích các thông tin có liên quan (hỏi trực tiếp và ghi chép trên sổ cá nhân).
- Chỉ tiêu theo dõi, phân tích và đánh giá là: Loại đất, Thành phần cơ giới đất, độ sâu tầng đất, độ dốc và chế độ tưới.
- Điều tra khảo sát và kiểm định lại tính chất đất đai trên cơ sở bản đồ thổ nhưỡng kế thừa nhằm xác định chuẩn xác hơn về yếu tố đất đai thông qua các phẫu diện điển hình (một trong những yếu tố quan trọng nhất). Số lượng phẫu diện đào là 15, đại diện cho các LUT trên toàn khu vực nghiên cứu.
2.3.2. Phương pháp xây dựng bản đồ
- Từ các loại bản đồ số như: Bản đồ địa hình, bản đồ hiện trạng sử dụng đất, bản đồ thổ nhưỡng và các loại bản đồ số khác thu thập được, ta tiến hành chuyển định dạng phù hợp trên phần mềm ArcGIS để xây dựng các bản đồ chuyên đề.
- Kế thừa dữ liệu nền địa hình sẵn có và cập nhật các điểm đo cao chi tiết nội suy bản đồ độ cao khu vực nghiên cứu.
- Từ bản đồ nền và dữ liệu số, xây dựng các bản đồ chuyên đề theo từng cấp thích nghi trong phạm vi nghiên cứu.
- Sử dụng chức năng chồng xếp bản đồ theo mô hình được lập trình sẵn từ đó xây dựng bản đồ đơn vị đất đai.
2.3.3. Phương pháp đánh giá thích nghi bằng phần mềm ALES
- Dựa vào điều kiện tự nhiên, khí hậu thực tế trên địa bàn nghiên cứu và các đặc tính, tính chất của các đơn vị đất đai trên bản đồ đơn vị đất đai.
- Dựa trên các yêu cầu sinh thái của từng LUT.
- Lớp dữ liệu đơn vị đất đai được đưa vào trong ALES, kết quả phân cấp thích nghi từng tính chất đất đai được sử dụng để xây dựng cây quyết định. Dựa trên cây quyết định và cơ sở dữ liệu đất đai đã được thiết lập, ALES tiến hành đánh giá thích nghi tự nhiên cho từng đơn vị đất đai đến lớp phụ theo phương pháp hạn chế lớn nhất của FAO, cho ra kết quả là ma trận đánh giá thích nghi.
- Kết quả đánh giá thích nghi trong ALES được xuất sang làm cơ sở quan trong cho phân cấp thích nghi đất đai trên hệ thông phần mềm của GIS từ đó xây dựng được bản đồ phân cấp thích nghi đất đai toàn khu vực.
2.3.4. Tổng hợp số liệu, đánh giá phân tích kết quả
- Sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2010 để tổng hợp số liệu thứ cấp, số liệu sơ cấp và các số liệu từ bản đồ.
- Hiển thị số liệu kết quả dưới dạng bảng biểu và biểu đồ.
2.3.5. Sơ đồ Quy trình các bước thực hiện hiện đề tài
Hình 2.1. Quy trình thực hiện đề tài Bản đồ phân cấp thích hợp đất đai với
các LUT điển hình làm có sở phục vụ Quy hoạch
XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
THU THẬP SỐ LIỆU ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN – KTXH, TÀI LIỆU BẢN ĐỒ VÙNG NGHIÊN CỨU
- PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ SỐ LIỆU - XÂY DỰNG BẢN ĐỒ NỀN
- XÂY DỰNG VÀ LỰA CHỌN CÁC CHỈ TIÊU PHÂN CẤP
XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN TÍNH
- ỨNG DỤNG GIS CHỒNG XẾP BẢN ĐỒ ĐƠN TÍNH, XÂY DỰNG BẢN ĐỒ ĐƠN VỊ ĐẤT ĐAI - PHÂN CẤP THÍCH NGHI TỪNG TÍNH CHẤT ĐẤT ĐAI
- XÂY DỰNG CÂY QUYẾT ĐỊNH BẢN ĐỒ
ĐẤT
BẢN ĐỒ DÀY TĐ
BẢN ĐỒ
ĐỘ DỐC BẢN ĐỒ TƯỚI BẢN ĐỒ
TPCG
- ỨNG DỤNG ALES ĐỂ ĐÁNH GIÁ THÍCH NGHI TỪNG ĐƠN VỊ BẢN ĐỒ ĐẤT ĐAI - XÂY DỰNG BẢN ĐỒ PHÂN VÙNG THÍCH NGHI ĐẤT ĐAI
CHƯƠNG3
CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐẠT ĐƯỢC