CHƯƠNG VI/ VẤN ĐỀ CÒN ĐANG TỒN TẠI Ở VIỆT TIẾN

Một phần của tài liệu Bài tập nhóm tìm hiểu tổng công ty cổ phần may việt tiến (Trang 31 - 35)

1. Xác định vấn đề : Hàng may mặc Việt Tiến thâm nhập thị trường Đức a) Phân tích vấn đề :

- Sản phẩm Việt Tiến tuy tốt, giá thành thấp nhưng chỉ mới chuyên về thời trang công sở, do đó chưa thể thành công nếu xuất khẩu những sản phẩm dành cho giới trẻ, thể thao ,…. Đang là xu hướng ở Đức.

- Thị trường Đức tuy tiềm năng nhưng lại khó tính. Người Đức rất quan tâm đến chất lượng sản phẩm, sự kỳ công của nhà sản xuất và giá sản phẩm, do đố sản phẩm không chỉ có chất lượng theo tiêu chuẩn của họ mà còn phải đảm bảo giá thật hợp lí. Vừa phù hợp với thị hiếu, vừa phù hợp với thu nhất là một khó khan lớn cho sản phẩm may mặc

- Người Đức có thói quen mua sắm dễ thay đổi theo sở thích, vì thế việc nghiên cứu thị hiếu phân đoạn thị trường là hết sức quan trọng. Để tìm ra một chiến lược tốt cho một thị trường như Đức quả thật không dễ, đòi hỏi Việt Tiến phải xác định đúng và đi đúng theo những công ty thành công của nước ngoài và tránh những rủi ro thị trường.

- Người Đức có xu hướng sử dụng sản phẩm của một quốc gia trong thời gian nhất định, sau đó chuyển sang sử dụng sản phẩm của quốc gia khác do thói quen mua sắm dễ thay đổi và họ không muốn phụ thuộc hoàn toàn vào sản phẩm của một quốc nào cả. Vì thế Việt Tiến sẽ phải thay đổi thường xuyên để thu hút thị trường và như vậy sẽ làm tăng chi phí.

- Các sản phẩm may mặc với các phong cách thời trang đa dạng đến từ Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Mỹ sẽ khá thịnh hành ở Đức, rất nhiều xu hướng thời trang phong phú với sự kết hợp nhiều thời đại khác nhau đã được giới thiệu trên khắp nước Đức. Do vậy, người tiêu dung Đức sẽ thực sự lúng túng trước sự thay đổi lien tục của rất nhiều phong cách thời trang, tuy nhiên, họ sẽ mua những mặt hang thời trang đó ở bất kỳ nơi nào nếu tại đó hang hóa có giá bán hợp lý và chất lượng tốt b) Xây dựng các phương án quyết định :

- Biện pháp công ty may Việt Tiến thực hiện:

- Đầu tư đổi mới trang thiết bị, nghiên cứu và phát triển khách hàng mới, thị trường mới đặc biệt là thị trường Đức.

- Hợp tác với Hiệp hội Dệt may VN xây dựng quy trình Website để giới thiệu và quảng bá sản phẩm

- Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, mẫu mã hàng hóa theo đúng các tiêu chuẩn và thông lệ quốc tế, giới thiệu sản phẩm như một thương hiệu độc quyền của công ty trên thị trường .

- Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm phục vụ nhiều đối tượng , đầu tư mạnh vào khâu thiết kế nhằm tạo ra mẫu mã phù hợp, tăng giá trị sử dụng, giá trị thẩm mỹ của sản phẩm. Trước khi ra sản phẩm mới công ty đều thực hiện điều tra và tham khảo ý kiến của người tiêu dung.

- Áp dụng chiến lược giá, thực hiện giá cả đi đổi với chất lượng, tạo ra nhiều mức giá phục vụ cho nhiều đối tượng có mức thu nhập khác nhau

- Nghiên cứu tung ra thị trường các sản phẩm phù hợp với thị hiếu. Ví dụ như nhãn hiệu Vee Sendy đã thực sự gây bất ngờ với người tiêu dung, đặc biệt là các bạn trẻ.

Với nhiều kiểu mẫu thời trang trẻ trung, hiện đại được thiết kế theo khuynh hướng thời trang quốc tế

c) Đánh giá:

- Đề xuất các biện pháp hạn chế rủi ro:

- Đầu tư máy móc thiết bị, công nghệ tiên tiến, hiện đại, áp dụng công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm.

- Đào tạo đội ngũ cán bộ, công nhân có tay nghề kỹ thuật cao nhằm đáp ứng yêu cầu về sản phẩm, chủ động trong sản xuất.

- Sản xuất nguyên liệu phụ nội địa đảm bảo yêu cầu chất lượng, nâng cao tỷ lệ sử dụng nguyên liệu phụ trong nước, tăng tỷ lệ vật liệu nội địa trong cơ cấu giá trị sản phẩm để hạ giá thành, nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.

- Thu thập, nắm bắt và xử lý thông tin kịp thời để có thể đáp ứng nhanh chóng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng.

- Tăng cường các hình thức lien doanh, liên kết với các công ty để thu hút vốn đầu tư và sử dụng hiểu quả nguồn vốn/

- Củng cố vai trò của các hiệp hội ngành hàng giúp liên kết các doanh nghiệp tạo nên sức mạnh tổng hợp trong cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài

 MÔ HÌNH phù hợp : SWOT

Phân tích mô hình SWOT cho mặt hàng dệt may của việt tiến

 Strong

Với tỷ phần 29% của 2.117,8 triệu Euro (tăng 19,6%) tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa EU và Việt nam, CHLB Đức là đối tác thương mại lớn nhất của Việt nam trong khối EU. Năm 2006, tổng kim ngạch buôn bán hai chiều giữa Việt Nam và Đức đạt 2,360 tỷ USD, trong đó Việt Nam xuất 1,445 tỷ USD và nhập 914 triệu USD (Nguồn:

Tổng cụ Hải quan). Những mặt hàng chủ yếu của Việt nam sang Đức là hàng dệt may, giầy dép, cà phê, thủy sản và các mặt hàng sành sứ, gốm.(nguồn Bộ Ngoại Giao Việt Nam – 28-11-2009) Đặc biệt là đối với hàng may mặc của Việt Nam đã được Đức tháo bỏ hạn ngạch nhập khẩu , do đó đây là cơ hội lớn cho một công ty như Việt Tiến muốn thâm nhập thị trường mới. Sản phẩm may mặc của Việt Tiến tấn công chủ yếu là phân khúc thị trường có thu nhạp trung bình, nhưng hiện nay đã thay đổi. Việt Tiến sản xuất sản phẩm trên dây chuyền công nghệ hiện đại và năng suất cao, kết hợp với chi phí thấp mà giá thành sản phẩm thấp. Đây là điệu kiện để Việt Tiến thâm nhập thị trường Đức vì người Đức có thói quen dung hàng chất lượng , giá hợp lý và không muốn bị lệ thuộc vào một mặt hàng của một quốc gia nào cả. Vì vậy , trong giai đoạn hiện nay , khi mà Việt Tiến đang thay đổi mẫu mã , kiểu dáng , chất lượng thì việc thâm nhập thị trường

Đức luôn có nhiều cơ hội. Sản phẩm Việt Tiến nổi tiếng vì đẹp và giá thành rẽ , mà người Đức mua sản phẩm họ rất quan tâm về giá , vì thế đây là mặt mạnh cho sản phẩm của Việt Tiến muốn cạnh tranh với các đối thủ quốc tế khác. Một điểm nữa là cách thức trang trí sản phẩm của Việt Tiến khá bắt mắt ,họ đề phòng tới những rủi ro khi tiêu dung sản phẩm , do đó họ luôn có những phụ tùng thay thế : nút , khuy áo ,….. Việt Tiến là công ty may mặc đầu ngành của Việt Nam ,kinh doanh hiệu quả và có năng lực quản lí tốt ,đó chính là lợi thế cho Việt Tiến khi xuất khẩu thâm nhập thị trường lớn , đầy tiềm năng nhưng trong tình trạng gần như bảo hòa như Đức. Thêm phần lợi thế là thuế áp dụng cho Việt Nam đã giảm, sẽ làm cho giá thành thấp hơn nên việc cạnh tranh có phần lợi thế hơn.Trong thời gian tới , Việt Tiến nên mở rộng thị trường này và nhắm vào phân khúc thị trường có thu nhập cao hơn.

 Weakness

Sản phẩm Việt Tiến tuy tốt ,giá thành thấp nhưng chỉ mới chuyên về thời trang công sở, do đó chưa thể thành công nếu xuất khẩu những sản phẩm dành cho giới trẻ , thể thao

….đang là xu hướng mới của Đức. Thị trường Đức tuy tiềm năng nhưng lại khó tính.Vì vậy , sản phẩm may Việt Tiến cần nâng cao chất lượng , mẫu mã và giá thành sao cho phù hợp với thị hiếu và thói quen của người Đức ở từng mức thu nhập khác nhau.Vì điểm yếu của Việt Tiến là chưa làm nổi bật được nét riêng cho sản phẩm của mình khi cạnh tranh với hàng của các nước khác. Người Đức có thói quen mua sắm dễ thay đổi theo sở thích , vì thế việc nghiên cứu thị hiếu phân đoạn thị trường là hế sức quan trọng.Để tìm ra một chiến lược tốt cho một thị trường như Đức quả thật không dễ , đòi hỏi Việt Tiến phải xác định đúng và đi đúng theo những công ty thành công của nước ngoài và tránh những rủi ro thị trường.Vì Việt Tiến chưa được nghiên cứu rõ thị trường này nên nó sẽ là điểm yếu cho Việt Tiến nếu như muốn đưa sản phẩm thâm nhập thị trường thành công trong thời gian sớm nhất. Một khó khăn nữa là tình hình khủng hoảng tài chính cũng làm cho tiêu dùng của người Đức giảm xuống.Đức là thị trường lớn đầy tiềm năng với chi tiêu cho tiêu dùng chiếm 1/2GDP.Vì vậy , trong bối cảnh hiện nay và xu hướng những năm tới , Việt Tiến muốn tăng xuất khẩu qua Đức cũng hơi khó khăn và bất lợi . Như đã biết , Việt Tiến chỉ được biết đến với các loại sản phẩm hạng trung,nó làm cho Việt Tiến khó vươn lên là thương hiệu có sản phẩm hạng sang như An Phước,….. chính vì thế cần phải thay đổi sự nhìn nhận của người nước

Một phần của tài liệu Bài tập nhóm tìm hiểu tổng công ty cổ phần may việt tiến (Trang 31 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(35 trang)
w