Biện pháp sử dụng sách điện tử trong dạy học nội dung động vật các môn Tự nhiên và xã hội ở Tiểu học

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Thiết kế và sử dụng sách điện tử về động vật trong môn Tự nhiên và xã hội ở Tiểu học (Trang 33 - 41)

CHƯƠNG 3 THIẾT KẾ VÀ SỬ DỤNG SÁCH ĐIỆN TỬ VỀ ĐỘNG VẬT TRONG DẠY HỌC

3.3. Biện pháp sử dụng sách điện tử trong dạy học nội dung động vật các môn Tự nhiên và xã hội ở Tiểu học

3.3.1. Hướng dẫn sử dụng sách điện tử về động vật

Sách điện tử là cuốn sách sử dụng dựa vào các thiết bị điện tử được thiết kế nhằm cung cấp tri thức nhân loại cho mọi người, do đó nó được chia sẻ rộng rãi, nên mọi người có thể tải về mãy dùng ngoại tuyến mà không nhất thiết phải kết nối mạng internet (ngoài việc sử dụng internet để kết nối đường link).

Sau khi có cuốn sách trong thiết bị của mình, chúng ta sẽ mở cuốn sách ra bằng

cách click đúp vào biểu tượng cuốn sách

Sau đó mở cuốn sách ra và sử dụng. Ở đây, cuốn sách có rất nhiều tính năng thân thiện và dễ dử dụng, có thể xem ở máy tính, điện thoại, máy tính bảng,…

Để xem, đọc từ trang này sang trang khác người dùng có thể sử dụng các nút trên thanh công cụ, dùng chuột ấn vào 2 mũi tên 2 bên cuốn sách hay lật trang từ góc của trang.

Lật trang về trước, sau

Hình 3.17. Các công cụ lật trang

Hình 3.18. Minh họa lật trang

Ngoài ra, người dùng có thể tìm kiếm bất cứ một từ khóa nào ở hộp tìm kiếm, hay mở cửa sổ thumbnails để xem các trang thu nhỏ của cuốn sách, dễ dàng cho việc tìm kiếm.

Lật trang kế trước

Lật trang sau

Trở lại trang đầu Đến trang

cuối cùng

Lật trang từ góc Lật trang lùi về

phía sau Lật trang tiến

về phía trước

Hình 3.19. Minh họa công cụ tìm kiếm từ khóa

Trong cuốn sách có các video, âm thanh được chèn vào, vì thế người dùng cần khai thác hết công dụng của cuốn sách, ấn vào các biểu tượng để xem và theo dõi.

Hình 3.20. Video chim Bói cá và đường link dẫn đến youtube của Bướm ngày

Hình 3.21. Video về Gà nhà

Hình 3.22. Tiếng kêu của Chuột nhắt

Nhìn chung, toàn bộ những gì cuốn sách thể hiện trên màn hình giúp người dùng dễ quan sát, nắm bắt và nhanh chóng làm quen với các ứng dụng hữu ích, đầy thú vị này.

3.3.2. Sử dụng sách eBook trong dạy học nội dung động vật các môn Tự nhiên và xã hội ở Tiểu học

Đây là cuốn sách điện tử được dùng để làm tư liệu tham khảo cho giáo viên, học sinh, phụ huynh, là một cuốn sách chỉ có thể đọc được khi có các thiết bị công nghệ hỗ trợ

Tiếng kêu của Chuột nhắt

và đôi khi cần thiết phải kết nối internet. Thực tế, các lớp học ở Tiểu học nói riêng ở từng địa phương có những điều kiện khác nhau về cơ sở vật chất, kĩ thuật, điều kiện học tập và dạy học cũng còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố tác động. Vậy thì sách điện tử được sử dụng vào thời điểm nào, ở đâu để đảm bảo đáp ứng được với mục đích đã đặt ra trong nội dung động vật các môn Tự nhiên và xã hội ở Tiểu học?

Tài liệu tham khảo chỉ đóng vai trò bổ sung, hỗ trợ cho các em những kiến thức mở rộng và nâng cao hơn chứ không thể thay thế sách giáo khoa trong nhà trường được.

Giáo viên có thể sử dụng sách điện tử để phục vụ cho việc dạy học vào các thời điểm sau:

sử dụng trước khi lên lớp, sau khi học xong bài học hoặc sử dụng trong quá trình học ở trên lớp.

3.3.2.1. Sử dụng sách điện tử trước khi dạy học bài mới

Để học tốt bài mới thì việc chuẩn bị bài ở nhà của học sinh là rất cần thiết và quan trọng, đóng vai trò lớn giúp tiết học sôi nổi, tích cực, chủ động và khai thác sâu, kĩ càng kiến thức hơn. Học sinh có cơ hội trao đổi những thắc mắc gặp phải khi tìm hiểu những kiến thức ở nhà với các bạn trên lớp để hiểu sâu sắc, giải quyết vấn đề triệt để.

Vì thế giáo viên cần giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh ở buổi trước một cách cụ thể và trọng tâm với việc tìm hiểu sách điện tử.

Ví dụ như trước bài 26: “Con gà” ở môn Tự nhiên và xã hội lớp 1, giáo viên đưa ra yêu cầu: hãy về nhà cùng bố mẹ sử dụng sách điện tử để nêu lên đặc điểm bên ngoài của con gà, quan sát gà trống và gà mái, có gì khác nhua, thức ăn của gà là gì? Như vậy, học sinh sẽ biết nhiệm vụ của mình, về nhà tìm kiếm nội dung về con gà trong sách điện tử giải quyết yêu cầu của giáo viên. Nhờ vậy, trước khi học bài mới, học sinh đã có những hiểu biết ban đầu về loài vật các em sẽ được học ở trên lớp.

Hình 3.23. Minh họa trang 14 Gà nhà 3.3.2.2. Sử dụng sách điện tử sau khi dạy học bài mới

Sau một tiết học 35 phút, những kiến thức học sinh được học cần được củng cố, bổ sung thêm, giúp các em mở rộng và khắc sâu kiến thức bải học. Vì thế, giáo viên cần đưa ra nhiệm vụ về nhà cho học sinh tìm hiểu thêm tròn sách điện tử những nội dung liên quan đến bài học.

Ví dụ, sau tiết học bài 27: “ Loài vật sống ở đâu?” – Tự nhiên và xã hội lớp 2, giáo viên giao cho học sinh về nhà đọc và tìm kiếm trong sách điện tử 2 loài vật sống ở dưới nước như, 2 loài vật sống ở trên cạn và nêu một số đặc điểm giúp chúng thích nghi được với môi trường trên cạn, dưới nước. Tiết học Tự nhiên và xã hội sau, yêu cầu học sinh nêu những loài mà mình tìm hiểu được. Như vậy học sinh sẽ nắm rõ nhiệm vụ của mình và thực hiện nhiệm vụ ở nhà.

3.3.2.3. Sử dụng sách điện tử trong giờ học bài mới

Đối với việc giáo viên sử dụng sách điện tử để dạy bài học mới, yêu cầu lớp học phải có thiết bị hỗ trợ như máy chiếu để cả lớp có thẻ cùng quan sát và thảo luận được, hơn nữa chúng ta cũng đặc biệt cân nhắc sử dụng vào thời điểm nào cho phù hợp.

Nếu sử dụng ở hoạt động khám phá tri thức mới, giáo viên sẽ chiếu cuốn sách điện tử lên màn hình máy chiếu, yêu cầu cả lớp cùng quan sát, sau đó thảo luận cặp đôi hoặc nhóm bốn để phát hiện ra tri thức mới có trong bài học.

Chẳng hạn như trong bài 57: “Sự sinh sản của ếch” Khoa học lớp 5, giáo viên cho học sinh cùng quan sát lên màn hình về loài ếch, và yêu cầu thảo luận nhóm trả lời các câu hỏi như: Ếch sinh sản vào mùa nào? Ếch đẻ trứng hay đẻ con, chu kì phát triển của loài ếch như thế nào? …

Hình 3.24. Minh họa trang 13 Ếch đồng

Đối với kiến thức trừu tượng này, học sinh có cơ hội trao đổi, thảo luận với bạn với giáo viên, cùng làm việc với nhau đem lại hiệu quả học tập tốt hơn.

Nếu sử dụng sách điện tử ở hoạt động củng cố tri thức, sau khi tìm hiểu kiến thức liên quan trong sách giáo khoa, giáo viên có thể giao cho học sinh quan sát sách điện tử, tìm kiếm những thông tin liên quan đến bài học, nhằm củng cố, mở rộng ngay trên lớp, để có gì cần giải đáp hay thắc mắc, học sinh sẽ tìm đáp án cho câu hỏi từ đó phát triển khả năng tư duy, kích thích sự ham hiểu biết khoa học, tránh tình trạng ngại tìm hiểu, ngại khó của học sinh đối với kiến thức trừu tượng.

Với kênh chữ kết hợp kênh hình và âm thanh, hình ảnh động, học sinh sẽ tìm được những điều vô cùng lí thú trong từng trang sách. Các em từng bước được làm quen với phương pháp tự học, học tích cực, chủ động mọi lúc mọi nơi, tiếp xúc với nền khoa học công nghệ hiện đại, từng bước bắt kịp xu hướng của thời đại.

Như vậy, với sách điện tử về nội dung động vật trong các môn Tự nhiên và xã hội ở Tiểu học, giáo viên có thể áp dụng một cách linh hoạt và sáng tạo vào bài học tùy thuộc

vào điều kiện của nhà trường, của lớp học, nội dung của bài học đặc điểm của học sinh lớp mình dạy học. Tuy nhiên chúng ta cần lưu ý khi sử dụng phương tiện dạy học này, cần sử dụng đúng cách, đúng lúc, đúng thời điểm, tránh lạm dụng gây nhàm chán và phản hiệu quả trong hoạt động dạy học bởi đây là công cụ, là phương tiện phục vụ, hỗ trợ cho bài học làm cho bài học có một sắc màu mới, luồng khí mới, tạo hứng thú học tập cho học sinh chứ không thể thay thế hoàn toàn cho sách giáo khoa cũng như vai trò của người hướng dẫn, người điều khiển hoạt động của giáo viên.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU KHOA HỌC Thiết kế và sử dụng sách điện tử về động vật trong môn Tự nhiên và xã hội ở Tiểu học (Trang 33 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(46 trang)
w