ĐẤU TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM, NỘI PHẢN, BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG

Một phần của tài liệu Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 (Trang 34 - 44)

BÀI TẬP VỀ NHÀ

III. ĐẤU TRANH CHỐNG NGOẠI XÂM, NỘI PHẢN, BẢO VỆ CHÍNH QUYỀN CÁCH MẠNG

Khi Nhật đầu hàng, quân Pháp viễn chinh sang xâm lược Việt Nam.

+ 2/9/1945: Pháp kiều bắn vào cuộc mít-tinh của nhân dân Sài Gòn-Chợ Lớn.

+ 6/9/1945: một số đơn vị lính Pháp theo quân Anh kéo vào Sài Gòn.

+ Rạng sáng 23/9/45, Pháp tấn công UBND Nam Bộ, cơ quan tự vệ Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam lần thứ hai.

* Thực dân Pháp xâm lược trở lại

* Nhân dân ta kháng chiến:

- Nhân dân Nam bộ đã đánh trả quân Pháp bằng nhiều hình thức và vũ khí trong tay  gây cho Pháp nhiều khó khăn.

- Đảng, chính phủ, chủ tịch Hồ Chí Minh huy động lực lượng, cả nước chi viện cho Nam Bộ + Thành lập các đoàn quân “ Nam Tiến”

+ Toàn dân đóng góp công sức, của cải cho cuộc kháng chiến ở Nam Bộ.

Kết quả

Quân Pháp bị tấn công ở nhiều nơi, tạo điêù kiện cho cả nước có thời gian chuẩn bị tổ chức kháng chiến lâu dài.

Dân quân Nam Bộ năm 1945

2. Đấu tranh với quân Trung Hoa dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc

- Sách lược của ta: Hòa hoãn với Tưởng - Biểu hiện :

+ Nhường cho bọn Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội và 4 ghế bộ trưởng trong chính phủ liên hiệp

+ Nhân nhượng cho Tưởng một số quyền lợi về kinh tế (cung cấp cho chúng một phần lương thực, thực phẩm, nhận tiêu tiền TQ mất giá…)

+ Đảng tuyên bố “tự giải tán”nhưng thực chất là rút vào hoạt động bí mậtĐây là sự hi sinh lớn nhất của Đảng, chủ tịch HCM Quân Tưởng đã chấp nhận chính sách “ Hoa – Việt thân thiện”

+ Ban hành một số sắc lệnh để trấn áp các tổ chức phản cách mạng, trừng trị thẳng tay những hành động phá hoại của bọ tay sai thân Tưởng

Ý nghĩa

Làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của kẻ thù

3. Hòa hoãn với Pháp để đẩy lùi Trung Hoa Dân Quốc:

a. Nguyên nhân: (Hoàn cảnh lịch sử)

- Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Pháp đang tìm cách tiến quân ra Bắc

- Chính phủ TH Dân quốc đang gặp nhiều khó khăn về chính trị và kinh tế.

- Lưc lượng quân lính có hạn, Chính phủ THDQ lại cần tập trung quân về nước để chống Đảng Cộng Sản Trung Quốc  chúng phải nhân nhượng, thỏa hiệp với nhau.

- 28/2/1946: Hiệp ước Hoa-Pháp được ký kết: Pháp trả một số tô giới, nhượng địa, để được thay Trung Hoa Dân quốc nắm quyền ở miền Bắc.

– Hiệp ước Hoa-Pháp buôc nhân dân ta phải chọn: hoặc cầm súng chống Pháp, hay hòa hoãn nhân nhương Pháp để tránh tình trang phải đối phó cùng lúc với nhiều kẻ thù.

- Thực hiện giải pháp “Hòa để tiến”, Hồ Chủ Tịch đã ký với Pháp bản hiệp định Sơ bộ vào ngày 6/3/1946 tại Hà Nội, vì ta không đủ sức đối phó cùng lúc 2 kẻ thù nên phải tạm hòa hoãn với Pháp để loại trừ quân TH Dân quốc.

b. Nội dung Hiệp định Sơ bộ 6/3/1946:

- Chính phủ Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do, có chính phủ, nghị viện, quân đội, tài chính riêng và ở trong khối Liên hiệp Pháp.

- Việt Nam đồng ý cho 15 ngàn quân Pháp vào miền Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc. Số quân rút dần trong 5 năm.

- Hai bên ngừng bắn ngay ở Nam Bộ, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đàm phán chính thức ở Phông ten nơ blo

c. Tình hình Việt Nam sau 6/3/1946

- Sau khi ký Hiệp định Sơ bộ, Pháp tiếp tục gây xung đột vũ trang ở miền Nam Bộ, thành lập Chính phủ Nam kỳ tự trị.

- 6/7/1946: Hội nghị Fontainebleau thất bại vì Pháp rất ngoan cố, không công nhận Việt Nam độc lập, thống nhất.

- Quan hệ Việt- Pháp ngày càng căng thẳng.

- Do đó, 14/9/1946, Hồ Chủ Tịch lại ký bản Tạm ước với Pháp, nhân nhượng thêm cho Pháp 1 số quyền lợi kinh tế, văn hóa, để kéo dài thêm thời gian hòa hoãn.

Bản Tạm ước tạo điều kiện cho ta có thêm thời gian để xây dựng, củng cố lực lượng.

Một phần của tài liệu Bài 17. Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà từ sau ngày 2-9-1945 đến trước ngày 19-12-1946 (Trang 34 - 44)

Tải bản đầy đủ (PPTX)

(44 trang)