CÁCH XẾP GẠCH TRONG KHỐI XÂY

Một phần của tài liệu [Kỹ thuật thi công]Chương 6-Công tác xây gạch đá (Trang 32 - 55)

Hiện nay có một số kiểu xếp gạch trong khối xây như sau:

 Kiểu một dọc – một ngang: đây là một phương pháp xây kiểu truyền thống.

 Ưu điểm: không bị trùng mạch

 Nhược điểm: xếp gạch phức tạp, thao tác của thợ phải thay đổi thường xuyên, chóng mệt mỏi, năng suất lao động thấp, bởi vậy phương pháp này hiện nay ít dùng.

 Kiểu ba dọc – một ngang hoặc năm dọc – một ngang:

 Ưu điểm:

o Có thể xây được gạch có kích thước không được đồng đều lắm.

o Xây được tường không trát, mặt tường phẳng và đẹp.

 Ưu điểm:

o Cách xếp gạch đơn giản, mỗi lớp gạch đều đặt theo một chiều nên công nhân thao tác dễ dàng, người ta có thể xây bằng 2 tay được (rải vữa trước, xếp gạch sau), năng suất lao động cao, bố trí dây chuyền sản xuất tốt.

o Cường độ chịu lực của tường vẫn đảm bảo tốt (người ta đã thí nghiệm cho thấy kết quả chịu lực của tường xây 3 dọc – 1 ngang hay 5 dọc – 1 ngang chỉ kém kết quả chịu lực của tường xây theo kiểu 1 dọc – 1 ngang là 5-6%)

 Nhược điểm:

o Có những lớp gạch trùng qua 3 hay 5 hàng, cường độ chịu lực của tường xây chính vì vậy sẽ giảm đi 5-6%

 Ngoài kiểu xây trên người ta còn áp dụng: Kiểu xếp dọc (để xây tường ngăn); Kiểu xếp ngang (để xây các bộ phận có dạng hình tròn như ống khói, tháp nước);

a. Kỹ thuật xây tường gạch:

* Đối với tường không chịu lực:

 Tường 60: chiều dày bằng chiều dày của một viên gạch, thường dùng xây tường ngăn và bao che.

 Khi xây dùng vữa tam hợp hoặc vữa xi măng mác 50. Bức tường 60 không xây dài quá 2m và cao quá 1,5m. Khi xây không gõ ngang để tránh đổ tường.

 Cách xây: miết vừa vào đầu viên gạch đã xây và sắp xây để tạo mạch đứng, rải vữa trên tường để tạo mạch ngang, đặt gạch lên tường nhẹ nhàng, không day đi day lại, mà chỉ gõ nhẹ theo phương thẳng đứng để điều chỉnh gạch sao cho tường

ngang bằng và thẳng đứng.

 Tường 110: chiều dày bằng mặt nằm của viên gạch, thường xây tường ngăn, tường bao che, tường không chịu lực của nhà 1 tầng.

 Tùy theo yêu cầu của thiết kế mà có thể sử dụng loại vữa xi măng, vữa tam hợp mác 25 hoặc 50 để xây.

 Khi xây cần chú ý:

• Không dùng gạch phồng để xây

• Mạch đứng của tường so le nhau 1/2 viên gạch

• Khi xây miết vữa vào đầu viên gạch sắp xây đưa từ từ vào và hơi chúc đầu viên gạch xuống một chút để dồn vữa vào mạch đứng cho đầy thêm.

• Sau khi rải vữa lên mặt tường mới xây thì đặt

gạch và nhớ là chỉ ấn nhẹ và dùng dao xây gõ nhẹ theo hướng vuông góc với mặt tường để điều

chỉnh độ ngang bằng của khối tường. Không gõ và day ngang để tránh đổ tường.

• Đối với tường 110 cứ cách 2m và vào 2,5m phải bố trí trụ liền tường thì mới đứng vững được.

* Đối với tường chịu lực:

 Tường chịu lực là tường có chiều dày từ 220 trở lên.

Cách xếp gạch như đã trình bày ở phần trước. Khi xây các tường này cần chú ý:

 Nghiệm thu đầy đủ tim, cốt và căn cứ vào đó để lấy mực cho chính xác rồi bắt mỏ ở các góc. Khi xây tường phải căng dây, thường xuyên dùng nivô và dọi để kiểm tra sự ngang bằng và thẳng đứng của bức tường.

 Phải nắm vững bản vẽ thiết kế kỹ thuật, chừa các lỗ để lắp dựng cửa đi, cửa sổ, lỗ chừa cho các

đường ống đi qua. (những lỗ chừa sau này để lắp đặt đường điện, đường ống cấp thoát nước hay thông gió phải xếp gạch không cho vữa rối mới tiếp tục xây)

 Trong khối xây có khi phải dùng nhiều loại vữa khác nhau theo yêu cầu và tính chất của công trình. Bởi vậy phải tuyệt đối chấp hành yêu cầu thiết kế.

b. Kỹ thuật xây trụ, cột bằng gạch:

 Trụ, cột làm nhiệm vụ đỡ các tải trọng bên trên

truyền xuống nền móng công trình. Nó vừa phải chịu lực nén đúng tấm và nhiều khi phải chịu các lực xô ngang. Chính vì vậy khi xây tuyệt đối cẩn thận.

 Chọn gạch tốt, vuông thành sắc cạnh, vữa trộn đều, đúng cấp phối quy định.

 Trước khi xây phải xác định tim dọc, tim ngang.

 Xây thẳng, vuông thành sắc cạnh, không vặn vỏ đỗ, các lớp gạch xây phải ngang bằng, mạch vữa xây

phải đặc chắc.

 Trụ cột xây xong phải được bảo quản cận thận, tránh va chạm làm long mạch vữa hoặc bị đổ cột. Khi nào vữa khô đạt cường độ theo quy định mới thi công tiếp phần trên.

 Trụ cột có 2 loại: trụ liền tường và trụ độc lập.

 Trụ độc lập:một đợt xây không cao quá 0,6m.

Khi xây một dãy trụ nên xây 2 trụ ở hai đầu trước sau đó căng dây để xây các trụ ở giữa.

 Trụ liền tường: cần phải làm công tác chuẩn bị giống như trụ độc lập, đồng thời phải xác định được tim trụ và tường để từ đó vạch dấu kích thước chân trụ.

c. Một số sai số cho phép trong khối xây tường và trụ:

 Khi xây tường và trụ có thể do nguyên nhân nào đó dẫn đến sai lệch so với qui định của thiết kế. Những sai lệch đó dĩ nhiên là không lớn lắm, nghĩa là không phải phá đi làm lại. Tùy theo tính chất của công trình mà độ sai số cho phép có khác nhau.

 Bức tường cao 3-4m độ nghiêng không quá 10mm.

 Cột gạch và các góc tường (không kể cao thấp) độ nghiêng không được quá 8mm.

 Các lỗ trong tường để chừa (như cửa sổ, cửa đi) độ nghiêng không được quá 10mm.

d. Kỹ thuật xây một số bộ phận công trình khác bằng gạch:

 Xây lanh tô bằng gạch:

 Lanh tô cửa sổ, cửa đi thường bằng bê tông cốt

thép đổ tại chỗ hay đúc sẵn rồi lắp ghép lên tường xây đến cốt thiết kế yêu cầu.

 Với những cửa có khẩu độ không lớn lắm hoặc

nhằm mục đích trang trí người ta có thể xây lanh tô bằng gạch, lanh tô bằng gạch thường có các dạng: Lanh tô bằng, lanh tô cuốn bằng, lanh tô cuốn vòm.

 Xây vòm cuốn bằng gạch:

 Người ta có thể làm sàn, mái nhà bằng cách xây vòm cuốn. Khi xây vòm cuốn cong một chiều hoặc hai chiều thì phải có một hệ thống ván khuôn

vững chắc, chịu tải trọng đều nhau, các cột chống phải đặt trên nêm gỗ. Khi thiết kế mái cong hai chiều phải có bản vẽ thiết kế ván khuôn kèm theo.

 Sau khi lắp ghép ván khuôn và kiểm tra lần cuối cùng độ chính xác thì mới tiến hành xây. Trước khi xây phải xem xét cỡ gạch để chia trên ván

khuôn (từ đỉnh xuống chân) và điều chỉnh sao cho chẵn viên gạch, gạch xây phải nhúng nước, rửa

kỹ, viên nào cong vênh phải loại ra.

 Tiến hành xây từ hai đầu vào giữa. Vòm cuốn xây bằng gạch hình nêm. Nếu không có gạch hình

nêm thì có thể xây bằng gạch thường nhưng mạch vữa phải là hình nêm. Chiều dày mạch vữa phía

trên không quá 2,5cm và phía dưới không nhỏ hơn 0,5cm.

 Gạch xây và mạch vữa phải hướng vào tâm cuốn.

Mác vữa xây thường là mác 50, mạch vữa phải

đầy và đặc chắc. Sau khi xây xong chân vòm thì ít nhất 7 ngày sau mới xây vòm. Xây xong phải bảo dưỡng bằng nước ba ngày để vữa liên kết tốt với gạch.

 Xây tường thu hồi: khi xây tường thu hồi tiến hành tuần tự như sau:

 Xác định độ dốc của mái: với mái ngói thông

thường độ dốc của mái từ 30-310 hay từ 70-80%

(nếu nhà kho từ 31-350) hay từ 85-90%. Với mái tôn và Phibrôximăng thường từ 15-25%.

 Dựng dây mẫu thu hồi sao cho đỉnh hồi nằm đúng tim nhà.

o Nếu nhà có thiết kế trần thì trong khi xây phải để dỗ đặt dầm trần. Các lỗ phải đúng cùng một độ cao và rộng hơn tiết diện dầm trần một chút để khi đặt dầm trần còn điều chỉnh được.

o Phải tiến hành xây đồng thời từ hai bên lên đỉnh hồi. Khi xây phải để ý chừa các lỗ xà gồ giữa và nóc cho đúng thẳng hàng ở hai bên tường đối diện nhau. Quang vị trí đặt xà gồ phải xây bằng gạch lành.

o Sau khi xây xong khoảng một tuần thì phải gác và chèn đầu xà gồ để tường thu hồi đứng vững trước gió. Ở vùng có nhiều mối, hai đầu xà gò cần quét một lớp nhựa bitum để mối không tấn công xà gồ làm sập mái nhà.

o Kỹ thuật xây: trước khi xây phải dựng một cột lèo cao hơn đỉnh nóc nhà. Chân cột đúng tim nhà và ốp sát vào bức tường cần thu hồi. Điều chỉnh cột lèo vuông góc với phương nằm ngang. Xác định độ cao của đáy xà gồ nóc. Tại điểm đó đóng hai thanh ngang để căng dây lèo, dùng thước chỉnh dây lèo cho đúng góc độ và chiều dài của tường.

o Dùng vữa chèn chặt cột lèo không làm cho gió

lung lay được cột lèo. Sau khi chỉnh dây lèo đúng góc độ người ta có thể đóng đinh ghim nó xuống tường hoặc buộc gạch làm dây căng không ảnh hưởng trong quá trình xây.

 Phương pháp xây đá hộc:

 Khối xây đá hộc bằng những viên đá vừa khai thác chưa gia công đẽo gọt. Đá hộc thường dùng để

xây móng công trình, xây hầm lò. Đá thường dùng là loại đá thiên nhiên loại nặng, mác tối thiểu là

100, trọng lượng mỗi viên không quá 20-30kg.

Mỗi viên đá trong khối xây phải đặt theo phương pháp để tự nó giữ cân bằng, không cần chèn đá nhỏ. Đá phải đặt trên bề mặt lớn nhất của nó.

Toàn bộ khối xây phải đồng nhất để chịu tải trọng phân bố đều.

 Trong tất cả các trường hợp, cách xếp và vị trí

của mỗi viên đá không làm ảnh hưởng đến sự làm việc của những viên đá khác.

 Do hình dáng không ổn định của đá hốc nên trong khi xây tường đá không thể đảm bảo tất cả các

nguyên tắc xây, song trong phạm vi nhất định vẫn phải dựa vào các nguyên tắc đó. Khối xây phải

xây theo từng lớp, tốt nhất là từng lớp có chiều

dầy bằng chiều dày của những viên đá xây lớp đó.

Bề dày của bức tường đá ít nhất là phải 40cm.

Thỉnh thoảng trong một lớp đặt một viên câu suốt bề dày của tường (1m2 tường câu khoảng 5 viên)

 Những viên đá to xây ở ngoài, những viên nhỏ đặt bên trong khối xây. Những hốc không được chèn vữa không mà phải chèn đá nhỏ vào để tường

chịu lực tốt và tiết kiệm vữa xây. Khi xây phải xây hai mép cao hơn lòng tường một chút để đảm bảo khối xây vững chắc, nếu xây mép ngoài thấp hơn trong lòng thì khối xây dễ bị trượt.

 Tường đá phải xây đều cao bằng nhau, xây hết lớp này mới xây lớp khác. Để đảm bảo khối xây được ngang, thẳng và đúng chiều dày nên phải đóng cữ các góc công trình và cứ cách nhau 10m lại đóng một cọc cữ. Cọc cữ bằng gồ chắc, tiết

diện hình vuông hoặc hình chữ nhật, đóng theo

kích thước bằng chiều dày của bức tường, giữa các cọc cữ phải căng dây để xây cho thẳng.

 Ở các góc của tường phải xây bằng viên đá to, có 2 mặt phẳng gần vuông góc với nhau. Nếu không có đá to mà 2 mặt phẳng kề nhau, vuông góc với nhau thì phải đổ tấm bê tông đúc sẵn trước thay thế cho các viên đá đó. Người ta cũng có thể xây gạch ở góc để tạo góc vuông.

 Chú ý: Nếu bức tường đá là tường chắn đất thì cách 2m phải để một lỗ thoát nước ở dưới chân tường kích thước 10x10cm.

 Phương pháp xây đá đẽo:

 Đá đẽo là những viên đá tự nhiên sau khi khai thác được đẽo 1, 2, 3, 4, 5 mặt, sau đó người ta mới đem xây. Mặt đẽo sẽ được xây phô ra ngoài.

Thường là các bức tường trang trí người ta mới

xây đá đẽo. Khi xây đá đẽo phải đảm bảo các yêu cầu sau đây:

o Không dùng đá đẽo dưới 5 mặt để xây tường.

o Phải xây xen kẽ đá lớn, đá nhỏ một cách hợp lý, đẹp mắt, không xây tập trung thành những đám đá lớn, đá nhỏ riêng biệt.

o Không dùng những viên đá lõm mặt để xây

o Những viên đá đẽo 1 hoặc 2 mặt để xây ở khe lún và góc tường.

 Phương pháp xếp đá khan:

 Để bảo vệ kè, đập chắn đất trên sườn đồi núi người ta thường xếp đá khan. Khi xếp đá khan phải đảm bảo các yêu cầu:

o Các mạch phải kín bằng cách chèn đệm chặt bằng các hòn đá nhỏ

o Không xếp kiểu há mồn hoặc kiểu tai mèo.

o Mặt nền xếp đá phải phẳng, nếu dốc thì phải dốc đều.

o Không đặt đá tùy tiện gây ra hiện tượng trùng mạch.

o Đá xếp phải đứng, đặt chiều dài viên đá vuông góc với mặt nền rồi chèn chặt các khe hở.

o Đá xếp khan làm kè, đập chắn phải xếp từ chân mái dốc dần lên. Những hòn đá lớn xếp ở dưới, còn những hòn đá nhỏ

xếp ở trên, xếp chừng 2-3m một đợt lại dừng ít ngày để đất lún mới xếp tiếp.

o Hiện tại người ta có thể sử dụng các lưới mặt cáo làm bao che hoặc làm thành cũi rồi xếp đá khan vào bên trong. Như vậy có thể xếp những bức tường đá vuông góc với mặt đất tự nhiên.

Một phần của tài liệu [Kỹ thuật thi công]Chương 6-Công tác xây gạch đá (Trang 32 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)