PHẦN 4:KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Kết quả công tác phục vụ sản xuất
4.1.2. Công tác phòng và trị bệnh
Do đặc thù của trại chuyên sản xuất lợn giống, lợn thương phẩm nên việc theo dõi và thực hiện lịch tiêm phòng chính xác là rất quan trọng. Tiêm phòng bằng vaccinelà biện pháp tạo miễn dịch chủ động cho gia súc chống lại mầm bệnh và là biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay. Hiệu quả của vaccinephụ thuộc vào trạng thái sức khỏe của con vật, trên cơ sở đó trại chỉ tiêm vaccinecho lợn khỏe mạnh để tạo được trạng thái miễn dịch tốt nhất cho đàn lợn.
Quy trình phòng bệnh bằng vaccineluôn được trại thực hiện nghiêm túc, đầy đủ và đúng kỹ thuật. Lợn được tiêm vaccine ở trạng thái khỏe mạnh, được chăm sóc nuôi dưỡng tốt, không mắc các bệnh truyền nhiễm và các bệnh mãn tính khác. Tỷ lệ tiêm phòng vaccinecho đàn lợn luôn đạt 100%.
Lịch tiêm phòng cho lợn được thực hiện theo từng giai đoạn sau:
Bảng 4.1. Lịch dùng thuốc và vacine cho đàn lợn
Ngày tuổi Loại thuốc/vacine Phòng bệnh Phương pháp dùng 1 ngày tuổi Nova-Amoxicol Tiêu chảy Cho uống 5ml/con 3 ngày tuổi Diacoxin 5% Cầu trùng heo Cho uống 2 giọt/con 14 ngày tuổi Mycoplasma Suyễn heo Tiêm bắp cổ 2ml/con 21 ngày tuổi Colapest Dịch tả heo Tiêm bắp thịt 2ml/con
4.1.2.2 .Công tác chẩn đoán và điều trị
* Bệnh suyễn lợn
Trong thời gian lợn con theo mẹ, đặc biệt là thời gian sau cai sữa lợn con thường có triệu chứng ho thở, chảy nước mắt, nước mũi, viêm mí mắt, ho từng cơn, ho nhiều về đêm, lợn kém ăn, lông xù, chậm lớn.
-Chẩn đoán: Lợn bị bệnh suyễn
29
-Điều trị:
+Dùng thuốc Advocip 2,5% INJ, tiêm bắp thịt liều 1ml/20kg TT.
+Ngày đầu tiêm 2 lần/ngày các ngày sau tiêm 1 lần/ngày.
- Kết quả: Số con điều trị: 50 con Số con khỏi: 46 con Tỷ lệ khỏi đạt: 92%
* Bệnh tiêu chảy ở lợn
- Triệu chứng: Thân nhiệt sốt nhẹ đến không sốt, con vật biếng ăn đến bỏ ăn, suy nhược, đôi khi có nôn mửa. Tiêu chảy nhiều, mất nước. Phân lúc đầu có thể táo sau đó ỉa lỏng, có thể phân sền sệt (ở các bệnh do giun sán), phân lỏng hoặc ỉa vọt cần câu (ở giai đoạn cuối bệnh dịch tả, phó thương hàn), phân có màu trắng hoặc màu vàng nhạt (ở bệnh lợn con phân trắng).
Giảm khối lượng, còi cọc, lông xù và dựng. Trường hợp bệnh nặng có thể gây chết lợn.
- Chẩn đoán: Dựa vào triệu chứng lâm sàng lợn mắc bệnh tiêu chảy.
- Điều trị: + CP Nor 100 1ml/10kgTT + Gentamycin 1ml/10kgTT + Atropin 1ml/10kgTT Ngày tiêm 1 lần, điều trị liên tục 3 - 5 ngày.
- Kết quả: Số con điều trị: 500 con Số con khỏi: 481 con Tỷ lệ khỏi đạt: 96,2%
* Viêm khớp, tổn thương cơ giới:
- Nguyên nhân:Streptococcus suis là vi khuẩn gram(+) gây viêm khớp lợn cấp và mãn tính ở mọi lứa tuổi. Bệnh này thường gây ra trên lợn con 1 – 6 tuần tuổi, bệnh được phân loại như một phần của hội chứng “yếu khớp” kết hợp với viêm rốn.
30
- Triệu chứng: Con vật đi lại khó khăn, khớp thì sưng to, sờ vào chỗ sưng thì thấy lùng nhùng.
- Chẩn đoán: Con vật bị viêm khớp
- Điều trị: Chúng tôi tiến hành xoa bóp bằng cồn Methylsalicilat 10% hoặc dầu long não, cách cố định tương tự như cố định khi mổ áp - xe.
Kết hợp dùng Lincomycin 10% + Dexamethasol 3%, tiêm bắp với liều 1ml/10kgTT/lần/ngày, tiêm bắp 5 ngày.
- Kết quả: Số con điều trị: 5con Số con khỏi: 5 con Tỷ lệ khỏi: 100%
* Hiện tƣợng đẻ khó
- Nguyên nhân: Do lợn nái không được chăm sóc tốt trong suốt quá trình nuôi từ hậu bị đến khi lợn chửa, đẻ, như ít vận động, cơ bụng, cơ hoành, cơ liên sườn yếu và xương chậu hẹp. Trong quá trình chăm sóc chúng ta nên lưu ý đến chế độ ăn, bổ sung đầy đủ các khoáng chất, vitamin, cân đối chất đạm, chất xơ...
- Triệu chứng: Do âm đạo và cổ tử cung hẹp, hướng thai không thuận, con to, con bị chết lưu…
- Chẩn đoán: Nghi con vật mắc hiện tượng đẻ khó
- Điều trị: Để can thiệp hiện tượng đẻ khó, trước hết tôi cho lợn con bú ngay sau khi sinh, kết hợp xoa bóp bầu vú cho con mẹ bằng khăn ấm để kích thích con mẹ co bóp đẩy bào thai ra ngoài. Nếu đẻ khó do con con thì tiến hành thủ thuật trợ giúp cho con mẹ. Sát trùng kỹ bàn tay và cánh tay, đeo găng tay dài, bôi trơn bằng vaselin hoặc nhúng vào nước sạch sau đó từ chụm 5 ngón tay lại và từ từ mở mép âm môn đưa bàn tay vào. Nếu thấy thai thì điều chỉnh cho đúng chiều hướng thuận lợi cho con mẹ tự rặn đẩy thai ra hoặc kết hợp cùng với cơn rặn của con mẹ mà kéo thai ra ngoài. Kết hợp tiêm Oxytocin, liều 4 -
31
6ml, tiêm bắp cho con mẹ. Nếu các biện pháp trên không đạt hiệu quả thì tiến hành phẫu thuật mổ bụng con mẹ lấy thai ra ngoài.
- Kết quả: Số con điều trị: 15 con Số con khỏi: 14 con Tỷ lệ khỏi: 93,33%.