Chương 1: LÝ LUẬN VỀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG NGOẠI NGỮ - TIẾNG ANH
1.3. Quan điểm của Đảng về Đổi mới Giáo dục và Xây dựng con người phát triển toàn diện
Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, trong Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước thời kỳ quá độ đã nhấn mạnh: “Giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ có sức mạnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát
22
triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển”.
Nghị quyết 29 - Hội nghị TW 8 (khóa XI) là Nghị quyết chuyên đề có vai trò đặc biệt quan trọng đối với Giáo dục đào tạo, là yêu cầu, cũng đồng thời là cơ sở cho quá trình đổi mới mạnh mẽ giáo dục đào tạo của đất nước giai đoạn hiện nay.
Điểm mới trong quan điểm của Đại hội Đảng XII về giáo dục đào tạo chủ yếu thể hiện ở các giải pháp cụ thể phát triển giáo dục, đào tạo được nêu trong Báo cáo đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011-2015 và phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 5 năm 2016 - 2020, trong đó có một số điểm mới cần lưu ý.
Một là, Nhằm đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục, Báo cáo chỉ rõ, cần:
"Đổi mới khung chương trình, quan tâm hơn đến yêu cầu tăng cường kỹ năng sống, giảm tải nội dung trong các bậc học phổ thông; nâng cao kiến thức chuyên sâu và tác phong công nghiệp trong đào tạo nghề; phát huy tư duy sáng tạo, năng lực tự nghiên cứu ở bậc đại học".
Đây là một giải pháp thể hiện nhiều nội dung mới. Đổi mới khung chương trình là một yêu cầu cấp thiết khi tiến hành đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Văn kiện Đại hội XI và Nghị quyết trung ương 8 khóa XI đã đề cập đến việc "đổi mới chương trình nhằm phát triển năng lực và phẩm chất người học, hài hòa đức, trí, thể, mỹ; dạy người, dạy chữ và dạy nghề". Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên văn kiện đại hội sử dụng khái niệm "khung chương trinh", nhấn mạnh đến việc đổi mới tổng thể kết cấu nội dung, phân bổ thời lượng của chương trình giáo dục.
Hai là, đối với giáo dục đại học, cần: "Phát triển giáo dục đại học theo hướng hình thành cơ sở giáo dục đại học định hướng nghiên cứu, cơ sở giáo dục đại học định hướng ứng dụng và cơ sở đại học định hướng thực hành".
23
Đây cũng là một giải pháp có tính thời sự được đề cập trong hệ thống các văn kiện của Đảng về phát triển giáo dục. Quan điểm trên cho thấy rõ yêu cầu phải có sự phân hóa về mức độ chuyên sâu và hình thức đào tạo của hệ thống các trường đại học. Theo đó, cần phân ra ba loại hình đào tạo đại học: theo hướng nghiên cứu mang tính chất hàn lâm, chuyên sâu, nhằm đào tạo ra các nhà khoa học; theo hướng ứng dụng - nhằm đưa các kết quả nghiên cứu khoa học vào thực tiễn; theo hướng thực hành - mang tính chất nghề nghiệp.
Ba là, đối với chính sách về giáo dục, Báo cáo khẳng định "Phát triển hợp lý và bảo đảm bình đẳng giữa giáo dục công lập và giáo dục ngoài công lập. Ngân sách nhà nước bảo đảm cho giáo dục phổ cập; tiếp tục kiên cố hóa trường, lớp học công lập. Khuyến khích xã hội hóa đầu tư phát triển các trường chất lượng cao ở tất cả các cấp học và trình độ đào tạo. Thí điểm chuyển mô hình trường công lập sang cơ sở giáo dục do cộng đồng, doanh nghiệp quản lý và đầu tư phát triển. Đẩy mạnh dạy nghề và gắn kết đào tạo với doanh nghiệp".
Đây là hướng đi mới, hoàn toàn phù hợp với tình hình và nhu cầu đào tạo ở nước ta hiện nay. Nó giảm tải áp lực về ngân sách cho nhà nước, khi chi ngân sách cho giáo dục chiếm 20% tổng chi ngân sách nhà nước, nhưng chi cho con người đã chiếm 50% tổng chi của giáo dục. Trong điều kiện nguồn đầu tư của nhà nước còn hạn chế thì việc xã hội hóa, khuyến khích các doanh nghiệp, cộng đồng đầu tư cho giáo dục là hướng đi hợp lý. Việc đẩy mạnh dạy nghề và gắn kết đào tạo với doanh nghiệp cũng là yêu cầu cần thiết nhằm giải bài toán "thừa thầy thiếu thợ" và vấn nạn "thất nghiệp" của sinh viên ra trường hiện nay.
Trên đây là một số điểm mới cơ bản trong quan điểm của Đảng về phát triển giáo dục, đào tạo tại Đại hội đảng toàn quốc lần thứ XII. Có thể thấy, đây là những điểm mới không lớn, chủ yếu nằm trong một vài giải pháp cụ
24
thể. Do vấn đề phát triển giáo dục, đào tạo đã trở thành một hệ thống quan điểm luôn được Đảng ta đặc biệt quan tâm, xây dựng và hoàn thiện qua các kỳ đại hội. Bên cạnh đó, Các văn kiện quan trọng của Đại hội XI như Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Chiến lược phát triển kinh tế xã hội đến nay vẫn còn đang được tiếp tục thực hiện. Nghị quyết trung ương 8 khóa XI là một nghị quyết chuyên đề lớn, đặc biệt có giá trị đối với giáo dục và đào tạo đã chỉ ra rất cụ thể các quan điểm, mục tiêu, giải pháp phát triển giáo dục, đào tạo đến năm 2020, đến nay vẫn còn nguyên tính thời sự.
Do vậy, nhiệm vụ lớn nhất của Đại hội Đảng XII và Ban chấp hành Trung ương Đảng nhiệm kỳ 2016 - 2021 không phải là đưa ra chủ trương mới về giáo dục, mà là làm thế nào để những chủ trương, giải pháp đã đưa ra được triển khai thực hiện một cách hiệu quả trên thực tế. Bởi sau rất nhiều đổi mới và cải cách, giáo dục Việt Nam đến nay vẫn còn quá nhiều hạn chế, yếu kém.
Đòi hỏi bức thiết của đất nước và xã hội là một sự "đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục" được tiến hành triệt để trên thực tế. Có như vậy mới giúp nền giáo dục của nước ta đổi mới, phát triển, có thể đạt đến trình độ tiên tiến trong khu vực vào năm 2030 như văn kiện Đại hội Đảng lần thứ XII đã đề ra.