PHÂN TÍCH QUI MÔ, DIỆN TÍCH XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ
II. Phân tích lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ
II.3. Nuôi trồng thủy sản
II.3.1. Nuôi cá rô phi giống đơn tính (dòng Gift).
1. Điều kiện ao nuôi.
- Diện tích ao nuôi: từ 500-1.000m2. - Độ sâu khoảng 1-1,5m.
- Nhiệt độ: 25-300C.
- Độ pH: 7-8.
- Ao có 2 cống (cấp nước và thoát nước).
- Ao nuôi phải dễ quản lý chăm sóc, có nguồn cấp nước sạch và thoát nước dễ dàng.
2. Chuẩn bị ao nuôi.
- Tháo cạn nước, dọn cây cỏ xung quanh bờ ao, tu sửa và đắp bờ ao chắc chắn, vét bùn ao chỉ chừa một lớp dày từ 10-15 cm.
- Dùng vôi bột (7-10 kg/ 100 m2) rải khắp ao để diệt địch hại cá, giảm độ phèn. Nếu ao phèn nhiều, tăng lượng vôi lên gấp đôi. Sau đó phơi nắng 2 – 3 ngày; rồi lọc nước vào để có mức nước sâu 1,2 – 1,5m, bón lót phân chuồng ủ mục 80 – 100m2 hoặc phân đạm, phân lân để 5 – 6 ngày tạo lượng sinh vật phù du trong ao phát triển làm thức ăn cho cá, sau đó thả cá vào ao nuôi.
3. Thả giống.
Phải chọn cá khỏe mạnh, vây, vẩy hoàn chỉnh, không bị sây sát, không bị bệnh, cá sáng con, cỡ đồng đều. Màu sáng bạc, thân có từ 8-10 sọc đen sẫm, môi cá đỏ.
- Nếu thả cá giống vào ao nuôi thâm canh, phải thả giống to, ít nhất cũng đạt cỡ 4 – 6cm.
Cách thả cá giống: Khi vận chuyển cá bằng bao nilon có bơm ôxi, trước khi thả cá ta phải để bao chứa cá xuống ao từ 10-15 phút, cho nước vào từ từ, sau đó mới thả cá ra ao.
4. Mùa vụ.
- Đối với vùng nước ngọt có thể thả nuôi quanh năm.
- Đối với vùng nước lợ, mặn thả cá nuôi:
+ Miền Bắc:Tháng 8-12.
+ Miền Nam: Tháng 4-10.
5. Mật độ thả
- Ao nuôi tuyển cá đực: Mật độ từ 3-5 con/ m2.
- Ao nuôi cá thương phẩm xuất khẩu: Mật độ từ 1-2 con/ m2. 6. Thức ăn và cách cho ăn.
- Thức ăn: Cho cá ăn thức ăn tinh bột như bột ngô, khoai sắn, gạo, cám…
và thức ăn xanh như rau muống, bèo trứng cá, bèo tấm, bèo hoa dâu, rau thái nhỏ… các loại động vật như tôm, cá nhỏ, giun, ốc đã xay nhỏ và các phần loại thải của chế biến thực phẩm (bã bia, bã rượu, lòng trâu bò…). Ngoài thức ăn tận dụng trên, để nuôi thâm canh đạt năng suất cao, rút ngắn thời gian nuôi tạo ra hàng hóa xuất khẩu cần phải sử dụng thêm thức ăn công nghiệp.
- Cách cho ăn: Nếu nuôi thâm canh phải cho ăn 2 lần/ngày vào sáng và chiều tối, lượng thức ăn sử dụng bằng 5 - 7% trọng lượng cá trong ao. Thức ăn được cho vào sàn ăn đặt ở 2 - 3 địa điểm trong ao đế cá ăn. Lượng thức ăn có thể tăng, giảm thông qua theo dõi lượng thức ăn thừa hàng ngày bằng cách kiểm tra sàn ăn để điều chỉnh cho phù hợp.
Tất cả các hình thức nuôi, ngoài thức ăn tinh ra còn phải cho ăn bổ sung:
bèo dâu, bèo trứng cá, rau thái nhỏ … cá sẽ lớn nhanh và giảm hệ số thức ăn tinh.
7. Chăm sóc quản lý.
- Cá rô phi là loại cá phàm ăn, để cá chóng lớn chăm sóc cho ăn cần phải đều đặn, đủ số lượng chất lượng.
Phải thường xuyên kiểm tra bờ cống chống rò rỉ và mưa tràn bờ cá đi mất.
Trông nom, chăm sóc, cấm câu bắt, đánh lưới, sục điện… đối với ao thâm canh phải đảm bảo quạt nước chạy từ bốn đến năm giờ ngày, thường xuyên quan sát
thấy thời tiết thay dổi, thiếu ôxy cá nổi đầu là phải chạy máy quạt nước, chú ý nhất là thời diểm một hai giờ đêm đến sáng.
- Hàng ngày quan sát bờ ao, cống đáy, cống khơi để khi có sự cố xảy ra thì xử lý kịp thời.
- Thường xuyên quan sát hoạt động của cá. Nếu thấy cá nổi đầu từng đoàn trong thời gian dài, ta cần cấp nước mới vào ao.
- Định kỳ 15 ngày chài cá một lần, xem độ lớn và mức độ ăn của cá để điều chỉnh lượng thức ăn cho phù hợp. Sau khi nuôi 6-8 tháng thì cá có thể thu hoạch được.
8. Thu hoạch.
Cá rô phi đơn tính, nuôi 6 – 8 tháng tuổi có thể đạt cỡ 0,4 – 0,5kg/con.
Năng suất đạt 8-10 tấn/ha/vụ nuôi.
II.3.2. Nuôi cá trắm giòn – chép giòn.
Cá trắm giòn sở hữu chất lượng tuyệt hảo, thịt cá rắn chắc, rất thơm đặc biệt có độ giòn hấp dẫn mà cá trắm nuôi bình thường không có được. Hiện nay,trên thị trường giá bán cá trắm giòn dao động từ 120.000đ-180.00đ /kg gấp đôi cá trắm thường.
Do nguồn lợi kinh tế mang lại rất lớn nên đã rất nhiều người học hỏi áp dụng mô hình nuôi cá trắm giòn, giải phóng bản thân và gia đình không còn phụ thuộc vào trồng lúa nhưng chuyển sáng hướng nuôi trồng khác, đem lại thu nhập cao hơn.
• Cải tạo ao nuôi
Môi trường ao nuôi để cá trắm giòn phát triển thường có diện tích từ 1.000 – 5.000 m2. Bề mặt đáy ao phải được cải tạo, san cho đều và có độ nghiêng về cống thoát nước. Bờ ao nuôi cần đảm bảo chắc chắn, không để xảy ra hiện tượng thẩm lậu.
Độ sâu tiêu chuẩn của ao phải hơn 2 m, độ sâu của mực nước có thể nhỏ hơn từ 1,5 – 2 m. Ao nuôi phải được trang bị hệ hệ thống giao thông và điện lưới đảm bảo. Đồng thời, vị trí ao nuôi nên gần nguồn nước sạch để hoạt động nuôi trồng thuận tiện.
Nuôi cá trắm giòn trong ao thường phải có thiết bị phụ trợ để làm ra dòng chảy. Bạn có thể dùng quạt nước hoặc máy bơm sao cho phù hợp. Mục đích trang bị các thiết bị này là để kích thích cá bơi lội, từ đó tăng độ giòn cho thịt cá.
Trước khi thả giống cá trắm vào nuôi, bạn hãy tháo sạch nước trong ao, vệ sinh nạo vét bùn, san lấp các hang hố và phát quang những bụi rậm. Tiếp theo dùng vôi và diệt tạp với tỷ lệ vừa phải thường là từ 8-10kg/10m2 cho phơi nắng 3-5 ngày. Sau khi cải tạo vệ sinh ao nuôi xong, hãy xả nước sạch đầy đủ vào ao, nguồn nước này phải đảm bảo, không bị nhiễm bẩn.
Chọn chất lượng giống nuôi
Cá được nuôi phải có ngoại hình cân đối, không có dị tật, vây vẩy đầy đủ, không bị trầy xước,giữ được nhớt, đảm bảo kích thước đồng đều. Cá trông phải linh hoạt, bơi lội nhanh nhẹn, có khả năng bơi chìm theo đoàn.
Kỹ thuật thả cá
Trước khi đưa cá giống đến ao nuôi, cần thực hiện một thao tác là ép cá để cho chúng nhịn ăn khoảng 1 ngày. Sau đó chọn lúc trời mát như sáng sớm hoặc chiều tối để thả cá.
Thông thường, một năm sẽ nuôi được 1-2 vụ cá nghĩa là cứ khoảng 3-5 tháng một vụ. Giống cá trắm được chọn phải có cân nặng tối thiểu là 1.8-2 kg với mật độ thả trong ao là 0,5 – 1 con/m2.
• Kỹ thuật chăm sóc
– Nguồn thức ăn: Đậu tằm là nguồn thức ăn chủ yếu cho cá trắm giòn để tạo độ giòn cho thịt cá.Trước khi cho cá trắm ăn, bạn hãy ngâm hạt đậu tằm trong nước tối thiểu 24 giờ để phòng loại bỏ chất bẩn có trong hạt đâu. Rau đó rửa sạch đậu tằm bắng muối 1% nghĩa là cứ 1 kg muối bạn đem pha với 100 l nước.
– Quy trình cho cá ăn: Trong thời kỳ đầu, không được cho cá tranh thủ ăn cỏ mà phải cho ăn bằng 100% đậu tằm. Cứ 3 tiếng lại quan sát xem cá có ăn hết hay không. Nhờ đó dễ dàng cân đối, điều chỉnh lượng thức ăn thích hợp. Một điều cần nhớ là khi cho ăn, hạt đậu rất dễ bị chìm do đó hãy thả đậu cho cá ăn từng ít một. Thường thì khối lượng thức ăn hàng ngày của cá chiếm từ 2 – 3%
tổng trọng lượng cá nuôi.
Dùng máng được làm từ khung sắt có đường kính 6 cm, máng rộng từ 4 – 5 m2, chiều cao máng 25 – 30 cm. Một ngày cho cá ăn 1 lần, đặt ở trong máng đặt ở đáy ao. Xung quanh bộ phận máng này sẽ được vây 2 lớp, 1 lớp lưới cước và 1 lớp lưới thép để giữ cho đạu không bị trôi ra ngoài.
Trong suốt quá trình dùng máng, phải đình kỳ kiểm tra, vệ sinh tối thiểu 2 lần/tháng để phòng bệnh, giữ môi trường sinh sống lành mạnh cho cá.
• Vệ sinh ao nuôi
Phải đảm bảo mức nước trong ao nuôi giữ được độ sâu theo thiết kế, theo dõi những biến đổi dù là nhỏ nhất của chất lượng nước, xả thêm nguồn nước sạch mới để bổ sung ôxy và loại bỏ các chất độc hại. Bật máy bơm nước hoặc quạt nước trong những ngày trời âm u để phòng cá nổi đầu, nhất là lúc nửa đêm hoặc gần sáng.
Thường xuyên theo dõi và sớm biện pháp xử lý nếu phát hiện dấu hiệu thay đổi trong ao nuôi. Hàng ngày kiểm tra cống, mương, bờ ao để sớm phát hiện hư hỏng để kịp thời sửa chữa. Đảm bảo ổn định dòng nước chảy trong ao, quan trọng nhất là thời điểm cho cá ăn được 1 – 2 giờ, tạo môi trường cho cá bơi lội, tiêu hóa thức ăn.
Làm như thế thịt cá sẽ nhanh giòn hơn. Luôn phải duy trì mực nước trong ao trên 1,5 m nước, Bên cạnh đó, hãy lên lịch thay nước định kỳ, thường rơi vào những tháng cuối chu kỳ nuôi. Trong suốt thời gian nuôi, định kỳ 20 – 30 ngày bón vôi với liều lượng 2 kg/100 m3 nước lần để diệt khuẩn.
Đối với cá chép giòn, kỹ thuật cũng nuôi tương tự như đối với cá trắm giòn.
Chương IV