1.2. NỘI DUNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CPXL TRONG DN XÂY DỰNG
1.2.5. Quá trình kiểm soát chi phí
1.2.5.2. Phân tích biến động CPXL
Phân tích biến động CPXL có thể xác định được khả năng, các nguyên nhân tác động đến sự tăng giảm chi phí thực tế so với chi phí định mức, chi phí dự toán. Từ đó đề ra các biện pháp khắc phục, khai thác các khả năng, tiết kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của DN.
Định mức chi
phí máy = Định mức lượng
ca máy X Định mức giá ca máy
Nhân tố do lượng và nhân tố do giá là hai nhân tố chủ yếu tác động đến tình hình biến động của CPXL và được xác định như sau:
Và
a. Biến động chi phí NVL trực tiếp
Chi phí NVL trực tiếp bao gồm chi phí NVL chính và NVL phụ hao phí trực tiếp cho quá trình sản xuất sản phẩm. Biến động về chi phí có thể được kiểm soát gắn liền với yếu tố lượng và giá có liên quan.
Nhân tố về lượng:
Nếu kết quả dương, lượng NVL tiêu dùng lớn hơn dự toán, như vậy tình hình quản lý sản xuất không tốt và ngược lại.
Nhân tố về giá:
Nếu kết quả âm, giá vật liệu thực tế thấp hơn giá vật liệu dự toán, được đánh giá là tình hình quản lý sản xuất tốt nếu chất lượng NVL đảm bảo và ngược lại.
Nhân tố lượng = Khối lượng đầu vào
thực tế sử dụng Khối luợng đầu vào
theo dự toán Giá dự toán
- x
Nhân tố giá = Giá đơn vị thực tế
Giá đơn vị dự toán
Lượng sản phẩm, dịch vụ thực tế
- x
Ảnh hưởng về lượng đến biến động NVL trực tiếp =
Lượng NVL trực tiếp thực
tế sử dụng
Lượng NVL trực tiếp dự toán sử dụng
Đơn giá NVL trực tiếp theo dự toán
- x
Ảnh hưởng về giá đến biến động NVL
thực tế =
Đơn giá NVL trực tiếp
thực tế
Đơn giá NVL trực tiếp dự
toán
Lượng NVL trực tiếp thực tế sử dụng
- x
b. Biến động chi phí NCTT
Chi phí NCTT bao gồm tiền lương và các khoản trích theo lương tính vào CPXL. Việc kiểm soát chi phí NCTT được gắn liền với yếu tố lượng và giá.
Nhân tố lượng:
Nhân tố này phản ánh sự thay đổi về số giờ công để sản xuất ra sản phẩm hay còn gọi là nhân tố năng suất lao động ảnh hưởng đến chi phí NCTT.
Nhân tố giá:
Nếu giá giảm so với dự toán nhưng chất lượng vẫn đảm bảo thì sự biến động đó là tốt và ngược lại.
c. Biến động chi phí máy thi công Nhân tố lượng:
Biến động về lượng là kết quả dương thể hiện số ca máy thực tế sử dụng lớn hơn dự toán, còn nếu kết quả là âm thể hiện lượng ca máy tiết kiệm so với dự toán, được đánh giá là tình hình quản lý tốt.
Nhân tố giá:
Ảnh hưởng của năng suất đến biến
động chi phí NCTT = Thời gian lao động thực tế
Thời gian lao động dự toán
Đơn giá NCTT dự toán
- x
Ảnh hưởng về giá đến biến động chi
phí NCTT =
Đơn giá NCTT thực tế
Đơn giá NCTT dự toán
Thời gian lao động thực tế
- x
Ảnh hưởng về lượng đến biến động
chi phí MTC =
Số ca máy thực tế sử
dụng
Số ca máy dự toán sử dụng
Đơn giá ca máy dự toán
- x
Ảnh hưởng về giá đến biến động chi
phí MTC = Đơn giá ca máy thực tế
Đơn giá ca máy dự
toán
Số ca máy thực tế
- x
Nếu kết quả âm, đơn giá ca máy thực tế thấp hơn đơn giá ca máy dự toán, được đánh giá là tình hình quản lý sản xuất tốt nếu chất lượng công trình đảm bảo và ngược lại.
d. Biến động CPSX chung
CPSX chung biến động là do biến động CPSX chung khả biến (biến phí) và biến động của CPSX chung bất biến (định phí).
* Biến động biến phí sản xuất chung
Kiểm soát biến động biến phí sản xuất chung phụ thuộc vào phương pháp mà DN đã chọn để lập dự toán biến phí sản xuất chung, nó thể hiện qua các nhân tố sau:
Nếu định mức biến phí sản xuất chung được xây dựng cho từng yếu tố chi phí căn cứ vào mức độ hoạt động thì việc kiểm soát biến động cũng được phân tích thành nhân tố lượng và nhân tố giá, như phân tích chi phí NVL trực tiếp.
Nhân tố lượng: Ảnh hưởng của lượng (mức độ hoạt động) đến biến động của biến phí sản xuất chung được xác định:
Ảnh hưởng của nhân tố lượng có thể do sự thay đổi sản xuất theo nhu cầu thực tế, điều kiện trang thiết bị có thể làm tăng, giảm năng suất ...
Nhân tố giá: Các mức chi phí này thay đổi có thể do chi phí thu mua, chi phí vận chuyển thay đổi, sự biến động giá cả chung của thị trường, nhà nước thay đổi mức lương ... và ảnh hưởng của nhân tố giá được xác định:
Biến động
CPSX chung = Biến động định phí
sản xuất chung + Biến động biến phí sản xuất chung
Ảnh hưởng của lượng đến biến phí sản xuất
chung =
Mức độ hoạt động
thực tế
Mức độ hoạt động
dự toán
Đơn giá biến phí sản xuất chung dự toán
- x
Trường hợp định mức biến phí sản xuất chung được xác định bằng tỷ lệ
% trên biến phí trực tiếp, khi phân tích tình hình biến động cần thiết phải điều chỉnh biến phí sản xuất chung dự toán theo mức độ hoạt động thực tế, theo phương pháp lập dự toán. Sau đó, so sánh biến phí sản xuất chung thực tế đã được điều chỉnh với dự toán để xác định các khoản chênh lệch, các nguyên nhân dẫn đến các khoản chênh lệch đó.
* Biến động định phí sản xuất chung
Biến động định phí sản xuất chung thường liên quan đến việc thay đổi cấu trúc sản xuất của DN hoặc do hiệu quả sử dụng năng lực sản xuất của DN …
Kiểm soát định phí sản xuất chung nhằm đánh giá việc sử dụng năng lực TSCĐ, được xác định:
Khi phân tích định phí sản xuất chung, người ta cần xem xét định phí tùy ý, định phí bắt buộc cũng như định phí kiểm soát được với định phí không kiểm soát được để xác định nguyên nhân, trách nhiệm cụ thể của các bộ phận.
Biến động định phí sản xuất
chung
= Định phí sản xuất
chung thực tế - Định phí sản xuất chung theo dự toán Ảnh hưởng của
giá đến biến phí sản xuất chung =
Đơn giá biến phí sản xuất chung thực tế
Đơn giá biến phí sản xuất chung
dự toán
Mức độ hoạt động thực tế
- x
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 luận văn đã trình bày khái quát một cách có hệ thống về hệ thồng KSNB và từ đó trình bày những đặc điểm kiểm soát chi phí xây lắp trong hoạt động xây dựng cơ bản tại các doanh nghiệp xây dựng.
Đối với những doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng hiện nay thì vấn đề kiểm soát nội bộ về chi phí đang là điểm nóng, việc kiểm soát được chi phí của đơn vị mình sẽ giúp cho các đơn vị chủ động trong kế hoạch sản xuất kinh doanh của mình.
Phần nghiên cứu này sẽ là cơ sở lý luận cho việc phản ánh thực trạng công tác kiểm soát tại Công ty cổ phần xây dựng 47, từ đó tìm ra giải pháp tăng cường kiểm soát tại Công ty một cách hiệu quả hơn.
Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KIỂM SOÁT CHI PHÍ XÂY LẮP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG 47
2.1. ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG 47
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xây dựng 47 Tiền thân của Công ty cổ phần xây dựng 47 là Công ty xây dựng thủy lợi 7 được thành lập theo Quyết định số 888QĐ/TCCB ngày 08/09/1975 của Bộ trưởng Bộ Thủy lợi.
Thực hiện theo Quyết định số 119 NN-TCCB/QĐ ngày 03/02/1996 của Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp & Phát triển Nông thôn, Công ty xây dựng thủy lợi 7 đổi tên thành Công ty xây dựng 47.
Công ty cổ phần Xây dựng 47 là doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa từ Công ty xây dựng 47 thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn theo Quyết định số 4411QĐ/BNN-TCCB ngày 08/12/2004 của Bộ Nông Nghiệp
& Phát triển Nông thôn. Công ty cổ phần xây dựng 47 chính thức hoạt động từ ngày 01/07/2005 theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3503000064 do Sở Kế hoạch và Đầu tư Bình Định cấp ngày 27/06/2005.
Đến nay, Công ty đã được Sở kế hoạch và Đầu tư Bình Định cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 3503000064 lần thứ 7 ngày 29/04/2009 với số vốn điều lệ là 39.750.000.000 đồng.
Địa chỉ: 08 Biên Cương, Thành Phố Qui Nhơn, Bình Định Tên Công ty : CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG 47
Vốn điều lệ: 39.750.000.000 đồng, trong đó tỷ lệ phần vốn Nhà nước chiếm 34,82%.
Số điện thoại: 0563.522166 Fax: 0563. 522316
Email: Ctyxaydung47@dng.vnn.vn
Trong suốt quá trình hoạt động dù hoạt động theo mô hình nào Công ty cũng đều vượt qua mọi khó khăn, đã đứng vững và phát triển trong nền kinh tế thị trường. Vốn kinh doanh được bảo toàn và phát triển, đảm bảo việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động. Đặc biệt từ sau khi chuyển đổi hình thức sở hữu hoạt động theo hình thức Công ty cổ phần từ ngày 01/07/2005, doanh thu và lợi nhuận của Công ty đã có sự tăng trưởng vượt bậc.
Hiện Công ty là một trong những Công ty hàng đầu trong nước chuyên về lĩnh vực thi công các công trình thủy lợi, thủy điện. Các công trình do Công ty đảm nhận thi công luôn được các cơ quan ban ngành đánh giá cao về chất lượng, mỹ thuật và đảm bảo tiến độ. Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác như: Kinh doanh nhà hàng khách sạn (Khách sạn 4 sao Hải Âu), đại tu xe máy thi công, sản xuất các sản phẩm cơ khí công trình, thí nghiệm kiểm tra độ bền cơ học bê tông kết cấu, khai thác vận chuyển vật liệu xây dựng…cũng góp phần đáng kể vào doanh thu hàng năm của công ty. Công ty được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng lao động trong thời kỳ đổi mới, các Huân chương độc lập, Huân chương lao động của Nhà nước.
Đến nay, Công ty đã có đội ngũ cán bộ chỉ huy, quản lý, kỹ thuật có kinh nghiệm, đội ngũ nhân viên, công nhân kỹ thuật giỏi nghiệp vụ chuyên môn, thành thạo tay nghề.
Công ty cũng chú trọng tăng cường đầu tư trang thiết bị mới hoạt động công nghệ cao nhằm nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn chất lượng và sự phát triển của Công ty trong tình hình mới.
2.1.2. Đặc điểm về tổ chức quản lý sản xuất ở Công ty
Việc tạo lập cơ cấu trách nhiệm và quản lý ở Công ty cổ phần xây dựng 47 thể hiện thông qua mô hình tổ chức quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng với cơ cấu như Sơ đồ 2.1.
Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ phối hợp chức năng
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của Công ty Đại hội đồng cổ
đông
Hội đồng quản trị Ban kiểm soát
Tổng giám đốc
Phó tổng giám đốc
Các
xí nghiệp Xưởng Sửa chữa
và gia công cơ khí
Khách sạn
Phòng thí nghiệm Phòng
Kế toán-Tài
vụ Văn
phòng
Phòng Tổ chức-Lao động tiền
lương
Phòng Kinh tế-
Kế hoạch
Phòng Quản lý xe máy-
Vật tư
Phòng Kỹ thuật
Xưởng Sửa chữa và gia công cơ
khí
Mỗi cá nhân, phòng, ban, các đơn vị trực thuộc trong sơ đồ trên thực hiện các chức năng theo yêu cầu phân cấp quản lý của Công ty liên quan đến công tác kiểm soát CPXL như sau:
Đại hội đồng cổ đông: Là cơ quan thẩm quyền quyết định cao nhất của Công ty, thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của mình thông qua các kỳ họp cổ đông.
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý của Công ty do đại diện Chủ sở hữu bổ nhiệm và chịu trách nhiệm trước đại diện Chủ sở hữu. Là cơ quan quản lý Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty quyết định mọi vấn đề liên quan tới mục đích và quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền Đại hội đồng cổ đông quyết định. Hội đồng quản trị xây dựng định hướng, chính sách tồn tại và phát triển để thực hiện các quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua việc hoạch định chính sách, ra nghị quyết hành động cho từng thời điểm phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty.
Ban kiểm soát: Do Đại hội đồng cổ đông bầu, thay mặt cổ đông kiểm soát mọi hoạt động sản xuất kinh doanh, quản trị và điều hành của Công ty.
Tổng Giám đốc: Do Hội đồng quản trị bổ nhiệm có thời hạn, Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị và pháp luật về điều hành hoạt động hằng ngày của Công ty, là người đại diện theo pháp luật của Công ty.
Phó Tổng giám đốc: Là người giúp việc cho Tổng giám đốc, tổ chức điều hành cấp dưới, nghiêm chỉnh thực hiện chế độ báo cáo và được quyền ký các văn bản đối nội, đối ngoại trong lĩnh vực công tác được phụ trách. Phó Tổng giám đốc sẽ chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc và pháp luật về công tác được phân công.
Văn phòng: Là cơ quan của Công ty cổ phần Xây dựng 47 giúp Hội đồng quản trị và Tổng giám đốc Công ty quản lý công tác văn thư, hành
chính, lưu trữ, quản trị và đời sống; Bảo đảm các điều kiện vật chất, kỹ thuật thông tin liên lạc cho mọi hoạt động của Công ty.
Phòng Tổ chức - Lao động tiền lương: Là cơ quan tham mưu của Công ty cổ phần Xây dựng 47 giúp Tổng giám đốc Công ty thực hiện chức năng quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực tổ chức bộ máy, cán bộ; Lao động;
Tiền lương; giải quyết chế độ chính sách với người lao động; Đào tạo bồi dưỡng cán bộ công nhân; Thanh tra thủ trưởng; Bảo vệ cơ quan xí nghiệp.
Phòng Kinh tế - Kế hoạch: Là cơ quan tham mưu của Công ty cổ phần Xây dựng 47 giúp Tổng giám đốc Công ty thực hiện chức năng quản lý doanh nghiệp trong các lĩnh vực: Xây dựng chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh; Hợp đồng kinh tế và tư vấn đấu thầu.
Phòng Kế toán – Tài vụ: Là cơ quan tham mưu của Công ty cổ phần Xây dựng 47 giúp Tổng giám đốc Công ty thực hiện chức năng quản lý doanh nghiệp trong lĩnh vực: Tài chính, hạch toán kế toán, kế toán quản trị và thống kê tổng hợp.
Phòng Quản lý xe máy – Vật tư: Là cơ quan tham mưu của Công ty cổ phần Xây dựng 47 giúp Tổng giám đốc Công ty thực hiện chức năng quản lý doanh nghiệp trong các lĩnh vực: Xe máy, thiết bị, vật tư, vận tải.
Phòng Kỹ thuật: Là cơ quan tham mưu của Công ty cổ phần Xây dựng 47 giúp Tổng giám đốc Công ty thực hiện chức năng quản lý doanh nghiệp trong các lĩnh vực: Khoa học kỹ thuật, công nghệ chất lượng công trình; Quản lý chất lượng công trình; Tư vấn đấu thầu (Phần hồ sơ kỹ thuật công trình).
Phòng thí nghiệm: Đảm bảo nhiệm vụ thí nghiệm kiểm tra chất lượng vật liệu, đồ bền cơ học bê tông, kết cấu công trình.
Các đơn vị trực thuộc: Các đơn vị trực thuộc là các đơn vị hạch toán phụ thuộc theo phương thức báo sổ:
Các xí nghiệp: Nhiệm vụ chính là thi công các công trình xây lắp theo hợp đồng ký kết giữa Công ty với các chủ đầu tư, Ban quản lý dự án. Tùy theo từng dự án Công ty sẽ điều động các Xí nghiệp đến địa điểm xây dựng công trình triển khai thực hiện dự án
Xưởng sửa chữa và gia công cơ khí: Thực hiện nhiệm vụ đại tu xe, máy thi công, sản xuất phục hồi phụ kiện cơ khí, sản xuất các sản phẩm cơ khí công trình.
Khách sạn: Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh các dịch vụ phòng ở, ăn uống, tiệc tùng …
2.1.3. Tổ chức kế toán ở Công ty 2.1.3.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Để phù hợp với đặc điểm và quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như trình độ của đội ngũ cán bộ kế toán. Bộ máy kế toán của Công ty được tổ chức theo mô hình tập trung, thể hiện qua sơ đồ 2.2
Ghi chú: : Quan hệ trực tuyến
: Quan hệ phối hợp chức năng Kế toán trưởng
Phó phòng kế toán
Kế toán tổng hợp
Kế toán thanh
toán
Kế toán
tiền lương
Thủ quỹ Kế
toán vật tư, TSCĐ
Kế toán xưởng sửa chữa và gia
công cơ khí
Kế toán khách sạn
Kế toán công trình