4.4.1. Biến động theo không gian
4.4.1.1. Biến động tại các điểm thu mẫu trong cùng vị trí khảo sát
Vị trí Thường Phước 1 (VTP): Thành phần loài động vật đáy ở khu vực này khá tương đồng với nhau, số lượng loài ghi nhận được ở từng điểm dao động từ 19 - 31 loài/điểm. Trong đó, tại bờ phải ghi nhận số loài cao nhất (31 loài), tiếp đến tại bờ trái ghi nhận 20 loài và thấp nhất tại giữa dòng (19 loài).
Trong tổng số loài ghi nhận đƣợc, ngành Thân mềm (Mollusca) đa dạng nhất với 20 loài; tiếp đến là ngành Chân khớp (Arthropoda) với 17 loài và thấp nhất là Ngành Giun đốt (Annelida) với 4 loài. Sự biến động số lƣợng loài
giữa các ngành trong vị trí khảo sát do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân quan trọng đó là cấu trúc nền đáy, qua quá trình thu mẫu tôi nhận thấy rằng thành phần nền đáy ở vị trí khảo sát chủ yếu là bùn pha cát mịn và xác bả thực vật, đây là điều kiện nền đáy thích hợp cho sự phát triển của các loài thuộc ngành Thân mềm và Chân khớp.
Vị trí Thường Thới Tiền: Có sự biến động cao về thành phần loài động vật đáy tại các điểm thu mẫu, số loài ghi nhận đƣợc ở bờ phải rất thấp (5 loài); trong khi đó tại giữa dòng số lƣợng loài động vật đáy ghi nhận lên tới 22 loài. Qua khảo sát chúng tôi nhận thấy, tại bờ phải có hiện tƣợng sạt lỡ từ lâu và kéo dài đến nay, nền đáy bị xáo động mạnh, cấu trúc nền đáy hầu hết là cát; ngoài ra khu vực này các phương tiện giao thông đường thủy ra vào thường xuyên, cùng với các hoạt động khác của con người đã tác động rất lớn tới sự phân bố của các loài động vật đáy, vì vậy tại đây ghi nhận thấp số loài.
Trong khi đó, tại giữa dòng và bờ trái có sự bồi lắng nền đáy từ lâu nên cấu trúc nền đáy ổn định, thích hợp cho sự phân bố và phát triển của các loài động vật đáy.
Trong tổng số 22 loài ghi nhận đƣợc, ngành Thân mềm (Mollusca) có số loài chiếm cao nhất với 17 loài, thấp nhất là ngành Giun đốt (Annelida) chỉ ghi nhận đƣợc 2 loài. Điều này phù hợp với đặc điểm nền đáy chủ yếu là bùn nhuyễn pha cát mịn, rất thuận lợi cho sự phân bố của các loài Thân mềm, nhƣng lại không thích hợp cho sự phát triển của các loài Giun đốt.
Số lượng loài của các ngành động vật đáy vùng hạ lưu sông Mê thuộc huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp đƣợc thể hiện ở bảng 4.8 và hình 4.6.
Bảng 4.8. Số lƣợng loài của các ngành động vật đáy tại các vị trí khảo sát
Ngành
Thường Phước 1 (VTP) Thường Thới Tiền (VTT) Bờ trái Bờ phải Giữa dòng Chung Bờ trái Bờ phải Giữa dòng Chung
Thân mềm 10 16 8 20 11 4 14 17
Giun đốt 3 4 2 4 0 0 2 2
Chân Khớp 7 11 9 17 2 1 6 8
Tổng cộng 20 31 19 41 13 5 22 27
Hình 4.6. Biểu đồ biểu thị sự biến động số lƣợng động vật đáy tại các vị trí khảo sát
4.4.1.2. Biến động giữa các vị trí khảo sát
Vị trí khảo sát Thường Phước 1 đã ghi nhận được 41 loài trong khi đó ở khu vực Thường Thới Tiền chỉ thu được 27 loài, sự biến động thành phần loài ở hai khu vực này là tương đối lớn (số lượng loài chênh lệch lên tới 14 loài).
Sự biến động thành phần loài ở hai khu vực này lớn, thể hiện sự khác biệt về môi trường sống, trong đó đặc biệt là cấu trúc tầng đáy; các tác động từ các
hoạt động của con người cũng ảnh hưởng rất lớn tới sự phân bố của các loài động vật đáy. Tại Thường Phước 1 có sự sạt lỡ ven bờ trái ở mức độ thấp; tuy tại đây có hoạt động khai thác cát nhưng chủ yếu ảnh hưởng ở giữa dòng;
đáng chú ý tại bờ phải có nền đáy rất ổn định, ghi nhận cao số loài động vật đáy, vì vậy thành phần loài vị trí này rất cao lên tới 41/47 loài của cả khu vực nghiên cứu.
Ngược lại, tại vị trí Thường Thới Tiền nền đáy chủ yếu cát, đây là loại nền đáy không thích hợp cho các loài thuộc ngành chân khớp (Arthropoda) và giun đốt (Annelida) phát triển; ngoài ra tại đây diễn có sự sạt lỡ bờ sông và sự hoạt động của tàu thuyền. Các yếu tố trên đã ảnh hưởng rất lớn tới sự phần bố của động vật đáy, có thể làm mất đi các loài vốn có của khu vực hoặc làm giảm số lƣợng trong các quần thể.
Tại bờ trái và giữa dòng của cả hai vị trí Thường Phước 1 và Thường Thới Tiền số lượng loài ghi nhận được là tương đối cao và ít biến động, từ 13 - 20 loài ở bờ trái và từ 19 - 22 loài ở giữa dòng. Trong khi đó sự biến động thành phần loài ở bờ phải là tương đối lớn, ở khu vực Thường Thới Tiền ở bờ phải chỉ ghi nhận 5 loài trong khi ở Thường Phước 1 số loài ghi nhận được lên đến 31 loài.
4.4.2. Biến động theo thời gian
Căn cứ kết quả quan trắc thường kỳ của ủy hội sông Mê Kông Việt Nam các năm 2013 và 2015 về thủy sinh vật trong đó có nhóm động vật đáy với các vị trí khảo sát giống với vị trí khảo sát trong nghiên cứu của tôi, từ đó tôi có thể đánh giá đƣợc sự biến động thành phần loài trong đợt nghiên cứu của tôi so với các năm trước. Cụ thể:
So sánh với kết quả quan trắc năm 2013: thành phần loài động vật đáy qua kết quả nghiên cứu của tôi đƣợc thực hiện vào tháng 3/2017 có sự gia tăng một cách đáng kể về số lƣợng loài ghi nhận đƣợc, năm 2017 số loài ghi
nhận đƣợc là 47 loài, tăng 20 loài. Trong tổng số 47 loài ghi nhận chỉ có sự trùng lặp 14 loài so với thành phần loài năm 2013, ghi nhận mới thêm 33 loài và không ghi nhận đƣợc 13 loài từng đƣợc ghi nhận tại khu vực này. Một số loài đƣợc ghi nhận mới so với năm 2013: Wattebledia crosseana (Wattebled, 1884), Stenothyra rosenni (Brandt, 1968), Pilsbryoconcha exilis (Lea, 1838), Novaculina siamensis Morlet, 1889, Namalycastis longicirris (Takahasi, 1933), Macrobrachium rosenbergii (de Man, 1879)…
Tại vị trí Thường Phước 1 (VTP) năm 2017 ghi nhận được 41 loài, nhiều hơn 32 loài so với năm 2013 (chỉ ghi nhận được 9 loài). Tại vị trí Thường Thới Tiền (VTT), số loài ghi nhận đƣợc là 27 loài nhiều hơn 4 loài so với năm 2013.
So sánh với kết quả quan trắc năm 2015: thành phần loài động vật đáy ghi nhận đƣợc năm 2017 là 47 loài, nhiều hơn 9 loài so với kết quả năm 2015.
Trong tổng số 47 loài ghi nhận đƣợc, có 24 loài trùng lặp, ghi nhận mới thêm 23 loài và không ghi nhận lại 8 loài so với năm 2015. Một số loài mới cho khu hệ có thể kể đến nhƣ: Pomacea canaliculata (Lamarck, 1819), Cipangopaludina lecithoides (Benson, 1857), Wattebledia crosseana (Wattebled, 1884), Lymnaea sp, Stenothyra rosenni (Brandt, 1968), Scaphula pinna (Benson, 1856), Hyriopsis bialatus Simpson, 1900, Novaculina siamensis (Morlet, 1889), Namalycastis longicirris (Takahasi, 1933), Macrobrachium rosenbergii (de Man, 1879), Macrobrachium sp…
Tại vị trí Thường Phước 1 (VTP) năm 2017 ghi nhận được 41 loài, nhiều hơn 11 loài so với năm 2015; tại vị trí Thường Thới Tiền ghi nhận được 27 loài, nhiều hơn 3 loài so với năm 2015.
Nhìn chung thành phần loài động vật đáy qua các năm 2013, 2015 và 2017 có sự biến động theo xu hướng gia tăng số lượng loài, kể cả toàn khu vực nghiên cứu và tại từng vị trí khảo sát. Số lƣợng loài động vật đáy theo
thời gian vùng hạ lưu sông Mê Kông thuộc huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng tháp đƣợc thể hiện ở bảng 4.9.
Bảng 4.9. Số lƣợng loài động vật đáy tại các vị trí khảo sát qua các năm
Năm Thường Phước 1 (VTP) Thường Thới Tiền (VTT) Chung
2013 9 23 27
2015 30 24 38
2017 41 27 47