2.1. Đối tượng nghiên cứu 2.1.1. Tiêu chuẩn lựa chọn
- Bệnh nhân được mổ mở các bệnh lí về tiêu hóa tại bệnh viện Đại Học Y Hà Nội trong thời gian nghiên cứu từ 09/10/2015 – 14/04/2016.
- Bệnh nhân nằm điều trị trên 48h sau mổ tại bệnh viện.
- Bệnh nhân đồng ý tham gia nghiên cứu.
2.1.2. Tiêu chuẩn xác định bệnh nhân có nhiễm trùng vết mổ
Theo định nghĩa nhiễm trùng vết mổ của CDC: phải có ít nhất một trong các dấu hiệu sau:
Có dấu hiệu tại chỗ: sưng, nóng, đỏ, đau.
Chảy mủ từ vết mổ.
Cấy phân lập được vi khuẩn tại chỗ.
2.1.3. Tiêu chuẩn loại trừ
- Những bệnh nhân có nhiễm trùng vết mổ từ trước hoặc do phẫu thuật vì bệnh lí khác.
- Bệnh nhân không tham gia vào nghiên cứu.
2.2. Số lượng bệnh nhân
Cỡ mẫu thuận tiện: 151 bệnh nhân.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả tiến cứu, bệnh nhân được thu thập thông tin theo mẫu bệnh án.
- Quy trình theo dõi và chăm sóc bệnh nhân sau mổ được thực hiện theo quy trình của khoa ngoại:
Quy trình thay băng cắt chỉ cho bệnh nhân.
Những trường hợp có nguy cơ nhiễm trùng vết mổ hoặc biểu hiện nhiễm trùng vết mổ sẽ được chăm sóc và điều trị tích cực.
- Đánh giá nhiễm trùng vết mổ: theo tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm trùng vết mổ theo CDC.
2.4. Cá c biến số nghiên cứu
2.4.1. Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu 2.4.1.1. Đặc điểm nhân khẩu học của đối tượng
Tuổi (năm dương lịch) được phân thành các nhóm:
< 18 tuổi.
Từ 18 – 60 tuổi.
> 60 tuổi.
Giới: (nam hay nữ).
Nghề nghiệp: chia thành 4 nhóm chính:
Làm ruộng.
Cán bộ, công nhân viên.
Nghề tự do.
Khác (trẻ em, học sinh, người già…).
Nơi cư trú: chia thành 2 nhóm:
Thành phố.
Nông thôn.
2.4.1.2. Tình trạng thể lực của bệnh nhân
Gầy/suy kiệt (BMI < 18).
Trung bình (BMI từ 18 – 25).
Béo (BMI > 25).
2.4.1.3. Một số yếu tố iên quan khi vào viện và điều trị
Tiền sử phẫu thuật tiêu hóa (có – không).
Hình thức phẫu thuật: có liên quan đến công tác chuẩn bị trước mổ của bệnh nhân.
Mổ phiên.
Mổ cấp cứu.
Các bệnh lý phối hợp kèm theo (có – không).
Thời gian phẫu thuật 2.4.1.4. Tỷ lệ NTVM
Mức độ NTVM
NTVM nông.
NTVM sâu.
NTVM khoang/cơ quan .
2.4.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của NTVM 2.4.2.1. Đặc điểm lâm sàng của NTVM
Tình trạng sốt của bệnh nhân NTVM.
Sốt khi nhiệt độ trên 37,5 °C.
Triệu chứng lâm sàng của NTVM: sưng nề vết mổ, chảy dịch vết mổ, toác vết mổ, chảy máu vết mổ.
2.4.2.2. Triệu chứng cận lâm sàng của NTVM
Công thức máu: số lượng BC
< 11x 1000/ mm³.
Từ 11 – 15 x 1000/mm³.
Từ 15 -20 x 1000/mm³.
> 20 x 1000/mm³.
Xét nghiệm protein phản ứng C (CRP).
Cấy vi khuẩn vết mổ, loại vi khuẩn: loại dịch được cấy, số đối tượng được cấy, số người dương tính, loại vi khuẩn.
Siêu âm xuất hiện dịch dưới vết mổ (có – không).
2.4.3. Phương pháp chăm sóc NTVM tiêu hóa.
Thay băng và chăm sóc vết mổ.
Đặt dẫn lưu, thời gian lưu dẫn lưu.
2.4.4. Kết quả chăm sóc NTVM
Kết quả chăm sóc
Vết mổ khô sạch, tiến triển tốt.
Mổ lại.
Tình trạng vết mổ khi ra viện
Đã cắt chỉ.
Chưa cắt chỉ.
Thời gian nằm viện: là thời gian tính từ ngày mổ cho đến khi ra viện.
2.5. Các bước tiến hành nghiên cứu
Thu thập các thông tin của bệnh nhân: Thông qua hồ sơ bệnh án, hồ sơ chăm sóc điều dưỡng và tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân.
Phương pháp xử lý số liệu: Các số liệu nghiên cứu được xử lý trên máy tính thông qua sự hỗ trợ của phần mềm xử lý SPSS 16.0.
Sai số và thống kê sai số:
- Sai số do thăm khám, tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân, hồ sơ bệnh án, hồ sơ điều dưỡng.
- Là nghiên cứu tiến cứu do sinh viên thực hiện nên sự tiếp xúc, thăm khám, chăm sóc trực tiếp với bệnh nhân còn hạn chế.
Đạo đức nghiên cứu:
- Các thông tin được giữ kín hoàn toàn.
- Các đối tượng tham gia nghiên cứu được giải thích rõ ràng.
Chương 3