Sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cử chỉ trong DH

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KỸ NĂNG DAY NGHỀ (Trang 31 - 35)

Bài 2: Thực hiện dạy học

1. Sử dụng ngôn ngữ nói và ngôn ngữ cử chỉ trong DH

“Khả năng diễn đạt một ý tưởng cũng gần quan trọng như bản thân ý tưởng đó.” Bernard Baruch. Những kỹ năng đứng lớp cơ bản có hiệu quả sẽ giúp bạn:

- Tạo lòng tin đối với những gì bạn truyền đạt.

- Gây thiện cảm với người nghe.

- Khắc phục sự hồi hộp trong khi trình bày.

- Làm cho ba yếu tố của quá trình nói (ngôn từ, âm điệu và dáng vẻ) trở nên nhất quán.

Các yếu tố về âm điệu và dáng vẻ, cũng như sự lịch thiệp và cởi mở của người nói là những gia vị chính làm nên sự thành công trong giao tiếp liên nhân. Dưới đây là những yếu tố giúp cho bài nói chuyện của bạn trở nên sinh động, thú vị và có sức cuốn hút:

- Giọng nói

- Ngôn ngữ, cử chỉ - Kiềm chế sự hồi hộp 1.2. Sử dụng ngôn ngữ nói

- Âm lượng: Rõ ràng và dễ nghe, thậm chí cả ở phía cuối phòng.

- Âm vực: Âm vực là độ cao hay thấp của giọng. Cần chuyển điệu cao thấp để gây hứng thú. Tránh dùng giọng nói đều đều.

- Tốc độ: Tức là tốc độ nói của một người. Hãy nói khoảng 125 từ trong một phút. Đến những điểm quan trọng, nên nói chậm lại để gây tác động mạnh.

- Tạm ngừng: Những chỗ tạm ngừng làm tăng thêm trọng lượng cho những lời nói trước đó. Hãy tạm ngừng sau khi kết thúc một ý tưởng hoặc một đoạn (thông thường nên ngừng khoảng 1 - 2 giây).

- Phát âm: Cần phát âm cho đúng ngữ điệu. Hãy luyện những từ khó trước khi trình bày.

Từ đệm: Tránh hoặc giảm bớt những câu hoặc từ đệm như “Tôi muốn nói rằng”, “Vâng”, “OK”, “Các vị biết đấy”. Đồng thời, khi tạm ngừng cũng nên tránh phát ra những tiếng đệm như “ừm”, “à”, “ừ”, ...

1.3. Ngôn ngữ cử chỉ (Ngôn ngữ phi lời)

Cái quan trọng không chỉ ở những điều bạn nói ra, mà còn ở cách bạn nói ra điều đó như thế nào. Bài phát biểu của bạn phải sinh động, thú vị và có sức cuốn hút. Ngôn ngữ cử chỉ của bạn phải nhất quán với giọng nói.

- Hình thức bên ngoài: Học viên bao giờ cũng nhìn thấy bạn trước khi nghe thấy bạn nói. Vì thế, trang phục của bạn phải thích hợp với cử toạ, không gây phân tán sự chú ý.

- Thái độ: Nên giữ thái độ tự nhiên, phong cách tự nhiên.

- Tư thế: Giữ tư thế thẳng và thoải mái.

- Động tác: Nên sử dụng những động tác nhẹ nhàng và tự nhiên, không hấp tấp và hốt hoảng.

- Cử chỉ: Bạn sẽ để tay như thế nào trong khi trình bày? Cử chỉ tay phải tự nhiên, không gò bó, cứng nhắc.

- Biểu hiện nét mặt: Nét mặt của bạn phải thể hiện sự nhiệt tình và tự tin.

- Tiếp xúc bằng mắt: Tiếp xúc bằng mắt giúp bạn tạo lập và tăng thêm sự thiện cảm. Nên đưa mắt nhìn đều mỗi người khoảng 1- 3 giây để tăng thêm hiệu quả. Hãy chậm rãi quan sát cử toạ lần lượt theo từng nhóm.

1.4. Kiềm chế sự hồi hộp

Sự lo lắng là kết quả của mong muốn làm tốt công việc. Lo lắng là một biểu hiện hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, những “GợI ý” sau đây có thể giúp bạn giảm bớt hoặc khắc phục cảm giác lo lắng.

- Chuẩn bị sẵn sàng. Hãy chuẩn bị bố cục bài phát biểu.

- Tạo hình ảnh tưởng tượng. Trước khi bước vào lớp, hãy tưởng tượng một bài phát biểu. Trong tưởng tượng, bạn hãy hình dung mình vừa kết thúc một bài phát biểu xuất sắc và được cử toạ hoan nghênh.

- Thở sâu vài lần trước khi đứng dậy nói.

- Hãy trình bày phần mở đầu một cách tốt nhất trong khả năng của mình. Ba phút đầu tiên gây ấn tượng mạnh có thể giúp bạn bớt đi nhiều lo lắng. Bạn nên viết trước mấy câu đầu tiên.

- Nên suy nghĩ theo hướng tích cực. Hãy nghĩ rằng mọi người trong phòng đều là bạn mình.

- Tập trung thư giãn - Bạn hãy cố trầm ngâm trước khi bắt đầu bài nói chuyện.

- Sử dụng các phương tiện trực quan, nếu có thể. Nên luôn dán sẵn một sơ đồ để bạn có thể liếc vào nhìn bố cục bài và những điểm chính.

- Nên bắt đầu bằng một câu hỏi yêu cầu người nghe trả lời. Điều này cho bạn một phút nghỉ ngơi và trấn tĩnh.

1.5. Kết luận

Đạt đến sự hoàn hảo trong giao tiếp liên nhân là một quá trình phức tạp bao gồm một số kỹ năng cơ bản. Một thông điệp phát ra sẽ được người khác tin nếu các yếu tố ngôn từ, âm điệu và dáng vẻ đều nhất quán. Một giọng nói sinh động và có biểu cảm, được nhấn mạnh thêm bởi cử chỉ thoái mái và tự nhiên, có thể giúp

người nói đưa ra môt thông điệp có sức thuyết phục. Cuối cùng, hãy luôn ghi nhớ câu nói của John Molloy:

“Bạn sẽ không có dịp thứ hai để gây ấn tượng tốt đẹp như ban đầu!”

Bản hướng dẫn thực hiện Sử dụng những kỹ năng đứng lớp cơ bản

1: Cần cải tiến; 3: Chấp nhận được; 5: Xuất sắc

Giọng nói 1 2 3 4 5

Âm lượng - Rõ ràng, dễ nghe.

Âm vực - Chuyển điệu đúng lúc.

Tốc độ - Trung bình (125 từ/phút).

Tạm ngừng - Thích hợp.

Phát âm - Đúng.

Từ đệm - Hạn chế tối thiểu.

Ngôn ngữ phi lời 1 2 3 4 5

Tư thế - Thẳng và tự nhiên.

Hình dáng bên ngoài - Ăn mặc sạch sẽ và phù hợp.

Cử chỉ - Tự nhiên.

Tiếp xúc bằng mắt - Đồng đều.

Biểu hiện nét mặt - Tự tin, thoải mái.

Động tác - Chậm và đúng lúc.

Kiềm chế sự hồi hộp 1 2 3 4 5 Thể hiện sự thoái mái.

Phần giới thiệu gây ấn tượng mạnh.

Tổ chức tốt.

Sử dụng phương tiện trực quan.

Một phần của tài liệu BÀI GIẢNG KỸ NĂNG DAY NGHỀ (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)