Hiện nay, ngành phụ kiện may của Việt Nam vẫn đang kém phát triển, thể hiện trong bảng số liệu 2.3 dưới đây.
Bảng 2.3: Năng lực sản xuất một số sản phẩm phụ kiện may của Việt Nam
Mặt hàng Công suất thiết kế Thực hiện
1. Chỉ khâu 3.500 tấn/năm 3.500 tấn/năm
2. Bông tẩm 33 triệu Yard/năm 33 triệu Yard/năm 3. Mếch dựng 12 triệu m2/năm 10 triệu m2/năm 4. Cúc nhựa 752 triệu chiếc/năm 650 triệu chiếc/năm 5. Khóa kéo 65 triệu chiếc/năm 60 triệu chiếc/năm 6. Nhãn 120 triệu chiếc/năm 100 triệu chiếc/năm
Nguồn: Quy hoạch phát triển Dệt may Việt Nam 2015 - 2020
Mặc dù thời gian qua có một số nhà máy như Công ty Cổ phần Phụ liệu may Nha Trang, Công ty May Việt Tiến, Công ty Dệt vải công nghiệp và các công ty tư nhân đã sản xuất được nhiều loại phụ kiện như khoá kéo, tấm lót, cúc, chỉ... nhưng sản lượng còn thấp, chỉ đáp ứng được khoảng 20-25% nhu cầu của ngành [1]. Các doanh nghiệp dệt may Việt Nam chủ yếu phải nhập khẩu phụ liệu từ nước ngoài. Hiện nay trên thị trường Hà Nội cũng như tại một số địa phương khác cũng có các cửa hàng buôn bán hàng phụ kiện may, nhưng chỉ buôn bán với số lượng nhỏ lẻ, chủ yếu bán cho các tiệm may nhỏ. Hàng hoá ở đây chủ yếu nhập khẩu từ Trung Quốc, Đài Loan, chất lượng cũng tương đối thấp. Thậm chí, tại “Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt may Việt Nam, vải và phụ liệu 2007” vừa qua, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã không thể tìm được phụ liệu may ngay tại Việt Nam để vận hành thử máy móc của mình. Một tập đoàn chuyên cung ứng máy thêu từ Hàn Quốc cho biết, những cuộn chỉ thêu để máy thêu vận hành tại gian hàng cũng đưa từ
Hàn Quốc sang vì Việt Nam rất khó tìm nổi một cuộn chỉ cho chiếc máy này [8].
Tuy các phụ kiện, phụ liệu may đòi hỏi tính chuyên môn hoá rất cao nhưng hiện nay, số lượng các công ty vừa và nhỏ tham gia sản xuất mặt hàng này rất ít vì gặp phải hai trở ngại lớn và vốn và công nghệ. Hơn nữa, quy mô của các công ty vừa và nhỏ cũng là một vấn đề, bởi vì sản xuất với quy mô nhỏ không thể đem lại khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp vì họ khó có thể giảm giá thành sản phẩm.
Để làm rõ hơn tình hình nhập khẩu nguyên phụ liệu của ngành dệt may Việt Nam hiện nay, xin đơn cử tình hình Tổng công ty dệt may Hà Nội (Hanosimex). Đây là một Tổng công ty lớn thuộc Vinatex, hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con. Hanosimex gồm có rất nhiều đơn vị trực thuộc là nhà máy sợi, nhà máy may, nhà máy dệt kim, nhà máy dệt thoi, trung tâm dệt kim Phố Nối, nhà máy dệt vải Denim, công ty cổ phần dệt Hà Đông, công ty cổ phần may Đông Mỹ. Trong những năm qua, nhằm đáp ứng nhu cầu gia công sản xuất hàng dệt may, Tổng công ty đã phải nhập khẩu một lượng sản phẩm rất lớn, thể hiện trong bảng 2.4 dưới đây:
Bảng 2.4: Nhập khẩu nguyên phụ liệu, phụ tùng thiết bị tại Hanosimex
Năm
Bông xơ tự nhiên Hóa chất, thuốc nhuộm
Phụ tùng thiết bị Nguyên phụ liệu may Số lượng (tấn) Giá trị (triệu USD) Số lượng (tấn) Giá trị (triệu USD) Số lượng (tấn) Giá trị (triệu USD) Số lượng (tấn) Giá trị (triệu USD) 2005 5249 6,1 541 1,93 128 5,53 333 4,3 2006 6615 9,65 485,5 1,73 20,6 0,89 446,1 5,76 2007 5552 7,12 53 0,3 19,8 0,82 475,5 6,14
Để có thể sản xuất được 1 chiếc áo phông cho nam giới, mã sản phẩm 3A1835 của công ty đã phải nhập khẩu tới 16 chi tiết nguyên vật liệu, đó là:
Bảng 2.5: Định mức nguyên phụ liệu cho một đơn vị sản phẩm mã 3A1835
STT Tên nguyên phụ liệu Đơn vị tính Định mức
1 Vải Rib Ne 32S/1 cotton sueded khổ 46-48 inch Kg 0,308 2 Vải dệt kim 16S/1 100% cotton waffle, khổ 70-72 inch Kg 0,113
3 Vải canvas Tantat-8 ounce #20 Yard 0,03
4 Vải Twill cho thêu, khổ 43-44 inch Yard 0,02 5 Vải canvas cho thêu, khổ 43-44 inch Yard 0,025 6 Vải nỉ 100% Acyric Felt, khổ 36 inch Yard 0,08 7 Vải Rib 2x2 cotton sueded, khổ 45-47 inch Kg 0,027 8 Vải Single trơn solid jersey 100% cotton, khổ 66-68 inch Kg 0,76
9 ô-rê Chiếc 4
10 Mác chính Chiếc 2
11 Cúc áo có logo Chiếc 1
12 Cúc áo không có logo Chiếc 3
13 Dây bọc cổ 5/8 inch Yard 0,62
14 Dây luồn mũ 100% cotton CD#A07 Yard 1,85 15 Dây băng dệt xương cá 100% cotton 1-3/4 inch Yard 0,65
16 Mác giá A&F Hollister Chiếc 2
Nguồn: Phòng xuất nhập khẩu - Hanosimex
Đối với toàn ngành, số liệu nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may được thể hiện trong bảng 2.6 dưới đây:
Bảng 2.6: Một số mặt hàng dệt may nhập khẩu từ năm 2001-2006 STT Mặt hàng Đơn vị 2001 2002 2003 2004 2005 2006 1 Thiết bị, phụ tùng ngành dệt may Triệu USD 242,6 325,1 402,3 378,2 2 Bông - 90,4 115,4 111,6 105,4 191,6 167,2 3 Xơ dệt (sợi chưa xe) - 89,1 119,1 119,0 158,7 191,0 232,3 4 Sợi dệt - 237,3 228,4 272,6 317,5 384,3 339,6 5 Phụ liệu may - 917,4 1036,2 1069,3 1264,9 1443,7 1623,9 6 Vải các loại - 761,3 880,2 1523,1 1805,4 2066,6 2399,0 Nguồn: Tổng cục thống kê
Ngoài ra, các sản phẩm phụ kiện may của Việt Nam hiện nay không đồng đều về chất lượng. Đơn cử như mặt hàng khuy quần bò, trong khi sản phẩm của một số hãng uy tín như YKK, chất lượng sản phẩm rất đồng đều, đưa vào máy dập đạt hiệu quả 100%, thì khuy dập của Việt Nam khi đưa vào máy, 20-30% là bị gãy khuy, một số bị mất lớp màu bên ngoài, thậm chí có những chiếc không thể đưa vào máy dập vì kích cỡ quá lớn hoặc quá bé.
Để từng bước đáp ứng nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp may, các đây hai năm, Vinatex đã có dự án sản xuất nguyên phụ liệu ở Khu công nghiệp Phố Nối, Hưng Yên nhưng do hạn chế về vốn và nhiều lý do khác nên đến nay, dự án này không triển khai được. Vinatex cũng dự kiến sẽ thành lập 2 Trung tâm nguyên phụ kiện ở phía Bắc và phía Nam chủ yếu giới thiệu
nguyên phụ liệu của nước ngoài và trong nước sản xuất, để các doanh nghiệp có nhu cầu đến đó mua, tránh tình trạng bị ép giá.
Mặt khác, Vinatex cũng sẽ xây dựng một nhà máy sản xuất xơ polyester để phục vụ cho ngành dệt, dự kiến sẽ liên doanh với Tổng công ty Dầu khí Việt Nam.