Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.4. Một số khái niệm sử dụng
1.4.1. Giới và giới tính; Vai trò giới; Bình đẳng giới và quan hệ giới Giới, là khái niệm chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ xã hội [30]. Trong khi đó, Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam, nữ.
Vai trò giới, là những hành vi ứng xử mà xã hội mong đợi ở phụ nữ và nam giới; là việc nam và nữ thực tế đang làm (như: sản xuất, nuôi dưỡng, v.v.). Vai trò giới đa dạng, thay đổi theo địa bàn và thời gian. Vai trò giới có ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa phụ nữ và nam giới ở mọi cấp.
Ngoài ra theo Robertsons cho rằng vai trò là một tập hợp các chuẩn mực, hành vi, quyền lợi và nghĩa vụ đƣợc gắn liền với một vị thế xã hội nhất định. Vai trò xã hội của một người có nghĩa là người đó phải đảm nhận hay thể hiện đầy đủ các hành vi, nghĩa vụ, hệ thống chuẩn mực trên cơ sở vị thế của người đó. Đồng thời họ cũng nhận được những quyền lợi xã hội tương ứng với việc thực hiện vai trò của họ. Mỗi cá nhân có nhiều vai trò khác nhau trong xã hội.
Bình đẳng giới, là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, đƣợc tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó [30].
Quan hệ giới, là các quan hệ xã hội giữa nữ và nam, đặc biệt là cách thức phân chia quyền lực. Quan hệ giới tác động đến vị thế của nữ và nam và thường là bất lợi cho phụ nữ. Quan hệ giới thường dựa trên đặc điểm văn hoá và có thể thay đổi theo thời gian.
1.4.2. Quản trị và QTĐH, các hoạt động QTĐH 1.4.2.1. Về quản trị (Governance)
Quản trị, là thông qua nhiệm vụ của nó, cho rằng nhiệm vụ cơ bản của QT là
"thiết kế và duy trì một môi trường mà trong đó các cá nhân làm việc với nhau trong các nhóm có thể hoàn thành các nhiệm vụ và các mục tiêu đã định" [59].
Quản trị, là tiến trình hoạch định, tổ chức, lãnh đạo và kiểm soát những hoạt động của các thành viên trong tổ chức và sử dụng tất cả các nguồn lực khác của tổ chức nhằm đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra [68].
1.4.2.2. Về QT đại ho ̣c (University Governance)
Trong tiếng Việt chƣa có sự phân biệt rõ ràng giữa các khái niệm “quản trị”,
“quản lý”, “điều hành”. Xét về mặt nội dung ba khái niệm này giống nhƣ ba vòng tròn giao nhau, với những nội dung trùng nhau, nhƣng chúng không hoàn toàn đồng nhất. Việc sử dụng một trong ba thuật ngữ này phụ thuộc nhiều vào tình huống cũng nhƣ lĩnh vực áp dụng. Theo từ điển tiếng Việt “điều hành” có nghĩa là điều khiển mọi bộ phận và quy trình hoạt động chung, “quản lý” là thực hiện việc tổ chức và điều khiển hoặc trông coi và giữ gìn các hoạt động theo những yêu cầu nhất định, còn “quản trị” là quản lý và điều hành công việc thường ngày.
Đã có tác giả [29] phân biệt ba khái niệm này nhƣ ba cấp độ cụ thể trong hoạt động của tổ chức như một hệ thống. Tác giả này cho rằng “quản trị” là phương pháp, hay hệ thống mà qua đó một tổ chức, một cơ quan đơn vị đƣợc điều hành và cai quản. Cụ thể hơn, QT là những phương cách để những người có thẩm quyền lãnh đạo, thường là HĐQT của các tổ chức, hướng dẫn và giám sát các mục tiêu và giá trị của tổ chức đó thông qua chính sách và quy trình thực hiện. Nó là hành động xây dựng và tập hợp các quy tắc, hệ thống nhằm quản lý và kiểm soát các tổ chức, cơ quan, đơn vị, hơn là những hành động cụ thể để thực hiện việc quản lý và kiểm soát hoạt động của tổ chức đó. Khái niệm “administration” (quản lý) chính là để nói
về những hành động cụ thể này, nói về việc tổ chức thực hiện những chính sách đó thông qua phối hợp các nguồn lực. Còn “management” (điều hành) là cụ thể thêm một bậc nữa, nói về quá trình triển khai, vận dụng, và hướng dẫn trực tiếp để thực hiện công việc của một tổ chức, một cơ quan hay doanh nghiệp. Management trong tiếng Pháp cổ có nghĩa là “nghệ thuật sắp đặt, hướng dẫn”, có nguồn gốc từ tiếng Latin manuagere nghĩa là “hướng dẫn bằng tay”, ngụ ý “cầm tay chỉ việc”. Người quản lý là người hướng dẫn người khác làm theo một kế hoạch đã định. Trong lúc đó, xây dựng kế hoạch là việc của nhà quản lý, còn xác định phương hướng chiến lƣợc và cơ chế QT làm cơ sở cho các kế hoạch là việc của các nhà lãnh đạo. Cần phân biệt việc QT và quản lý vì việc QT bắt đầu ngay từ khi khởi đầu quá trình và nhiệm vụ của QT là xây dựng các chính sách, còn quản lý thì làm tất cả những việc tiếp theo [46].
Benjamin định nghĩa về QTĐH là quá trình ra quyết định, các chính sách và qui trình đƣợc văn bản hóa hay không văn bản hóa mà đóng vai trò kiểm soát nguồn lực của các trường ĐH-CĐ. Đặc tính này tập trung đối với các chủ thể hành động cả bên trong và bên ngoài trường, những người có ảnh hưởng đến việc phân bổ nguồn lực. Khái niệm phân bổ nguồn lực ở đây không chỉ giới hạn đối với nguồn lực tài chính mà còn là sự phân bổ về danh dự, xác định mục đích, xây dựng và phát triển tầm nhìn và sứ mạng của trường ĐH [46].
QTĐH, là cấu trúc của các mối quan hệ nhằm mang đến sự kết dính, ủy nhiệm chính sách, kế hoạch và ra quyết định, chịu trách nhiệm trước nhà trường, cộng đồng xã hội và người học về sự tin cậy, tính thích ứng và hiệu quả chi phí quản lý trong khi quản lý nhằm đạt đƣợc kết quả mong đợi thông qua việc phân chia trách nhiệm, nguồn lực và kiểm soát tính hiệu lực và hiệu quả [46].
Vậy QTĐH, là những phương cách để những người có thẩm quyền lãnh đạo (thường là HĐQT), hướng dẫn và giám sát các mục tiêu và giá trị của trường ĐH đó thông qua chính sách và quy trình thực hiện để đạt đƣợc mục tiêu và sứ mạng chung của nhà trường.
Nhƣ vâ ̣y có rất nhiều khái niê ̣m về QTĐH , riêng trong đề tài “Vai trò của phụ
nữ trong QTĐH”, tác giả hiểu và sƣ̉ du ̣ng QTĐH là khái niệm dùng để chỉ hoạt
động tổ chức, hướng dẫn, giám sát việc thực hiện các mục tiêu của tổ chức ĐH bằng các kế hoạch chiến lƣợc, các chính sách, các cơ chế, các quy tắc và các giá trị chung. ĐH đƣợc xem nhƣ một tổ chức, với HĐQT là lãnh đạo cao nhất thực hiện quyền tổ chức vĩ mô. Bàn đến hoạt động QTĐH là bàn đến mục tiêu, cơ chế, thể chế và các thành phần cấu tạo và tham gia hoạt động của ĐH với tƣ cách là một cấp độ GD sau phổ thông, GD không bắt buộc hay là GDĐH. QTĐH là cấu trúc và quá trình ra quyết định đƣợc ủy thác về những vấn đề quan trọng đối với các bên liên quan bên trong cũng như bên ngoài của một ĐH/trường ĐH. QT hiệu quả bao gồm việc xác định mục đích của tổ chức, làm rõ các định hướng chiến lược, xác định các ƣu tiên, thực thi sự kiểm soát đầy đủ để quản lý kết quả [46].
1.4.3. Cán bộ quản lý/Lãnh đạo; Vai trò của phu ̣ nƣ̃ trong QTĐH
Theo House, R. J., Lãnh đạo ở cấp độ tổ chức có thể đƣợc coi là "khả năng một cá nhân có thể ảnh hưởng, khuyến khích và làm cho người khác đóng góp nhiều hơn vào hiệu quả và thành công cuối cùng của tổ chức mà họ đang là thành viên."
[55].
Theo Mary Parker Follett2 đã đƣa ra định nghĩa về quản lý là "nghệ thuật sử dụng con người để hoàn thành công việc".
Trong khi đó, Henri Fayol3 mô tả việc quản lý bao gồm năm chức năng chính:
1. Lập kế hoạch; 2. Tổ chức; 3. Lãnh đạo; 4. Điều phối; 5. Điều khiển.
Nhƣ vậy có nhiều quan điểm và định nghĩa về cán bộ quản lý/Lãnh đạo, trong đề tài này, tác giả thống nhất hiểu cán bộ quản lý/Lãnh đạo là người truyền cảm hứng làm việc, xác định chính xác vấn đề cần giải quyết và bám sát, hỗ trợ từng thành viên để đạt kết quả cuối cùng của tổ chức/đơn vị nhờ vào khả năng tổ chức, lập kế hoạch, lãnh đạo đồng thời điều phối và điều khiển công việc, con người trong một tổ chức/đơn vị hướng vào công việc với mục tiêu chung.
Và trong đề tài , tác giả thống nhất hiểu định nghĩa Vai trò của phụ nữ trong QTĐH là quá trình tham gia các hoạt động QTĐH cụ thể của từng cá nhân thông qua từng vi ̣ trí công viê ̣c phu ̣ trách, đảm nhiê ̣m trong các trường ĐH.