Kết quả công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Bản Việt (Trang 64 - 70)

CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƢ TRONG CHO VAY TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢN VIỆT

2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THẨM ĐỊNH TÀI CHÍNH DỰ ÁN ĐẦU TƯ TẠI NGÂN HÀNG TMCP BẢN VIỆT

2.2.3. Kết quả công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng

Kết quả công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Bản Việt được thể hiện qua các mặt, như: số lượng và dư nợ cho vay đối với các DAĐT; mức độ chính xác, toàn diện trong nội dung và kết luận của báo cáo thẩm định; tỷ lệ dự án đã được thẩm định hoạt động có hiệu quả, kém hiệu quả; tỷ lệ nợ cần chú ý, nợ xấu của các dự án đã cho vay; thời gian thẩm định và chi phí thẩm định.

a. Đánh giá tốc độ tăng trưởng số DAĐT được thẩm định và cho vay qua các năm

Tăng trưởng số lượng và dư nợ cho vay đối với các dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Bản Việt trong những năm qua được thể hiện qua bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.4. Số lượng và quy mô dự án được thẩm định và cho vay qua các năm 2011 - 2014

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số dự án được thẩm định

Tổng số dự án 27 53 94 206

Tổng số tiền (tỷ

đồng) 1.024 1.819 2.647 4.385

Số dự án được cho vay

Tổng số dự án 19 33 71 164

Tổng số tiền (tỷ

đồng) 438 925 1. 670 2.802

Tỷ trọng dự án được cho vay (%)

70,37 62,26 75,53 79,61

Số dự án không thu hồi được nợ đúng hạn

Tổng số dự án 4 5 5 8

Tổng số tiền (tỷ đồng)

41 54 72 153

Tỷ trọng (%) 21,05 15,15 7,04 4,88

(Nguồn: Số liệu thống kê của Khối khách hàng doanh nhiệp và định chế) Trong những năm vừa qua, số lượng dự án được thẩm định và cho vay tại VCCB đều có xu hướng tăng. Từ năm 2011 đến năm 2014 VCCB đã tiếp nhận và thực hiện thẩm định 380 dự án với tổng số tiền là 9.875 tỷ đồng, chấp nhận tài trợ cho 287 dự án với tổng số tiền tài trợ là 5.835 tỷ đồng. Số lượng dự án được cho vay chiếm tỷ trọng 75,23% tổng số dự án được thẩm định.

Trong đó năm 2014 tỷ lệ số dự án được đồng ý tài trợ cao nhất là 79,61%. Do năm 2014, một số ngân hàng thương mại cổ phần nhỏ bị thiếu hụt nguồn vốn rất lớn, đặc biệt là vốn trung dài hạn nên mặc dù tình hình kinh tế trong nước còn rất khó khăn nhưng VCCB đã thu hút được khá nhiều khách hàng đến tìm kiếm nguồn vốn để tài trợ cho dự án. Từ năm 2013 Ngân hàng TMCP Bản Việt đã tập trung chuyển hướng sang tiếp thị nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng hoạt động có hiệu quả cao, tập trung thu hồi vốn đối với những doanh

nghiệp lớn, đặc biệt là một số doanh nghiệp trong ngành bất động sản đang gặp nhiều khó khăn, nguồn vốn của ngân hàng dồi dào nên số dự án đã được thẩm định và cho vay cũng tăng lên.

Dư nợ các DAĐT tăng dần qua các năm. Cụ thể: năm 2012 dư nợ tăng 77,64% so với năm 2011, tương ứng với dư nợ tăng 795 tỷ đồng. Năm 2013 dư nợ cho vay DAĐT đã tăng 45,52% so với năm 2012. Tốc độ tăng trưởng dư nợ của các DAĐT năm 2013 thấp hơn so với năm 2012, vì trong năm 2013 ngân hàng chủ yếu đầu tư cào các dự án nhỏ và vừa, các dự án có quy mô lớn chưa nhiều. Mặt khác, do tình hình chung của nền kinh tế còn nhiều bất ổn, khó khăn sau khủng hoảng, khả năng hấp thụ vốn còn thấp, số lượng khách hàng còn có nhu cầu vay vốn đầu tư dự án nhiều tuy nhiên chưa đáp ứng đủ điều kiện vay vốn của ngân hàng.

Qua thống kê tại bảng 2.4 ta thấy tỷ trọng DA không thu hồi được nợ đúng hạn không giảm qua các năm, đặc biệt năm 2012 tỷ trọng các dự án không thu hồi được nợ đúng hạn chiếm 21,05% trong tổng số dự án cho vay, số tiền không thu hồi được 41 tỷ đồng, nguyên nhân trong năm 2011 ngân hàng đang tiến hành tái cơ cấu và đổi tên từ Ngân hàng TMCP Gia Định thành Ngân hàng TMCP Bản Việt nên việc giám sát, thu hồi nợ chưa được quan tâm đúng mức, cũng như việc thẩm định, đánh giá tài chính DAĐT trước đó chưa được tốt. Điều này chứng tỏ mức độ hoàn thiện công tác thẩm định tài chính chưa tốt nếu xét theo chỉ tiêu này. Trong 3 năm 2012-2014 tình hình kinh tế có nhiều biến động khôn lường, rất nhiều ngành nghề rơi vào tình trạng khó khăn, sản xuất bị đình trệ, do đó cũng ảnh hưởng rất lớn đến công tác thu hồi nợ của ngân hàng. Tuy nhiên, ngân hàng cũng đã có những nỗ lực rất lớn trong công tác thẩm định, giám sát vốn vay vì vậy tỷ trọng dự án không thu hồi được nợ đúng hạn giảm dần qua các năm.

Từ bảng số liệu trên cho thấy hoạt động cho vay đầu tư dự án tại ngân

hàng cũng như công tác thẩm định dự án đầu tư mà cụ thể là thẩm định tài chính dự án đầu tư được thực hiện khá chặt chẽ, ổn định qua các năm . Đa số các dự án đầu tư bị ngân hàng từ chối cho vay là do không đáp ứng được tính khả thi về thị trường tiêu thụ sản phẩm đầu ra, về tổng nguồn vốn đầu tư cho dự án hoặc tình hình tài chính của doanh nghiệp xin vay vốn trong 3 năm gần nhất không đảm bảo để thực hiện dự án.

b. Mức độ chính xác, toàn diện nội dung và kết luận của báo cáo thẩm định

- Về nội dung của báo cáo thẩm định:

Qua khảo sát công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại VCCB một số năm qua cho thấy, hầu hết các báo cáo thẩm định đều thực hiện đúng mẫu biểu và nội dung theo quy định của VCCB.

Báo cáo thẩm định đã đầy đủ những nội dung cần thẩm định như thẩm định tổng mức đầu tư, nguồn vốn tài trợ, doanh thu, chi phí, dòng tiền, hiệu quả, mức độ rủi ro của dự án; những phương pháp thực hiện, nguồn dữ liệu phục vụ thẩm định. Các nội dung của báo cáo thẩm định hầu hết được trình bày một cách khoa học, logic theo đúng mẫu báo cáo thẩm định mà Ngân hành ban hành. Tuy nhiên, ở một đô báo cáo thẩm định nội dung thẩm định còn sơ sài, thiếu luận cứ khoa học và thực tiễn.

Trong phần thẩm định tổng mức đầu tư của dự án, một số nội dung thẩm định còn sai sót như chi phí xây dựng hạ tầng chỉ tính theo đơn giá mà cơ quan Nhà nước ban hành chứ không theo mức giá nguyên vật liệu trên thị trường, một số hạng mục đầu tư tính thiếu, không xác định vốn lưu động cần thiết cho hoạt động của dự án…Do vậy nhiều dự án sau khi triển khai tổng mức vốn đầu tư tăng lên làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án.

Việc thẩm định doanh thu và chi phí của dự án vẫn còn mang nặng tính chủ quan, suy đoán, nhân viên thẩm định chỉ căn cứ vào sản lượng tiêu thụ

được đưa ra trong dự án của chủ đầu tư lập mà chưa quan tâm đến việc điều tra thị phần của doanh nghiệp cũng như khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thực tế.

Chính những thiếu sót như vậy nên một số báo cáo thẩm định đã đưa ra kết luận thiếu chính xác, dự án hoạt động kém hiệu quả dẫn đến rủi ro cho ngân hàng.

- Về kết luận của báo cáo thẩm định:

Hầu hết các báo cáo thẩm định đã đưa ra những kết luận tương đối chính xác về dự án trên cơ sở những nội dung thẩm định đã được thực hiện trước đó. Trên cơ sở những kết luận của báo cáo thẩm định, nhân viên thẩm định đã nêu ra những ý kiến và khuyến nghị hợp lý về việc tài trợ cho dự án, có nên tài trợ hay không, nếu tài trợ thì số tiền là bao nhiêu, hình thức giải ngân, tài sản đảm bảo, hình thức giám sát vốn vay sau giải ngân…Tuy nhiên, một số báo cáo thẩm định còn đưa ra những kết luận thiếu chính xác, sơ sài.

Nguyên nhân là do kết quả tính toán trong nội dung thẩm định không đáng tin cậy nên ảnh hưởng đến kết quả thẩm định và một phần do chỉ định của cấp trên nên việc đưa ra kết luận hết sức sơ sài và chung chung.

c. Tỷ lệ nợ cần chú ý, nợ xấu của các dự án đã cho vay

Tỷ lệ nợ cần chú ý, nợ xấu của các dự án đã cho vay được thể hiện ở bảng số liệu sau đây:

Bảng 2.5. Tỷ lệ nợ cần chú ý, nợ xấu của các dự án đã cho vay Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Số tuyệt đối (Tỷ đồng)

Dư nợ cho vay dự án 438 925 1.670 2.802

Dư nợ đủ tiêu chuẩn 397 871 1.598 2.649

Nợ quá hạn 41 54 72 153

Trong đó:

- Nợ cần chú ý 34 38 51 124

- Nợ xấu 7 16 21 29

Sốtương đối

Dư nợ đủ tiêu chuẩn 90,64% 94,16% 95,69% 94,54%

Tỷ lệ nợ quá hạn 9,36% 5,84% 4,31% 5,46%

Trong đó:

- Nợ cần chú ý 7,76% 4,11% 3,05% 4,43%

- Nợ xấu 1,60% 1,73% 1,26% 1,03%

Tổng 100% 100% 100% 100%

(Nguồn: Số liệu thống kê của Khối khách hàng doanh nhiệp và định chế) Qua bảng số liệu trên cho thấy chất lượng cho vay dự án đầu tư tại VCCB tương đối tốt. Từ năm 2011 đến 2014, tỷ lệ dư nợ cho vay dự án đầu tư đủ tiêu chuẩn đều đạt trên 90%, tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp dưới 2%. Đạt được kết quả như vậy chứng tỏ công tác thẩm định và thu hồi nợ của VCCB tương đối tốt. Một số dự án hoạt động kém hiệu quả nhưng dư nợ thấp nên ít ảnh hưởng đến kết quả hoạt động chung của toàn hệ thống. Với tình hình khó khăn như giai đoạn này đạt được kết quả như trên là một điều tích cực. Chứng tỏ công tác thẩm định tài chính dự án đang được hoàn thiện dần.

d. Thời gian thẩm định và chi phí thẩm định

Theo quy định của VCCB về thời gian thẩm định đối với một dự án đầu tư tùy thuộc vào số tiền cho vay thuộc thẩm quyền phán quyết của các chi

nhánh hay hội sở.

Đối với các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền phán quyết tại các chi nhánh, thời gian thẩm định tối đa là 5 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ đầy đủ từ khách hàng.

Đối với các dự án phải chi nhánh phải trình hội sở thì thời gian thẩm định tối đa tại trụ sở chính là 10 ngày. Như vậy đối với những dự án phức tạp và trình hội sở thì thời gian thẩm định tối đa là 15 ngày.

Tuy nhiên, trên thực tế thì hầu hết các dự án được thẩm định đều có thời gian thẩm định dài hơn so với quy định. Nguyên nhân chủ yếu là do việc thống nhất các nội dung của dự án giữa ngân hàng và chủ đầu tư mất nhiều thời gian. Việc thẩm định không chỉ được thực hiện bởi nhân viên tín dụng mà còn phải chuyển qua các khối kiểm soát rủi ro. Tuy nhiên có những yếu tố của dự án mà các khối, phòng ban không cùng quan điểm nên cần có thời gian để bàn bạc, giải quyết và đi đến thống nhất.

Việc tính toán chi phí thẩm định dự án tại VCCB chưa được thực hiện.

Chủ yếu thanh toán các chi phí như mua thông tin từ Trung tâm thông tin tín dụng (CIC), chi phí đi lại để thẩm định dự án, phí thẩm định tài sản đảm bảo.

Còn những chi phí khác như xây dựng hệ thống dữ liệu và trang bị các phần mềm hỗ trợ việc thẩm định chưa được quan tâm.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính dự án đầu tư tại Ngân hàng TMCP Bản Việt (Trang 64 - 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)