Chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN ĐƯỜNG LỐI LỊCH SỬ ĐẢNG (Trang 54 - 57)

III. Liên hệ thực tiễn

2. Chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội

Một là,tập trung giải quyết tốt chính sách lao động việc làm và thu nhập:

Hết sức quan tâm tới yêu cầu chuyển dịch cơ cấu lao động, giải quyết việc làm cho người lao động ; tạo điều kiện giải quyết ngày càng nhiều việc làm, đặc biệt cho người nông dân.

Hoàn thiện pháp luật về dạy nghề; ban hành chính sách ưu đãi về đất đai,thuế, đào tạo giáo viên, hỗ trợ cơ sở hạ tầng…;đẩy mạnh và chấn chỉnh công tác quản lí ,tổ chức xuất khẩu lao động.

Khắc phục những bất lợi về tiền lương , tiền công, trợ cấp xã hội phù hợp với tình hình kinh tế – xã hội đất nước ; nâng cao chất lượng tay nghề; chăm lo bảo hộ lao động,cải thiện điều kiện và hạn chế tai nạn lao động, xây dựng quan hệ ổn định , hài hòa,tiến bộ.

Hai là,bảo đảm an sinh xã hội :

Tiếp tục sửa đổi và hoàn thiện hệ thống bảo hiểm xã hội,bảo hiểm y tế, trợ giúp và bảo trợ xã hội.

Tăng tỉ lệ người lao động tham gia các hình thức bảo hiểm, đẩy mạnh xã hội hóa dịch vụ xã hội hóa bảo hiểm xã hội ;đảm bảo thực hiện đúng, đầy đủ chế định quy định đối với mọi đối tượng.

Tập trung triển khai có hiệu quả các chương trình xóa đói ,giảm nghèo ở vùng sâu,vùng xa,vùng đặc biệt khó khăn . Đa dạng hóa các nguồn lực và phương thức xóa đói giảm nghèo.

Huy động mọi nguồn lực xã hội cùng với Nhà nước chăm lo tốt hơn đời sống vật chất và tinh thần của những người và gia đình có công

Ba là, nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe nhân dân và công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình,bảo vệ và chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em:

Chú ý nhiều hơn công tác y tế dự phòng và chăm sóc sức khỏe của người dân. lưới y tế ; tăng đầu tư nhà nước, đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động y tế; nâng cao y đức đấu tranh đẩy lùi tiêu cực.

Phát triển mạnh công nghiệp dược; quản lí chặt chẽ thj trường thuốc.Bảo đảm cho người dân được khám chữa bệnh thuận lợi.

Tiếp tục kiềm chế và giảm mạnh lây nhiễm HIV.

Thực hiện nghiêm chính sách và pháp luật về dân số, duy trì mức sinh hợp lí, quy mô gia định ít con.

Làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản, sức khỏe bà mẹ và trẻ em, nâng cao chất lượng dân số.Chú trọng bảo vệ và chăm sóc, bảo đảm các quyền cơ bản của trẻ em.

Xây dựng và triển khai chiến lược quốc gia về bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ.

Phát triển mạnh phong trào thể dục thể thao đại chúng; nâng cao chất lượng và khắc phục những tiêu cực trong thể thao.

Bốn là, đấu tranh phòng chống có hiệu quả tệ nạn xã hội , tai nạn giao thông:

Đa dạng hóa các hình thức tuyên truyền giáo dục cộng đồng, đấu tranh quyết liệt với việc buôn bán sử dụng ma túy.

Huy động nguồn vốn, tăng cường đầu tư, xây dựng và quản lí các trung tâm cai nghiện, đề cao trách nhiệm của mọi người đối với các đối tượng sau cai nghiện.

Có giải pháp kiểm soát và hạn chế tệ nạn mại dâm và các tệ nạn xã hội khác.

Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật, sử lí nghiêm các vi phạm giao thông.

Tăn cường cơ sở hạ tầng phương tiện và năng lực tổ chức giao thông.

Các chủ trương đã thể hiện sự ưu việt của Đảng,của chế độ ta.

* Kết quả, ý nghĩa, hạn chế và nguyên nhân:

Kết quả và ý nghĩa :

Giải quyết việc làm, xóa đói, giảm nghèo, thực hiện chính sách với người và gia đình có công, chính sách an ninh xã hội đạt kết quả tích cực.

Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ đạt được một số kết quả quan trọng; mức hưởng thụ các dịch vụ y tế của nhân dân tăng lên, đặc biêt với trẻ em, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số. Chỉ số phát triển con người không ngừng tăng lên; Việt Nam đã hoàn thành phần lớn các mục tiêu thiên niên kỉ.

Nhận thức về bảo vệ môi trường được nâng lên, công tác bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ đa dạng sinh học có tiến bộ.Chương trình quốc gia về ứng phó với biến đổi khí hậu bước đầu được triển khai.

Hạn chế và nguyên nhân:

Tình trạng thiếu việc làm còn cao. Chính sách tiền lương thu nhập chưa đáp ứng được yêu cầu.

Đời sống của một bộ phận dân cư, nhất là miền núi, vùng sâu vùng xa còn nhiều khó khăn.

Chất lượng công tác bảo vệ, chăm sóc sức khỏe còn thấp, hệ thống y tế và chất lượng dịch vụ y tế chưa đáp ứng được nhu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Vệ sinh, an toàn thực phẩm chưa được kiểm soát chặt chẽ.

Việc xây dựng pháp luật và chính sách bảo vệ môi trường còn chậm, hiệu quả thấp.Môi trường ở nhiều nơi tiếp tục bị xuống cấp, một số nơi đã đến mức báo động. Chưa chủ động nghiên cứu, dự báo đánh giá tác động của biến đổi khí hậu; hậu quả thiên tai còn nặng nề.

3, Liên hệ Việt Nam:

Thành tựu của giải quyết các vấn đề xã hội thời kì đổi mới cho tới nay:

Nhìn tổng thể,từ năm 1986 đến nay,tư duy của ĐCS Việt Nam về giải quyết các vấn đề xã hội đã có những bước phát triển mới: Từ chỗ không đặt đúng tầm quan trọng của chính sách xã hội trong mối quan hệ tương tác với chính sách kinh tế đã đi đến thống nhất chính sách kinh tế với chính sách xã hội ;tăng trưởng kinh tế đi đôi với đảm bảo tiến bộ và công bằng xã hội. Từ chỗ nhà nước bao cấp toàn bộ trong việc giải quyết việc làm đã dần dần chuyển trọng tâm sang thiết lập cơ chế,chính sách để các thành phần kinh tế và người lao động tham gia làm việc. Từ chỗ không chấp nhận sự phân hóa giàu-nghèo đã đi đến khuyến khích người dân làm giàu, tích cực xóa đói giảm nghèo.

Câu 18. Ưu điểm , hạn chế và nguyên nhân hạn chế trong quá trình thực hiên đường lối giải quyết vấn đề xã hội của Đảng hiện nay. Nêu 1 số giải pháp nhằm khắc phục hạn chế đó.

1. Bối cảnh lịch sử

+Trước thời kì đổi mới ( trước năm 1986): những vấn đề xã hội bao gồm các lĩnh vực lien quan đến sự phát triển của con người và xã hội như dân số và nguồn nhân lực, lao động, việc làm, thu nhập và mức sống, gia đình, y tế, văn hoá, những đảm bảo về an ninh an toàn xã hội của đời sống cá nhân và cộng đồng

+ Quá trình phát triển đường lối:

Giai đoạn 1986 – 1996:

Đại hội VI của Đảng ( 12/1986), lần đầu đặt rõ tầm quan trọng của chính sách xã hội với chính sách kinh tế và chính sách ở các lĩnh vực khác.

- Đại hội VII của Đảng (6/1991) khẳng định một số quan điểm chỉ đạo việc kết hợp hài hoà giwuax tăng trưởng kinh tế và giải quyết vấn đề xã hội.

đoạn 1996 – 2011

- Đại hội VIII của Đảng (6/1996) nêu một trong sáu bài học của 10 năm đổi mới là tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiens bộ và công bằng xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá dân tộc, bảo về môi trưởng sinh thái

- Đại hội IX của Đảng (4/2001) xác định các chính sách xã hội phải hướng vào phát triển và làm lành mạnh hoá xã hội. .

- Đại hội X của Đảng (4/2001) tiếp tục khẳng định kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả nước, ở lĩnh vực, địa phương. .

- Đại hội XI của Đảng (4/2011) khẳng định thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội trong từng bước và chính sách phát triển

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG MÔN ĐƯỜNG LỐI LỊCH SỬ ĐẢNG (Trang 54 - 57)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(66 trang)
w