Chương 3.ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Bốn huyện vùng cao núi đá phía bắc tỉnh Hà Giang bao gồm các huyện: Mèo Vạc, Đồng Văn, Yên Minh và Quản Bạ. Toạ độ địa lý từ: 25030' đến 26028' vĩ độ Bắc, 104050' đến 105058' kinh độ đông.
- Phía Bắc giáp: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
- Phía Nam giáp: Huyện Vị Xuyên và Bắc Mê.
- Phía Đông giáp: Huyện Bảo Lâm - tỉnh Cao Bằng.
- Phía Tây giáp: Cộng hòa nhân dân Trung Hoa.
3.1.2. Khí hậu thời tiết
Khu vực nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa đông khô và lạnh kéo dài từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
+ Nhiệt độ trung bình năm từ 20 - 230C.
+ Nhiệt độ tối cao trung bình từ 34 - 350C.
+ Nhiệt độ tối thấp từ 0 - 10C.
+ Lượng mưa trung bình hàng năm từ 1.498 - 1.535mm.
+ Độ ẩm bình quân: 80%.
Nhìn chung, khí hậu thời tiết rất khắc nghiệt, lượng mưa hàng năm thấp, thời tiết có nhiều biến động bất thường. Mùa khô thường xuất hiện sương muối, tuyết và băng giá.
Mùa mưa thường có mưa đá, gió lốc, lũ quét, sạt lở đất gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất nông – lâm nghiệp trong vùng.
3.1.3. Địa hình
Khu vực nghiên cứu thuộc vùng núi Bắc bộ, trong vùng chủ yếu là núi đá có xen lẫn núi đất. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Địa hình chia cắt phức tạp tạo nên nhiều mái dông có độ dốc lớn, độ cao trung bình từ 700 - 1.000 m. Về cấu tạo địa hình phần lớn là núi đá vôi, hiểm trở
3.1.4. Thổ nhưỡng 3.1.4.1. Đá mẹ
Chủ yếu thuộc nhóm đá vôi, đá trầm tích và biến chất, gồm một số loại đá chính là: Đá vôi, phiến thạch sét, phiến thạch mi ca, sa thạch.... Sản phẩm phong hóa tạo thành các nhóm đất địa thành trên đồi và núi, sản phẩm xói mòn tạo thành đất thủy thành ven sông suối.
3.1.4.2. Thổ nhưỡng
Dựa trên kết quả bản đồ thổ nhưỡng do Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp điều tra xây dựng theo tiêu chuẩn phân loại định lượng của FAO-UNESCO.
Các nhóm đất chính gồm:
Đất Feralit mùn trên núi trung bình phân bố ở độ cao >700 m.
Đất Feralit nâu, đỏ vàng phân bố ở độ cao <700 m.
Đất Feralit nâu xám phát triển trên đá vôi.
Theo kết quả phân tích Nguyễn Trọng Bình (2009)[40] cho thấy đất có hàm lượng mùn từ 2,2 - 4,2%, độ pH từ 4,0 - 5,8 rất thuận lợi cho phát triển cây lâm nghiệp, cây lâu năm và cây trồng khác.
Tổng diện tích tự nhiên khu vực nghiên cúư là 234.763,0 ha, trong đó đất nông nghiệp 62.148,0 ha, đất lâm nghiệp 140.392,3ha, còn lại là đất khác.
3.4.3. Hiện trạng sử dụng đất
Bảng 3.1. Hiện trạng sử dụng đất tại khu vực nghiên cứu Loại đất loại rừng Tổng
cộng
Phân theo huyện
Q.Bạ Y.Minh Đ.Văn M.Vạc
Diện tích tự nhiên 234.763,0 53.072,0 78.346,0 45.908,0 57.437,0 A. Đất nông nghiệp 202.540,2 47.002,8 72.571,5 38.871,0 44.094,9 I. Đất SX NN 62.148,0 10.610,7 18.610,4 15.295,9 17.631,0 II. Đất lâm nghiệp 140.392,3 36.392,1 53.961,1 23.575,1 26.464,0 1. Rừng đặc dụng 7.325,6 4.531,2 2.794,4
1.1. Có rừng 6.426,0 4.263,1 2.162,9
a. Rừng tự nhiên 6.426,0 4.263,1 2.162,9
b. Rừng trồng
1.2. Chưa có rừng 899,6 268,1 631,5
2. Rừng phòng hộ 93.007,1 24.148,9 27.534,6 21.969,9 19.353,7 2.1. Có rừng 54.953,4 20.721,3 12.143,6 10.817,7 11.270,8 a. Rừng tự nhiên 51.336,8 20.255,2 10.598,9 9.989,4 10.493,3
b. Rừng trồng 3.616,6 466,1 1.544,7 828,3 777,5
2.2. Chưa có rừng 38.053,6 3.427,5 15.391,0 11.152,2 8.082,9 3. Rừng sản xuất 40.059,5 7.712,0 23.632,0 1.605,2 7.110,3 3.1. Có rừng 15.921,7 5.242,7 7.863,8 994,6 1.820,5 a. Rừng tự nhiên 12.792,7 4.749,0 5.704,1 685,0 1.654,6
b. Rừng trồng 3.129,0 493,7 2.159,7 309,6 165,9
3.2. Chưa có rừng 24.137,8 2.469,3 15.768,2 610,5 5.289,8 B. Đất phi NN 6.743,2 1.549,7 2.108,2 1.328,7 1.756,6 C. Đất CSD khác 25.479,6 4.519,5 3.666,3 5.708,3 11.585,5 Nguồn: - Kết quả rà soát quy hoạch lại 3 loại rừng theo Chỉ thị 38/CT-TTg.
- Kết quả điều tra bổ sung năm 2007- Phân viện ĐTQHR Đông Bắc bộ 3.1.5. Thủy văn
Trong vùng có 2 con sông chính là sông Nho Quế, sông Miện và mạng lưới các con suối lớn nhỏ phân bố đều khắp trên địa bàn 4 huyện đó là các con suối thượng nguồn sông Gâm và sông Lô. Do địa hình cao, dốc, núi đá vôi nên phần lớn các con suối chỉ có nước vào những tháng mùa mưa, dẫn đến lượng nước mặt cũng như nước ngầm phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất thiếu trầm trọng.
3.1.6. Thảm thực vật rừng 3.1.6.1. Thực vật rừng
Do yếu tố địa lý, cấu tạo địa chất và cấu trúc địa hình nên rừng khu vực nghiên cứu mang nhiều đặc trưng của các ưu hợp thực vật trong kiểu phụ miền bắc Việt Nam và Nam Trung Quốc với các loài trong họ: Dẻ (Fagaceac), họ Đậu (Fabaceac), họ Trám (Burreraceac). Ngoài ra còn một số loài đặc hữu như: Chò, Nghiến, Pơ mu, Thông tre....Nhìn chung số loài thực vật ở khu vực nghiên cứu tương đối đa dạng. Nhiều loài cây phổ biến của vùng núi đá vôi xuất hiện ở 4 huyện này như: Nghiến (Burretiodendron tonkinensis), Trai ( Garcinia fagraeoides), Kháo (Phoebe sp), cùng với các loại Dẻ sp (Castanopsis sp), Thị ( Diospyros sp.), Dung ( Sumplocos sp), Ngát (Gironniera subaequalis ), Cáng lò (Betula alnoides Buch- Ham), Vối thuốc (Schima wallichii (DC) Korth), Sồi sp (Lithocarpus sp), Trám trắng (Canarium album Raeusch.) tạo thành những rừng cây lá rộng thường xanh thung lũng, chân núi đá vôi và sườn núi đá vôi.
Ngoài ra còn xuất hiện một số loài cây lá kim mọc hỗn giao cây lá rộng, chúng thường được phân bố trên các đỉnh núi như Bách vàng (Xanthocyparis vietnamensis), Thông đỏ (Taxus chinensis), Thông tre (Podocarpus pilgeri). Đây là những cây gỗ quí, được xếp hạng trong sách đỏ, nên rất hay bị khai thác, chặt phá bất hợp pháp.
3.1.6.2. Các kiểu rừng
Do đặc điểm về khí hậu, địa hình, vùng nghiên cứu có các kiểu rừng sau:
+ Kiểu rừng trên núi đá vôi: Đây là kiểu rừng đặc trưng hệ sinh thái trên núi đá, loài cây chủ yếu là Nghiến, Ô rô... Trong đó có những loài đặc biệt quí hiếm cần được bảo tồn nguồn gen (Hoàng tinh, Thông tre...).
+ Kiểu rừng ẩm thường xanh núi đất: Rừng sinh trưởng quanh năm, tổ thành loài thực vật trong kiểu rừng này đa dạng, loài cây chủ yếu là Dẻ, Kháo, Xoan ta...
+ Kiểu rừng phục hồi sau nương rẫy tổ thành là những cây ưa sáng mọc nhanh như: Sau sau, Thành ngạnh, Súm lông... rừng chưa phân tầng tán, mật độ cây tái sinh triển vọng từ 8.000 - 10.000 cây/ha.
+ Kiểu rừng trồng cây bản địa, rừng Thông, Sa mộc và rừng trồng cây lấy dầu (Sở), cây ăn quả...
+ Kiểu thảm cây gỗ tái sinh: Đất trống cây gỗ rải rác, cây gỗ tái sinh là những cây gỗ có triển vọng, nếu khoanh nuôi bảo vệ tốt có khả năng phục hồi thành rừng trong khoảng 6 - 10 năm sau thời gian khoanh nuôi.
+ Kiểu thảm cây bụi, đất trống trảng cỏ, không có khả năng khoanh nuôi phục hồi rừng, đây là đối tượng chủ yếu để trồng rừng của Dự án..