Công tác vệ sinh, chăm sóc, phòng bệnh cho đàn lợn

Một phần của tài liệu Tình hình mắc hội chứng hô hấp(Respiratory syndrome) ở lợn con giai đoạn từ 121 ngày tuổi nuôi tại trại Nguyễn Thanh Lịch Ba Vì Hà Nội và biện pháp phòng trị (Trang 34 - 40)

Phần 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất

4.1.1. Công tác vệ sinh, chăm sóc, phòng bệnh cho đàn lợn

* Công tác vệ sinh:

Công tác vệ sinh của trại bao gồm các khâu: dọn phân, xịt gầm, lau sàn chuồng, cọ rửa máng ăn cho lợn mẹ và lợn con, tắm cho lợn, xử lý rác thải và thức ăn dư thừa, phun thuốc sát trùng cho chuồng trại và xung quanh chuồng trại, sát trùng các phương tiện vận chuyển, dụng cụ chăn nuôi, dụng cụ thú y, xử lý nguồn nước. Công nhân được trang bị quần áo bảo hộ và sát trùng trước khi lên chuồng.

Tiến hành rắc vôi bột xung quanh chuồng trại tuần 2 lần.

Rác thải và xác động vật chết phải được tiêu hủy đúng nơi quy định, đúng quy trình kỹ thuật, không được để qua đêm.

Chuồng nuôi luôn được vệ sinh sạch sẽ và được tiêu độc bằng thuốc sát trùng Ommicide 2 lần hàng ngày, pha với tỷ lệ 320 ml/ 1000 lít nước.

Ở các chuồng nái đẻ sau khi cai sữa, lợn mẹ được chuyển lên chuồng nái chửa 1 (khu vực cai sữa). Sau khi xuất lợn con, các tấm đan chuồng này được tháo ra mang ngâm ở hố sát trùng bằng dung dịch NaOH 10 %, ngâm trong 1 ngày sau đó được cọ sạch, phơi khô. Khung chuồng cũng được cọ sạch và phun dung dịch NaOH pha với nồng độ loãng. Gầm chuồng cũng được vệ sinh sạch sẽ tiêu độc khử trùng kỹ sau đó rắc vôi bột hoặc nước vôi 20%. Để khô 1 ngày, sau đó tiến hành lắp đan vào và đuổi lợn chờ đẻ từ chuồng lợn bầu xuống. Lịch sát trùng được trình bày ở bảng sau:

26

Bảng 4.1. Lịch sát trùng trại lợn nái Thứ

Trong chuồng

Ngoài Chuồng Chuồng nái

chửa Chuồng đẻ Chuồng

cách ly CN Phun sát

trùng Phun sát trùng Thứ 2 Quét hoặc rắc

vôi đường đi

Phun sát trùng

+ rắc vôi đường đi Phun sát trùng Phun sát Trùng Thứ 3 Phun sát

trùng

Phun sát trùng + quét vôi đường đi

Quét hoặc rắc vôi đường đi

Thứ 4

Xả dung dịch vôi 20%

xuống gầm chuồng

Phun sát trùng Rắc vôi đường

đi

Thứ 5 Phun ghẻ

Phun sát trùng + xả dung dịch nước vôi 20%

xuống gầm

Phun ghẻ

Thứ 6 Phun sát trùng

Phun sát trùng

+ rắc vôi Phun sát trùng Phun sát trùng Thứ 7 Tổng vệ sinh

chuồng

Tổng vệ sinh chuồng

Tổng vệ sinh chuồng

* Công tác chăm sóc nuôi dưỡng:

Trong quá trình thực tập tại trang trại, em đã tham gia chăm sóc nái chửa, nái đẻ, tham gia đỡ đẻ, chăm sóc cho lợn con theo mẹ đến cai sữa. Em trực tiếp vệ sinh, chăm sóc, theo dõi trên đàn lợn. Quy trình chăm sóc nái

27

chửa, nái chờ đẻ, nái đẻ, đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa được áp dụng theo đúng quy trình của trại lợn CP như sau:

+ Quy trình chăm sóc nái chửa:

Lợn nái chửa được nuôi chủ yếu ở chuồng bầu. Hàng ngày, vào kiểm tra lợn để phát hiện lợn phối không đạt, lợn nái bị sảy thai, lợn mang thai giả; vệ sinh, dọn phân không để cho lợn nằm đè lên phân, cho lợn ăn, rửa máng, phun thuốc sát trùng, xịt gầm, cuối giờ chiều phải chở phân ra khu xử lý phân. Lợn nái chửa được ăn loại thức ăn 566, 567SF với khẩu phần ăn phân theo tuần chửa, thể trạng, lứa đẻ như trong bảng sau:

Bảng 4.2. Quy định khối lƣợng thức ăn chuồng bầu Loại lợn Loại cám Tiêu chuẩn cám Kg/con/ngày

Đực hậu bị 567SF 2,5

Đực khai thác 567SF 3,0

Nái hậu bị chờ

phối 567SF 2,4

Nái cai sữa 567SF 3,0

Nái mang thai Từ 1-4

tuần

Từ 5- 12 tuần

Từ 13

tuần Từ 15 tuần Nái hậu bị mang

thai 566SF 2,2 1,6 2,2 2,2- 567SF

Nái dạ mang thai 566SF 2,2 1,6 2,5 2,5- 567SF Lưu ý: Ngoài quy định tiêu chuẩn thì có thể điều chỉnh khối lượng và loại cám tùy theo thể trạng lợn.

+ Quy trình chăm sóc nái đẻ:

Lợn nái chửa được chuyển lên chuồng đẻ trước ngày đẻ dự kiến 7 - 10 ngày. Trước khi chuyển lợn lên chuồng đẻ, chuồng phải được dọn dẹp, rửa sạch sẽ và phun sát trùng. Lợn chuyển lên phải được ghi đầy đủ thông tin

28

lên bảng ở đầu mỗi ô chuồng. Thức ăn của lợn chờ đẻ được cho ăn với tiêu chuẩn ăn 3 kg/ngày, chia làm 2 bữa sáng, chiều. Với lượng thức ăn như trong bảng sau:

Bảng 4.3. Quy định khối lƣợng thức ăn chuồng đẻ Trước/

sau ngày đẻ

Đối với nái cơ bản Đối với nái hậu bị

Khẩu phần Khẩu phần

Sáng Trƣa Chiều Tối Tổng Sáng Trƣa Chiều Tối Tổng Trước đẻ

4 ngày 1,5 1,0 2,5 1,2 1,0 2,2

Trước đẻ

3 ngày 1,2 1,0 2,2 1,0 1,0 2,0

Trước đẻ

2 ngày 1,0 1,0 2,0 1,0 0,7 1,7

Trước đẻ

1 ngày 1,0 0,5 1,5 1,0 0,5 1,5

Ngày đẻ 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 1,0

Sau đẻ 1

ngày 0,3 0,2 0,2 0,3 1,0 0,3 0,2 0,2 0,3 1,0 Sau đẻ 2

ngày 0,5 0,5 0,5 0,5 2,0 0,5 0,5 0,5 0,5 2,0 Sau đẻ 3

ngày 1,0 0,5 0,5 1,0 3,0 1,0 0,5 0,5 1,0 3,0 Sau đẻ 4

ngày 1,0 1,0 1,0 1,0 4,0 1,0 1,0 1,0 1,0 4,0 Sau đẻ 5

ngày 1,5 1,0 1,0 1,5 5,0 1,5 1,0 1,0 1,5 5,0

29

Lưu ý: Lợn nái bỏ ăn thì giảm 50% khẩu phần ăn so với tiêu chuẩn.

+ Quy trình chăm sóc đàn lợn con theo mẹ đến khi cai sữa:

Ngay sau khi đẻ ra lợn được tiến hành cắt rốn, bấm nanh, cắt đuôi.

- Lợn con 2 - 3 ngày tuổi được cắt số tai, tiêm sắt, cho uống thuốc phòng phân trắng lợn con và tiêu chảy.

- Lợn con 3 - 4 ngày tuổi cho lợn con uống thuốc phòng cầu trùng.

- Lợn con 4 - 5 ngày tuổi tiến hành thiến lợn đực.

- Lợn con từ 4 - 6 ngày tuổi tập cho ăn bằng thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh 550SF.

- Lợn con được 7 - 14 ngày tuổi tiêm phòng bệnh suyễn.

- Lợn con được 16 - 18 ngày tuổi tiêm phòng dịch tả.

- Lợn con được 21 - 26 ngày tuổi tiến hành cai sữa cho lợn con.

* Công tác phòng bệnh:

Quy trình tiêm phòng, phòng bệnh cho đàn lợn của trang trại được thực hiện tích cực, thường xuyên và bắt buộc. Tiêm phòng cho đàn lợn nhằm tạo ra trong cơ thể chúng một sức miễn dịch chủ động, chống lại sự xâm nhập của vi khuẩn, tăng sức đề kháng cho cơ thể.

Quy trình phòng bệnh bằng thuốc và vaccine cho các loại lợn được trình bày qua bảng sau:

30

Bảng 4.4. Lịch phòng bệnh bằng vắc xin cho đàn lợn

Loại lợn Thời gian Tên Vắc xin Phòng bệnh

Lợn con 7 - 14 ngày tuổi Hyrogen Mycoplasma

15 - 21 ngày tuổi HC Vac Dịch tả

Nái hậu bị (mới nhập

về)

Tuần 1 Trộn thuốc kháng sinh

Tuần 2 Porcilis PRRS Tai xanh

Tuần 3 Porcilis Parvo Khô thai lần 1

Tuần 4 Coglapest Dịch tả

Tuần 5 FMD Lở mồm long móng

Porcilis Begonia Giả dại Tuần 6 Porcilis Parvo Khô thai lần 2

Tuần 7 Porcilis PRRS Tai xanh

Tuần 8 Thuốc Flubenol 5% Tẩy giun Nái mang

thai

85 ngày thai Coglapest Dịch tả

90 ngày thai FMD Lở mồm long móng

110 ngày thai Thuốc Taktic 12,5 % Điều trị ve ghẻ

Nái sau khi đẻ

1 tuần Porcilis Parvo Khô thai

2 tuần Porcilis PRRS Tai xanh

3 tuần FMD Lở mồm long móng

Thuốc Flubenol 5% Tẩy giun Bên cạnh việc phòng bệnh cho đàn lợn bằng vắc xin, trại cũng dùng một số loại thuốc với cùng mục đích. Việc sử dụng thuốc để phòng bệnh cũng đem lại hiệu quả không nhỏ trong công tác phòng bệnh ở trại hiện nay.

31

Bảng 4.5. Lịch phòng bệnh bằng thuốc cho đàn lợn Tuổi lợn

(ngày) Thuốc Phòng bệnh Cách dung

Liều lượng Đường dùng Lợn con theo mẹ

1 Fe + B12 Thiếu sắt 2ml/con Tiêm bắp

Penisrtep Nhiễm trùng 1ml/con Tiêm bắp

3 Tottra Cầu trùng 1ml/con Uống

21 Amlistin

Catosal Buntavet Stress 1ml/con Tiêm bắp Lợn nái

Trước đẻ

1 tuần Indectin Ký sinh trùng 10ml/con Tiêm dưới da Trước đẻ

1 ngày

Lutalyse Kích đẻ 2ml/con Tiêm dưới da Vetrimoxin LA Viêm mủ 10ml/con Tiêm bắp Trước cai

sữa 1 ngày

ADE – Bcomplex

Kích thích

Một phần của tài liệu Tình hình mắc hội chứng hô hấp(Respiratory syndrome) ở lợn con giai đoạn từ 121 ngày tuổi nuôi tại trại Nguyễn Thanh Lịch Ba Vì Hà Nội và biện pháp phòng trị (Trang 34 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(65 trang)