Mô là gì? Cho biết các yếu tố của mô? Hãy kể các loại mô chính trong cơ thể?
Cho biết vị trí của từng loại mô? Nêu chức năng của từng loại mô?
3.Bài mới :
Vì sao khi ta chạm phải vật nóng tay ta rụt lại, nhìn thấy quả me thì tiết nước bọt, chạy xe thấy đèn đỏ thì dừng lại... Những hiện tượng đó được gọi là gì? Cơ chế đó diễn ra như thế nào? Nội dung bài hôm nay sẽ giải đáp cho chúng ta biết những điều đó.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu cấu tạo và chức năng của nơron (10’) Gv: Cho hs nhắc lại: I/ Cấu tạo và chức năng của nơron
(?) Hãy nêu thành phần và cấu tạo của mô thần kinh?
- HS: Mô TK gồm các tế bào th kinh gọi là nơ ron và các tế bào thần kinh đệm
- Gv: Y/c hs quan sát hình 6.1/sgk, kết hợp nghiên cứu thông tin để trả
lời câu hỏi - HS: Tự thu thập thông trong SGK
(?) Hãy mô tả cấu tạo của 1 nơron điển hình?
- Gv: Tiểu kết và nhấn mạnh thêm.
Bao miêlin tạo nên những eo chứ không phải là nối liền
- HS: Mô tả dựa theo hình 6.1
(?) Vậy nơron có chức năng gì ? - Chức năng cơ bản của nơron là cảm ứng và dẫn truyền
(?) Cảm ứng? Dẫn truyền? - HS: Dựa theo thông tin để hoàn chỉnh kiến thức
(?) Căn cứ vào chức năng người ta phân biệt mấ loại nơron?
(?) Nêu chức năng của từng loại nơron?
- Gv: Làm cho hs thấy và hiểu được vị trí, cấu tạo và chức năng của nơ ron
- Có 3 loại nơron
+ Nơ ron hướng tâm (nơron cảm giác) truền xung thần kinh về trung ương thần kinh
+ Nơron trung gian (nơron liên lạc) đảm bảo liên lạc giữa các nơ ron + Nơ ron li tâm (nơron vận động) truyền xung thần kinh tới cơ quan phản ứng.
- Gv: Y/c thảo luận: - HS: Nơron hướng tâm dần truyền
(?) Em có nhận xét gì về hướng dẫn truyền xung TK ở nơ ron hướng tâm và nơ ron li tâm?
xung TK về trung ương TK, còn nơ ron li tâm dẫn truyền xung TK tới cơ quan pư (cơ, tuyến)
Gv: Mở rông thêm: Ở người có 75.000 tỉ tế bào, chỉ riêng ở não có tới 1000 tỉ tế bào, trong đó có 100 tỉ là các nơ ron (còn 900 tỉ là các tb TK đệm chiếm 75 % sô lượng nơ ron
Hoạt động 2: Tìm hiểu cung phản xạ (23’) II/ Cung phản xạ 1/ Phản xạ - Gv: Y/c hs nghiên cứu thông
tin/sgk thảo luận nhóm trả lời câu hỏi
- HS Tự thu nhận thông tin trong SGK
(?) Phản xạ là gì? Cho VD về phản xạ ở người và ĐV?
- Là phản ứng của cơ thể trả lời kích thích của môi trường dưới sự điều khiển của hệ thần kinh
(?) Một phản xạ thực hiện được nhờ sự chỉ huy của bộ phận nào?
- HS: Nhờ bộ phận hệ thần kinh
(?) Nêu điểm khác nhau giữa phản xạ ở người và tính cảm ứng ở ĐV?
- Gv: nhấn mạnh: mọi hoạt động của cơ thể đều là phản xạ, px không chỉ trả lời các kích thích của môi trường ngoài mà còn đáp ứng kích thích của môi trường trong
TD: Sự tăng nhịp hô hấp, sự thay đổi nhịp co bóp của tim khi lao động
- HS: Phản xạ ở người khác với tính cảm ứng của tv vì: px là phản ứng có sự tham gia của hệ thần kinh mà ở thực vật lại không có hệ thần kinh TD: Hiện tượng cụp lá ở cây xấu hổ chủ yếu là những thay đổi về lực trương nước ở các tế bào gốc chứ không phải do hệ thần kinh điều khiển.
, sự tiết mồ hôi khi trời nóng, trời lạnh…. đều là phản xạ.
2/ Cung phản xạ - Gv:Y/c hs đọc thông tin đồng thời
quan sát hình 6.2/sgk ghi nhớ kiến thức
- HS: Tự thu thập thông tin và quan sát hình 6.2
(?) Có những loại nơron nào tham gia vào cung phản xạ?
- HS: Có 3 loại nơ ron tham gia vào cung phản xạ
(?) Cung phản xạ là gì?
(?) Một cung phản xạ bao gồm những thành phần nào?
- Là đường dẫn truyền xung thần kinh từ cơ quan thụ cảm qua trung ương thần kinh tới cơ quan phản ứng - Cung phản xạ gồm 5 khâu:
+ Cơ quan thụ cảm + Nơron hướng tâm + Nơron trung gian + Nơron li tâm + Cơ quan phản ứng (?) Cung phản xạ có vai trò như thế
nào?
- HS: Thực hiện phản xạ
(?) Hãy giải thích phản xạ: kim châm vào tay, tay rụt lại?
- HS: Kim kích thích → cơ quan thụ cảm (da) → nơron hướng tâm → tuỷ sống(t.w tk)phân tích → nơron li tâm
→ cơ ở ngán tay → co tay, rụt lại.
Như vậy px được thực hiện 1 cách chính xác là nhờ có các luồng thông tin ngược báo về t.w tk để có sự điều chỉnh px tạo nên vòng px...
3/ Vòng phản xạ
- Gv: y/c hs nghiên cứu thông - HS: Tự thu thập thong tin
tin/sgk và sơ đồ hình 6.3/sgk
(?) Vòng phản xạ có ý nghĩa như thế nào trong đời sống?
- HS: Giúp px thực hiện chính xác hơn
(?) Nêu VD về phản xà và phân tích đường dẫn truyền xung thần kinh trong phản xạ đó?
- HS: Phân tích dựa theo thông tin trong sgk
- Gv: lưu ý hs: ( sgk….)
Ngay trong trường hợp chỉ phản ứng 1 lần đã đáp ứng được yêu cầu trả lời kích thích cũng vẫn có thông tin ngược qua dây hướng tâm về trung ương TK. Vì vậy, dù là phản xạ đơn giản nhất thì xung TK vẫn được dẫn truyền trong vòng px
- Trong px luôn có luồng thông tin ngược báo về trung ương thần kinh để trung ương điều chỉnh pư cho chinh xác
- Vòng px bao gồm cung px và đường lien hệ ngược.
- Gv: Y/c tự rút ra kết luận:
4. Củng cố, kiểm tra đánh giá (5’)
- Căn cứ vào chức năng người ta phân biệt mấy loại nơron, các loại nơron đó khác nhau ở điểm nào?
- Phản xạ là gì? Cho thí dụ?
- cung phản xạ là gì?
- Từ 1 VD cụ thể hãy phân tích đương đi của xung thần kinh trong px đó?
5. Hướng dẫn học bài và làm bài tập ở nhà (2’) - Học bài và trả lời câu hỏi 1,2 SGK /23
- Đọc phần “em có biết”
- Chuẩn bị bài 7. Bộ xương.
D. Rút kinh nghiệm
………
………....……….……....…...………...
Chủ đề 3 Sự vận động của cơ thể (6 tiết )
*Mục tiêu chung 1/ Kiến thức:
- Kể tên các phần của bộ xương người
- HS trình bày được các thành phần chính của xương, và xác định được vị trí các xương chính ngay trên cơ thể mình.
- Phân biệt được các loại khớp xương, nắm vững cấu tạo khớp động.
- HS biết được cấu tạo của xương xương ngắn, xương dẹt.
- Hs hiểu được sự lớn lên và khả năng chịu lực của xương là do
- HS xác định được thành phần hoá học của xương, chứng minh được tính đàn hồi và cứng rắn của xương.
- Hs biết được đặc điểm cấu tạo của bắp cơ, tế bào cơ
- HS hiểu và giải thích được tính chất cơ bản của cơ là sự co cơ. Nêu mối quan hệ giữa cơ và xương trong sự vận động
- HS vận dụng vào giải thích được tính chất cơ bản của cơ là sự co cơ và nêu
- HS biết được khi cơ co sinh ra công.
- HS hiểu và chứng minh được cơ co sinh ra công. Công của cơ được sử dụng vào lao động và di chuyển. Trình bày được nguyên nhân của sự mỏi cơ và nêu các biện pháp chống mỏi cơ.
- HS vận dụng vào đời sống, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao và lao động vừa sức.
- HS tái hiện kiến thức về đặc điểm cấu tạo của bộ xương và hệ cơ.
- Hs hiểu và so sánh bộ xương và hệ cơ của người với thú, qua đó nêu rõ đặc điểm thích nghi với dáng đứng thẳng với đôi bàn tay sáng tạo( có sự phân hóa giữa chi trên và chi dưới).
- Hs vận dụng ý nghĩa của việc rèn luyện và lao động đối với sự phát triển bình thường của hệ cơ và xương. Nêu các biện pháp chống cong vẹo cột sống ở Hs
2/ Kĩ năng:
- Quan sát tranh, mô hình, nhận biết kiến thức.
- kĩ năng tư duy độc lập làm việc với SGK - Phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát.
- Hoạt động nhóm
Kĩ năng sống:
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực khi hoạt động nhóm
- Kĩ năng xử lí và thu thập thông tin khi đọc SGK, quan sát hình, mô hình để tìm hiểu các phần chính của bộ xương người
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, trước tổ 3/ Thái độ:
Giáo dục ý thức giữ gìn bộ xương Tuần 4