C. Hội chứng không phải do rối loạn Rett hay rối loạn bất hòa nhập thời kì ấu thơ
1.2. Phát triển kĩ năng chơi cho trẻ tự kỷ
Kĩ năng
Cho đến nay trên thế giới và ở nước ta có nhiều quan niệm về kĩ năng.
Khi nhìn nhận về kĩ năng, các nhà tâm lý học xem xét kĩ năng theo 2 khuynh hướng chính.
Khuynh hướng thứ nhất, xem xét kĩ năng nghiêng về mặt kĩ thuật của hành động, theo các tác giả chỉ cần nắm vững cách thức của hành động là có kĩ năng. Đại diện cho nhóm này là V.X.Cudin, A.G.Covaliop, Trần Trọng Thuỷ…
Khuynh hướng thứ hai xem xét kĩ năng nghiêng về năng lực của con người trong quá trình giao tiếp. Đại diện cho nhóm này là N.D. Levitop, K.K.Platonop, G.G.Coluvep,…
Các nhà giáo dục Việt Nam quan niệm kĩ năng nhƣ là: “khả năng vận dụng kiến thức của con người để thực hiện có kết quả hành động tương ứng với mục đích và điều kiện trong đó hành động xảy ra. Theo Lê Văn Hồng, kĩ năng là “khả năng vận dụng kiến thứ giải quyết một nhiệm vụ mới”. Còn tác giả Nguyễn Văn Đồng cho rằng: “ ĩ năng là năng lực vận dụng những tri thứ ã ượ lĩnh hội thực hiện ó hiệu quả một hoạt ộng tương ứng trong những iều kiện cụ th ”.
Qua việc tìm hiểu các nội dung, định nghĩa về kĩ năng người nghiên cứu hiểu rằng: ĩ năng là hả năng on người thực hiện thuần thục một hoạt ộng nào ó tr n inh nghiệm c a bản thân thông qu quá trình rèn lu ện, luyện tập nhằm tạo ra kết quả mong ợi.
Hoạt động chơi
Chơi là một phần thiết yếu trong sự phát triển của mọi trẻ.Thông qua chơi, trẻ phát triển các kĩ năng cần thiết và quan trọng trong mọi lĩnh vực phát triển.
Chơi giúp phát triển giao tiếp, tư duy, tương tác xã hội, phát triển sự tự trọng và cá tính, sức khỏe, khả năng sáng tạo và thể chất.
Kĩ năng chơi
Chơi là quá trình trải nghiệm và giúp trẻ học nhiều kĩ năng. Nhờ vui chơi, trẻ phát triển đƣợc kĩ năng vận động thô, vận động tinh, phát triển tốt
các giác quan và nhận thức, ngôn ngữ. Thông qua vui chơi, trẻ có nhiều bạn bè, phát triển đƣợc kĩ năng xã hội. Kĩ năng chơi của trẻ phát triển qua 3 giai đoạn: chơi khám phá, chơi tưởng tượng đóng vai và chơi theo nhóm.
Mỗi hoạt động chơi gồm các hình thức chơi khác nhau, có mục đích, luật chơi, cách chơi khác nhau, sử dụng các đồ chơi, đồ dùng khác nhau và đòi hỏi người chơi có những kĩ năng khác nhau để chơi như:
- Kĩ năng nghe – hiểu luật chơi.
- Kĩ năng vận động (nhất là các trò chơi vận động, trò chơi với đồ vật).
- Kĩ năng bắt chước.
- Kĩ năng phối hợp mắt – bàn tay.
Vì TTK gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp ngôn ngữ, tương tác xã hội, hành vi rập khuôn, rối loạn các quá trình cảm giác nên TTK gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động chơi.
Dạy trẻ kĩ năng chơi đƣợc hiểu là dạy trẻ cách chơi và chơi đƣợc theo đúng cách, đúng luật chơi (chơi đúng yêu cầu của trò chơi, chơi đúng chức năng của đồ chơi, nhằm giúp trẻ chơi đƣợc khi chơi một mình hay chơi trong nhóm.
1.2.2. Ý nghĩa của hoạt động chơi đối với trẻ tự kỷ
Chơi rất quan trọng đối với trẻ em nói chung và TTK nói riêng vì nó đặt nền móng cho việc học của trẻ trong tương lai ở mọi lĩnh vực. Trong khi chơi trẻ có thể thực hành những kĩ năng cũ và phát triển những kĩ năng mới.
Bên cạnh đó, chơi còn giúp trẻ tạo dựng sự hiểu biết về con người và mọi thứ xung quanh trẻ. Hoạt động chơi là nền tảng của sự giao tiếp. Chơi cho phép trẻ thử nghiệm học mà không có nguy cơ bị thất bại.
Chơi đƣợc dùng nhƣ là cách để phát triển kĩ năng về nhiều mặt ở một đứa trẻ như kĩ năng vận động, kĩ năng giao tiếp ngôn ngữ, kĩ năng tương tác.
Chơi giúp TTK tăng cường giao tiếp và bày tỏ cảm xúc của mình.
Chơi giúp TTK có thể hòa nhập với các bạn cùng tuổi, ít tuổi và lớn tuổi hơn.Tạo cho trẻ TK sự tương tác vui vẻ, khiến trẻ cảm thấy hứng thú.
Chơi còn giúp tăng tính kích thích trong TTK và nó cũng nhƣ là các thử thách để trẻ nỗ lực vƣợt qua.
Đồng thời, trong khi chơi người lớn cũng có thể hiểu thêm được đặc điểm và nhu cầu của TTK khi chơi, cách tiếp cận và ứng xử khi chơi của trẻ TK nhƣ thế nào.
Chơi quan trọng vì nó khích thích và tạo sự hứng thú khi tham gia, là phương tiện giúp trẻ không chỉ hòa nhập được với mọi người trong gia đình, trong lớp học và môi trường xã hội bên ngoài. Dạy trẻ chơi còn giúp trẻ bớt đi sự thu mình, tính ích kỉ và hành vi định hình lặp lại, cải thiện đƣợc mặt nào đó trong giao tiếp để đƣợc bạn bè chấp nhận hơn. Thông qua chơi, cũng giúp TTK tự tin hơn, dần đối diện với các vấn đề của cuộc sống, được người khác chấp nhận hơn, chứ không phải lúc nào cũng né tránh - khó đƣợc chấp nhận hơn.
TTK dễ bị các bạn tẩy chay vì trẻ không biết cách chơi và khiếm khuyết nhiều kĩ năng đặc biệt là kĩ năng giao tiếp, hệ quả là TTK bị cô lập. Dạy cho trẻ cách chơi sẽ cải thiện đƣợc sự cô lập, khiến trẻ dễ đƣợc các bạn chấp nhận hơn, vì khi trẻ biết chơi trẻ có thể nhập cuộc chơi với các bạn dễ dàng.Viêc phát triển kĩ năng chơi cho TTK có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp trẻ phát triển các kĩ năng khác đặc biệt là kĩ năng giao tiếp.
1.2.3. ách thức chơi và tiếp cận trẻ tự kỷ
ách thức tiếp cận trẻ tự kỷ trong hoạt động chơi
Không phải TTK nào chúng ta cũng có thể tiếp xúc và chơi một cách dễ dàng. Do đó chúng ta cũng cần một số lưu ý để có thể tiếp cận được trẻ.
Tham gia vào các trò chơi mà trẻ đang chơi và cố gắng thể hiện trò chơi ấy thật thú vị. Sau đó trò chuyện với trẻ về trò chơi đang đƣợc thực hiện, có thể làm bắt chước theo trẻ, hát cùng một bài hát để hưởng ứng theo.
Hãy quên đi cách thức chơi với trò chơi đó, chơi theo cách thức chơi của trẻ, không mang tính chất dạy dỗ hay bắt trẻ thực hiện theo ngay từ đầu mà hãy để trẻ cảm thấy an toàn và chấp nhận người cùng chơi một cách tích cực.
Có thể đƣa ra một vài gợi ý mới cho trò chơi, để cho trẻ chú ý, khi trẻ thấy thú vị thì có thể bắt chước theo, khi đó nên khuyến khích trẻ và thể hiện sự hào hứng, bất ngờ với sự thay đổi đó. Có thể làm từ từ, từng bước một, không nên quá vội vàng và luôn giữ vai trò của trẻ - là người chủ động trong trò chơi.
Không nên thay đổi và cố gắng thay đổi ngay lập tức, nhƣ vậy trẻ sẽ có phản ứng ngược trở lại hoặc từ chối sự tham gia của người chơi.
Khi trẻ đã quen dần với sự tham gia của người cùng chơi, phải luôn đảm bảo hòa nhất vai trò của cả hai người trong trò chơi, để trẻ thấy luôn được tôn trọng trong khi tham gia chơi. Sau đó dần hướng trẻ vào những trò chơi có mục đích và có cách thức chơi tích cực hơn.
ách thức dạy trẻ chơi
Ngồi ngang mức với tầm mắt của trẻ để trẻ chú ý đến bạn và chú tâm dễ hơn đến chuyện đang làm. Dùng ngôn ngữ thật giản dị và hướng tới vật trẻ đang nhìn vào, ví dụ “bánh xe” hay “quay vòng vòng”.
Người dạy trẻ chơi nên bắt chước hành động của trẻ, chẳng hạn quay bánh xe nhƣ trẻ đang làm, có thể ngồi cạnh đồ chơi khác mà cũng quay tít nhƣ vậy (con quay, thổi bong bóng).
Tỏ ra hào hứng khi chơi với trẻ, để thúc đẩy tương tác với bạn, dùng phần thưởng, chơi trò mà trẻ say mê, thích thú.
Một trong những cách nên làm khi chơi với trẻ là chúng ta có thể bắt chước theo hành động, âm thanh hay bất cứ một điều gì đó mà trẻ tạo ra. Việc bắt chước ấy có tác dụng khiến trẻ chú ý đến chúng ta hơn, chú ý vào hành động của chúng ta đang làm vì nó giống với những gì trẻ thực hiện. Bắt chước theo cách chơi của trẻ giúp trẻ học được cách chấp nhận người khác cùng chơi bên cạnh, đây đƣợc xem nhƣ là một sự khởi đầu cho sự hợp tác về sau.
Sau đó, chúng ta có thể dần thay đổi hoạt động của mình từng chút một với mục đích trẻ có thể bắt chước lại theo người cùng chơi. Dần dần, vai trò của người cùng chơi sẽ thay đổi theo chiều ngược lại, hướng tới việc dẫn dắt và hướng trẻ vào những hoạt động khác có mục đích hơn, là bước khởi đầu cho quá trình tiếp theo
Ngoài r , òn một vài i m áng lưu ý ũng ần thiết trong hi hướng dẫn trẻ hơi:
Trước khi chơi phải làm mẫu cho trẻ hiểu, cho trẻ chơi luân phiên lần lượt, chơi tương tác lẫn nhau (nhìn vào nhau để thể hiện cảm xúc). Bên cạnh đó, GV cần phải thường xuyên gọi tên trẻ và tên đồ vật, luôn giữ cho trò chơi vui vẻ và liên tục. Mỗi trò chơi không nên kéo dài để tránh nhàm chán.
Chơi cùng một trò ở những nơi khác nhau trong nhà, tránh tiếng ồn xung quanh, lựa giờ thích hợp nhƣ khi trẻ không mệt hay đói.
Giữ thái độ tích cực và thay đổi trò chơi và đồ chơi.