C. CH ỨNG CHỈ QUỸ ĐẦU TƯ
II. Đầu tư và các yếu tố tác động, ảnh hưởng đến quyết định đầu tư
+ Đầu tư chứng chỉ quỹ đầu tư
Nhà đầu tư cá nhân hay pháp nhân thường quyết định đầu tư thông qua quỹ bởi 05 yếu tố:
o Giảm thiểu rủi ro nhờ đa dạng hóa danh mục đầu tư o Tiết kiệm chi phí nhưng vẫn đạt các yêu cầu về lợi nhuận o Được quản lý chuyên nghiệp
o Giám sát chặt chẽ bởi các cơ quan thẩm quyền o Tính năng động của quỹ đầu tư.
Mỗi nhà đầu tư tham gia đầu tư vào quỹ sẽ sở hữu một phần trong tổng danh mục đầu tư của quỹ. Việc nắm giữ này được thể hiện thông qua việc sở hữu các chứng chỉ quỹ đầu tư.
Thực tiễn ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển cho thấy, quỹ đầu tư hình thành trong rất nhiều lĩnh vực đầu tư khác nhau như khai thác kim loại quý, dầu mỏ v.v., nhưng quỹ đầu tư trong lĩnh vực chứng khoán là phổ biến nhất. Ngay trong lĩnh vực chứng khoán, sự chuyên biệt trong lĩnh vực đầu tư cũng này càng rõ nét. ở Mỹ, có khoảng 9000 quỹ đầu tư chứng khoán được thành lập dưới nhiều hình thức. Tại Hàn Quốc, riêng quỹ đầu tư chứng khoán đầu tư vào trái phiếu đã có trên 500 quỹ khác nhau. Tại Thái Lan hiện có trên 70 quỹ đầu tư chứng khoán, còn ở Malaysia có khoảng 17 triệu dân sở hữu chứng khoán của quỹ đầu tư chứng khoán.
Chứng chỉ quỹ ngày càng trở thành một mặt hàng được mua bán nhiều trên thị trường chứng khoán, thậm chí nhiều nhà đầu tư còn đánh giá nó hấp dẫn, ít rủi ro hơn cổ phiếu và đặc biệt là có tính thanh khoản cao. Tại sao? Rõ ràng với ưu điểm của quỹ đầu tư chứng khoán, đa dạng hóa đầu tư- phân tán rủi ro và lại có một đội ngũ quản lý quỹ chuyên nghiệp đứng ra "chơi chứng khoán", thì ít nhất độ an toàn và lợi nhuận kỳ vọng cũng cao hơn. Cứ tưởng tượng bạn chỉ cần nắm chứng chỉ quỹ trong tay, yên tâm làm các công việc khác, không cần phải suy tính đầu tư vào chứng khoán nào, rồi đến kỳ bạn lấy lợi nhuận và bạn có thể dễ dàng bán chứng chỉ quỹ này cho các nhà đầu tư khác trên thị trường để thu lại tiền mặt, vậy có phải đó là loại chứng khoán này hấp dẫn nhất không. Tuy nhiên khi là người sở
hữu chứng chỉ quỹ đồng thời bạn cũng là người đầu tư thụ động, gián tiếp vì không có quyền quyết định đầu tư và mọi rủi ro hay thành công đều phụ thuộc vào trình độ và kinh nghiệm của người quản lý quỹ.
Khi đầu tư vào chứng chỉ quỹ của bất kỳ quỹ đầu tư chứng khoán nào, nhà đầu tư cần phải lưu ý đến một chỉ tiêu luôn luôn gắn liền với hoạt động của các quỹ đầu tư, đó là giá trị tài sản ròng của quỹ (NAV - Net asset value). Nó cho phép nhà đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động của các quỹ nói chung và là cơ sở cho việc xác định giá mua, bán chứng chỉ quỹ trên thị trường. NAV của quỹ được xác định bằng hiệu số giữa tổng giá trị tài sản của quỹ với giá trị các khoản nợ phải trả của quỹ. NAV của mỗi đơn vị chứng chỉ quỹ được xác định bằng cách chia NAV của quỹ cho tổng số chứng chỉ quỹ đang lưu hành của quỹ đầu tư chứng khoán.
Ví dụ: Đối với các quỹ đại chúng dạng đóng như các chứng chỉ quỹ đang niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM thì thông thường thị giá của chứng chỉ quỹ giao dịch hằng ngày thường thấp hơn giá trị tài sản ròng (NAV) của nó từ 15%-40%, có trường hợp chiết khấu đến gần 50%.
Hiện tượng giá giao dịch của chứng chỉ quỹ đóng thấp hơn NAV của chứng chỉ quỹ là một hiện tượng khá phổ biến trên thế giới đối với loại hình quỹ đại chúng dạng đóng, và đây là một trong những điểm kém hấp dẫn của loại hình chứng chỉ quỹ dạng đóng so với loại hình quỹ đại chúng dạng mở.
Giá trị giao dịch của chứng chỉ quỹ dạng đóng giao dịch hằng ngày trên thị trường được quyết định bởi 2 yếu tố chính là NAV trên mỗi chứng chỉ quỹ và cung cầu thị trường vào từng thời điểm. Giá giao dịch của chứng chỉ quỹ thường bị chiết khấu thấp hơn NAV có thể có nhiều nguyên nhân mà một trong số đó là:
-Tính thanh khoản của toàn bộ thị trường và của các loại chứng khoán hiện có trong danh mục của quỹ;
-Tình hình cung cầu của thị trường đối với chứng chỉ quỹ tại mỗi thời điểm;
-Mức độ minh bạch trong việc công bố thông tin của quĩ và uy tín của công ty quản lý quỹ đối với công chúng;
- Mức độ quan tâm và niềm tin của nhà đầu tư đối các quỹ đại chúng -Xu hướng chung của thị trường là đang tăng hay giảm;
-Thời hạn hoạt động còn lại của quỹ;
-Chi phí thanh lý, giải thể quỹ...
+ Một số đặc điểm cần quan tâm khi đầu tư :
• Việc mua chứng chỉ quỹ có nghĩa là nhà đầu tư đã uỷ thác cho công ty quản lý quỹ thay mặt nhà đầu tư thực hiện quản lý và đầu tư số tiền bằng với số tiền người đầu tư đã mua chứng chỉ quỹ. Nói một cách đơn giản, tổng giá trị chứng chỉ quỹ do một nhà đầu tư nắm giữ thể hiện số tiền người đầu tư góp vào quỹ để thực hiện đầu tư theo mục tiêu đầu tư chung qui định trong điều lệ quỹ.
• Cần dành thời gian đọc và phân tích các tài liệu liên quan đến việc phát hành chứng chỉ quỹ như điều lệ quỹ, các mục tiêu đầu tư của quỹ, kinh nghiệm công ty quản lý quỹ và ngân hàng giám sát.
• Cân nhắc yếu tố chi phí của quỹ đầu tư và tỷ lệ chi phí /thu nhập khi quyết định mua hoặc bán chứng chỉ quỹ trong trường hợp quỹ đã đi vào hoạt động một thời gian hoặc có nhiều quỹ được thành lập.
• Phải biết chấp nhận rủi ro bởi vì công ty quản lý quỹ không có nghĩa vụ phải cam kết chắc chắn là hoạt động đầu tư của quỹ sẽ có lãi mà nó chỉ nghĩa vụ phải thực hiện cách tốt nhất các hoạt động quản lý chuyên nghiệp của mình và vì lợi ích của các nhà đầu tư.
+ Các yếu tố tác động đến việc đầu từ vào chứng chỉ quỹ đầu tư
1.RỦI RO
Rủi ro thị trường
Rủi ro này phát sinh khi các thị trường tài sản mà quỹ đầu tư có sự suy giảm từng phần hay toàn bộ trong một khoảng thời gian. Loại rủi ro này dẫn tới sự suy giảm của toàn bộ thị trường. Rủi ro này thuộc rủi ro mang tính hệ thống nằm ngoài khả năng kiểm soát của công ty quản lý quỹ.
Rủi ro lãi suất
Chứng chỉ Quỹ đầu tư cũng là một công cụ đầu tư nên bị ảnh hưởng bởi yếu tố lãi suất. Lãi suất làm chi phí đầu vào các doanh nghiệp tăng, mức lãi suất mong đợi tăng sẽ làm giảm giá trị cổ phiếu, giảm giá chứng chỉ quỹ cũng như giá trị đầu tư vào trái phiếu và ngược lại.
Rủi ro lạm phát
Lạm phát làm tăng chi phí đầu vào, tăng lãi suất danh nghĩa do đó ảnh hưởng đến giá cổ phiếu và chứng chỉ quỹ đầu tư. Rủi ro về lạm phát ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp mà quỹ đầu tư vào, do vậy sẽ ảnh hưởng kết quả lợi nhuận v.v. và ảnh hưởng đến giá trị doanh nghiệp và khoản đầu tư vào cổ phiếu của doanh nghiệp.
Rủi ro mất khả năng thanh toán của tổ chức phát hành trái phiếu/công cụ nợ Rủi ro mất khả năng thanh toán có thể xảy ra đối với các tổ chức phát hành trái phiếu hoặc công cụ nợ khác nếu có các khoản đầu tư của quỹ. Rủi ro này phát sinh khi các bên phát hành công cụ nợ mất khả năng thanh toán lãi suất hoặc tiền gốc đối với các khoản vay.
Rủi ro thiếu tính thanh khoản
Một trong những yếu tố quan trọng của Quỹ là dành phần lớn tổng tài sản đầu tư vào các doanh nghiệp nhà nước và tư nhân cổ phần hóa. Chính vì vậy, các khoản đầu tư này chỉ có tính thanh khoản cao khi cổ phiếu này có khả năng được giao dịch trên thị trường chứng khoán. Phần lớn những doanh nghiệp nhà nước sẽ được nêm yết sau khi cổ phần hóa theo quy định của Nhà nước, tuy nhiên khoảng thời gian giữa việc cổ phần hóa và niêm yết là yếu tố khách quan mà công ty quản lý quỹ khó có thể chủ động được.
Rủi ro pháp lý
Từ khi Việt Nam chính thức phát triển nền kinh tế theo hướng thị trường vào đầu thập niên 90, Chính phủ hoàn thiện dần khung pháp lý cho các hoạt động chứng khoán và TTCK. Các hoạt động chứng khoán, quỹ đầu tư chứng khoán và TTCK được Chính phủ điều chỉnh trong các văn bản pháp lý ban hành vào năm 1998.
Năm 2006, trước sự bùng nổ của thị trường chứng khoán và việc gia nhập WTO của Việt Nam, nhiều văn bản pháp lý về thị trường chứng khoán đã được Chính phủ ban hành như Luật chứng khoán, các nghị định hướng dẫn, quy chế hoạt động... Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những rủi ro nhất định liên quan đến yếu tố pháp lý như: sự phù hợp với các cam kết khi Việt Nam gia nhập WTO, các quy định về thuế đối với các nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng và chứng khoán, chế độ kế toán quản lý quỹ, các chính sách khuyến khích đầu tư trong lĩnh
vực chứng khoán và tài chính chưa đủ mạnh để có thể thu hút nhiều hơn các khoản vốn nhàn rỗi trong công chúng vào nền kinh tế.
Rủi ro xung đột lợi ích
Công ty quản lý quỹ cũng sẽ gặp phải những xung đột nhất định về lợi ích giữa các quỹ đầu tư và các sản phẩm tài chính khác do công ty quản lý quỹ điều hành.
Rủi ro này thuộc dạng rủi ro không hệ thống, có thể kiểm soát được.
Rủi ro về tiến độ giải ngân
Quá trình phân bổ tài sản của quỹ vào các công ty đã nêm yết hoặc chưa nêm yết sẽ phụ thuộc nhiều vào tiến độ thực hiện của cổ phần hóa, quyết định chấp thuận được niêm yết của các công ty theo chính sách của Chính phủ và Nhà nước. Do vậy, nhà đầu tư cũng cần quan tâm đến khả năng xảy ra đối với rủi ro về tiến độ giải ngân của quỹ.
Rủi ro giảm sút giá trị tài sản ròng (NAV) của quỹ
Rủi ro này phát sinh chủ yếu do sự giảm giá của các loại cổ phiếu trên thị trường phi tập trung (OTC) và cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán mà Quỹ đầu tư. Khi đó, NAV của Quỹ sẽ bị giảm sút và ảnh hưởng trực tiếp đến thị giá của chứng chỉ quỹ trên thị trường.
Nhà đầu tư cần xác định rõ chiến lược đầu tư, mức độ chấp nhận rủi ro, chi phí và những quy định khác được nêu rõ trong Bản cáo bạch & Điều lệ tổ chức và hoạt động của Quỹ trước khi quyết định đầu tư vào Quỹ được công ty VFM quản lý.
2. Sự biến động của nền kinh tế Ví dụ:
Năm 2011 TTCK Việt Nam cùng các biện pháp thắt chặt kinh tế vĩ mô nhằm kìm chế lạm phát đã và đang tác động trực tiếp đến NAV của các quỹ đầu tư. một công cụ phản ánh tình trạng sức khỏe của các quỹ đầu tư.
Báo cáo của tổ chức tài chính LCF Rothschild (Anh) về dữ liệu hoạt động hằng ngày của hơn 100 quỹ đầu tư toàn cầu cho thấy, NAV trong gần 5 tháng đầu năm nay của các quỹ chứng khoán tại Việt Nam chỉ đạt -7,8% so với -7,2% cả năm 2010 và 48,4% năm 2009.
Theo đó, mức giảm NAV nhiều nhất thuộc về quỹ Blackhorse Enhanced Vietnam Inc (-21,5%), Vietnam Emerging Equity Fund (VEEF) của Dragon Capital (- 17,5%) và Vietnam Azalea Fund (VAF) của Mekong Capital (-17,3%).
Các quỹ đầu tư bất động sản tuy có kết quả hoạt động khả quan hơn trong cùng thời gian trên nhưng chỉ số NAV cũng không khả quan với -5,0% so với -5,9%
năm 2010 và 2,3% của 2009.
+ đầu tư vào Qũy đầu tư tại VN hiện nay?
Qũy đầu tư đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển TTCK. Với tính chuyên nghiệp cao và sự đa dạng trong đầu tư quỹ đầu tư không chỉ có thể giải quyết những thách thức mà các nhà
Đầu tư cá nhân gặp phải khi tham gia TTCK, mà còn tạo sự ổn định cao hơn cho hoạt động của TTCK. Việc tập hợp những nguồn vốn nhỏ, lẻ của các nhà đầu tư cá nhân vào một quỹ lớn hơn, được quản lí bới các nhà đầu tư chuyên nghiệp sẽ góp phần làm tăng tính ổn định cho TTCK.
Ngành quản lí quỹ đầu tư tại VN chỉ mới hình thành từ cuối năm 2003.Nhưng đã có những thành tựu đáng kể ban đầu.Tính đến tháng 6/2006, trên thị trường có 7 công ty quản lí quỹ được cấp giấy phép là Công ty quản lý quỹ Prudential Việt Nam, Vietfund, Thành Việt, Manulife, Công ty quản lí quỹ VCB, Vietnam Partners Investment Management (BVIM) và Bảo Việt. ( Đến năm 2011 có thêm các công ty khác như : Công ty Quản lý Quỹ đầu tư VinaCapital, Công ty Quản lý Quỹ Đầu tư Saigon Asset Management (SAM), quỹ Blackhorse Enhanced Vietnam Inc , Vietnam Emerging Equity Fund (VEEF) của Dragon Capital, Vietnam Azalea Fund (VAF) của Mekong Capital, quỹ nước ngoài Indochina Capital,….)
Đặc biệt trong bối cảnh có những biến động mạnh trên TTCK thì đầu tư vào chứng chỉ quỹ là một kênh an toàn, hiệu quả, đặc biệt là những nhà đầu tư nhỏ lẻ.
- Không nên đầu tư vào quỹ Mở hiện nay
Quỹ mở là một xu hướng chung trên các thị trường chứng khoán thế giới, thậm chí nó còn phổ biến hơn nhiều so với quỹ đóng và quỹ thành viên. Ưu việt của quỹ mở là huy động vốn nhanh, thủ tục pháp lý đơn giản, nhà đầu tư dễ dàng rút vốn khi cần.
Tuy nhiên việc đầu tư vào Qũy mở tại VN hiện nay còn những hạn chế và nhạy cảm. Do việc triển khai cũng như tham gia vào quỹ mở không phải không có rủi ro.khi nhà đầu tư giao dịch mua bán chứng chỉ quỹ với công ty quản lý quỹ thì vấn đề tổ chức, quản lý, giám sát, thanh toán, phân bổ đầu tư… sẽ trở nên phức
tạp hơn. Đó là lý do đến nay vẫn chưa có hướng dẫn pháp lý nào cho quỹ mở hoạt động.
Về phía công ty quản lý quỹ, khi lập quỹ mở, rủi ro lớn nhất là việc bị nhà đầu tư rút vốn. Họ phải luôn dự trữ một lượng tiền để thanh toán cho nhà đầu tư và vì thế, khó có thể yên tâm sử dụng vốn. Ngoài ra, theo ông Lynh, để quản lý và vận hành quỹ mở, các công ty phải có tiềm lực, đẩy mạnh đầu tư máy móc, công nghệ, tổ chức đội ngũ, xây dựng chiến lược đầu tư, tăng cường năng lực quản lý.
Đối với nhà đầu tư, dù được quyền bán ra chứng chỉ quỹ khi có nhu cầu, nhưng thực tế, Luật Chứng khoán cũng như Thông tư hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ mở có quy định, công ty quản lý quỹ có thể từ chối mua lại chứng chỉ quỹ khi không thể xác định được NAV (trường hợp chứng khoán trong danh mục đầu tư của quỹ bị hủy niêm yết) hoặc khi công ty không bán được tài sản trong danh mục đầu tư (do tài sản bị mất tính thanh khoản hoặc chứng khoán trong danh mục của quỹ nằm trong diện giải thể phá sản.
Nhà đầu tư cũng không nên trông đợi mức tăng trưởng NAV vượt trội từ các quỹ mở. Bởi lẽ trước áp lực bị rút vốn bất cứ lúc nào, công ty quản lý quỹ sẽ phải thận trọng hơn trong đầu tư và phải duy trì một lượng tiền mặt nhất định. Hơn nữa, do dòng vốn không ổn định, nên các quỹ khó có thể giải ngân vào những khoản mục có tính chất dài hạn. Hoạt động đầu tư vì thế mà ít nhiều bị cản trở.
Ngoài ra, do quỹ mở không được niêm yết trên thị trường chứng khoán mà chỉ giao dịch qua công ty quản lý quỹ nên hoạt động bán ra chứng chỉ quỹ của nhà đầu tư dễ gặp rủi ro về thanh khoản
Một số danh mục đầu tư hiện nay:
Qũy đầu tư tăng trưởng Manulife (MAFPF1):
Tài chính, ngân hàng;
Hàng tiêu dùng tập trung vào ưu thế thương hiệu và phân phối;
Đồ gỗ và những sản phẩm làm từ gỗ và hàng thủ công mỹ nghệ;
Ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, giày da và chất dẻo;
Ngành sản xuất nguyên liệu thô phục vụ cho công nghiệp;
Viễn thông;
Gia công phần mềm và các ngành gia công khác;
Dịch vụ giao nhận
Các ngành nghề và dịch vụ khác Qũy đầu tư của VietFun Management
Các cổ phiếu của các công ty niêm yết hoặc chưa niêm yết và các công ty tư nhân.