CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁM SÁT TỪ XA HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.2. HOẠT ĐỘNG THANH TRA GIÁM SÁT TẠI NGÂN HÀNG
Hoạt động thanh tra giám sát ngân hàng nhằm đảm bảo sự tuân thủ các quy trình, quy định của ngân hàng; cảnh báo sớm và có biện pháp ngăn ngừa những rủi ro có thể xảy ra tại các chi nhánh ngân hàng.
Đánh giá tình hình chấp hành chính sách, quy trình, chế độ đã đƣợc ban hành. Thanh tra giám sát nhằm phát hiện những vi phạm, sai sót và kiến nghị những biện pháp chấn chỉnh, xử lý kịp thời.
Thanh tra, giám sát nhằm mục đích đánh giá, đo lường mức độ rủi ro và khả năng chống đở rủi ro của các chi nhánh ngân hàng cũng nhƣ toàn hệ thống ngân hàng.
Thông qua thanh tra giám sát có thể phát hiện những quy trình, quy định chƣa hợp lý để kiến nghị sửa đổi, bổ sung.
Thanh tra, giám sát ngân hàng nhằm góp phần đảm bảo an toàn của hệ thống ngân hàng, bảo vệ quyền lợi và lợi ích hợp pháp của người gởi tiền, góp phần phục vụ việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
b. Vai trò của thanh tra giám sát tại ngân hàng
Hoạt động thanh tra, giám sát là hoạt động thực hiện chức năng quản lý đối với các chi nhánh ngân hàng.
Hoạt động thanh tra, giám sát giúp nắm bắt đƣợc kịp thời, chính xác diễn biến tình hình hoạt động của từng chi nhánh ngân hàng.
Chỉnh sửa các chính sách, quy chế cho phù hợp với đặc điểm của từng chi nhánh ngân hàng.
Giúp cho các ngân hàng ngăn ngừa, chỉnh sửa những việc làm sai trái, bảo đảm uy tín, an toàn vốn và hoạt động lành mạnh để hoạt động kinh doanh ngày càng có hiệu quả.
Hoạt động thanh tra, giám sát giúp giám sát việc thực thi chính sách tiền tệ đƣợc kịp thời, đảm bảo an toàn của cả hệ thống ngân hàng và chính sách tiền tệ phát huy đƣợc hiệu quả, góp phần ổn định và phát triển kinh tế xã hội.
1.2.2. Các phương thức thanh tra giám sát
a. Thanh tra tại chỗ: là phương thức thanh tra trực tiếp tại các TCTD nhằm xác định hiện trạng các hoạt động cụ thể của đối tƣợng thanh tra nhƣ đánh giá sự tuân thủ các quy chế... thông qua việc kiểm tra sổ sách kế toán, kiểm tra các hồ sơ cho vay, ngân quỹ, kiểm tra mua sắm TSCĐ, tình hình kinh doanh ngoại tệ... Thanh tra tại chỗ là phương thức thanh tra truyền thống, đƣợc tiến hành tại trụ sở của TCTD. Thanh tra viên đƣợc tiếp cận với chứng từ, sổ sách, hồ sơ, con người và sự việc cụ thể.
Phương thức thanh tra tại chỗ giúp phát hiện một cách chính xác, đánh giá một cách trung thực hoạt động của TCTD, tìm đƣợc nguyên nhân cụ thể của những sai phạm, quy trách nhiệm rõ. Nhưng phương thức này không thể
làm thường xuyên, không thể xử lý được khối lượng công việc lớn. Hơn nữa, phương thức này rất tốn kém vì đòi hỏi nhiều nhân lực.
b. Giám sát từ xa: là phương thức thanh tra sử dụng các thông tin trên báo cáo của các TCTD nhằm phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của chúng để từ đó đƣa ra các biện pháp sử lý khi cần thiết. Giám sát từ xa còn đƣợc hiểu là phương pháp mà cán bộ thanh tra ngồi tại trụ sở của cơ quan thanh tra tiếp nhận các thông tin báo cáo để phân tích, đánh giá tình hình đơn vị đƣợc thanh tra một cách thường xuyên và có hệ thống. Thanh tra ngân hàng đưa ra một hệ thống chỉ tiêu, dựa vào báo cáo của các TCTD để tiến hành giám sát nhằm phản ánh, đánh giá về các phương diện hoạt động của các TCTD.
Đối với các NHTM, giám sát từ xa có những ưu điểm nổi bậc:
Thông tin đƣợc cập nhật liên tục, do đó giúp nhà quản lý có những quyết định kịp thời nhằm ngăn chặn các hành vi cố ý làm trái, giúp bảo vệ an toàn tài sản của ngân hàng và khách hàng.
Bao quát đƣợc tình hình cơ bản của các đối tƣợng mà không cần nhiều chi phí nhân lực cũng nhƣ tiền vốn.
Giúp các cấp quản trị điều hành định vị, khoanh vùng những đơn vị có vấn đề trong hoạt động kinh doanh, quản trị điều hành; cung cấp thông tin ban đầu, sơ bộ về tình hình chấp hành quy định, quy trình, chỉ đạo... là cơ sở để quyết định tổ chức các đoàn công tác đi kiểm tra, kiểm soát tại chỗ.
Không mất thời gian, chi phí cho việc tổ chức các đoàn công tác để kiểm tra tại chỗ khi không có dấu hiệu bất thường.
Đối tượng giám sát không bị ảnh hưởng nhiều đến hoạt động kinh doanh hàng ngày do không phải tiếp, làm việc và giải trình với đoàn công tác.
Khi hệ thống chỉ tiêu, tiêu chí phục vụ việc giám sát từ xa đã hoàn thiện, việc cập nhật thông tin tuân thủ chủ yếu đƣợc tiến hành tự động sẽ tạo ý thức tự giác chấp hành quy trình, quy định cho các cấp thừa hành.
Các chỉ tiêu định lượng (đáp ứng yêu cầu giám sát thường xuyên, liên tục) đều có thể chiết xuất tự động từ kho dữ liệu nên bảo đảm kịp thời, chính xác, không phát sinh chi phí.
Bên cạnh đó, giám sát từ xa cũng có những nhược điểm nhất định:
Số liệu, thông tin thu thập đƣợc đôi khi chƣa phản ánh đúng bản chất sự việc, không bám sát thực tế, yêu cầu cạnh tranh và đáp ứng yêu cầu chính đáng của khách hàng.
Chỉ cung cấp những dữ liệu, hiện tƣợng mang tính bề mặt, chƣa đi sâu phân tích, đánh giá để đƣa ra những kết luận về bản chất của sự việc.
Tiêu chí giám sát khó phản ánh hết các nội dung trọng yếu hoặc do tác động của con người có thể dẫn đến kết quả cảnh báo không đúng, ảnh hưởng đến chất lƣợng công tác giám sát từ xa.
c. Mối quan hệ giữa hai phương thức: Hầu hết các cơ quan giám sát trên thế giới thường sử dụng kết hợp cả 2 phương pháp trên để thanh tra, giám sát các TCTD. Nhờ sử dụng đồng thời có thể khắc phục đƣợc nhƣợc điểm của mỗi phương pháp mà vẫn phát huy được ưu điểm của chúng. Nhờ hoạt động của thanh tra tại chỗ mà phương thức giám sát từ xa mới có hiệu quả vì các TCTD phải rất thận trọng khi có ý định làm báo cáo không trung thực. Nhờ có hoạt động giám sát từ xa dù không cần thực hiện thường xuyên thì phương thức thanh tra tại chỗ vẫn phát huy hiệu quả.