Các nguồn tài nguyên

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác lập kế hoạch sử dụng đất năm 2017 huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 33 - 36)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Sìn Hồ, tỉnh Lai Châu

4.1.3. Các nguồn tài nguyên

- Diện tích: Theo hiện trạng sử dụng đất năm 2016 huyện Sìn Hồ, tổng diện tích đất tự nhiên (DTTN) của toàn huyện là 152.700,29 ha. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 74.465,82 ha, chiếm 48,76% DTTN; đất phi nông nghiệp 6.991,68 ha, chiếm 4,58% DTTN; đất chưa sử dụng 71.242,79 ha, chiếm 46,66% DTTN.

- Đặc điểm thổ nhưỡng: Trên địa bàn huyện Sìn Hồ bao gồm nhiều nhóm đất: Nhóm đất Feralit phát triển trên núi trung bình và núi thấp, nhóm đất nâu đỏ, nâu vàng phát triển trên đá Macmabazơ, nhóm đất phù sa (Py) phát triển dọc theo các sông suối và một số loại đất khác.

Tại khu vực vùng thấp: Bao gồm các loại đất như đất nâu đỏ, nâu vàng, đất phù sa… thích hợp với trồng các loại cây công nghiệp, cây lương thực và cây ăn quả.

Tại khu vực vùng cao: Gồm các loại đất Feralit, đất nâu vàng phát triển trên núi đá vôi thích hợp trồng các loại cây dược liệu, cây ăn quả và nhiều loại hoa, rau sạch có giá trị kinh tế cao, là nguồn cung cấp hàng hóa cho nhân dân trong và ngoài huyện.

Các xã dọc sông Nậm Na: Gồm các loại đất Feralit, đất phát triển trên đá Macmabazơ và đá vôi phù hợp trồng và phát triển cây công nghiệp, cây lâm

nghiệp và cây ăn quả.

Như vậy đất đai huyện Sìn Hồ phù hợp cho việc bố trí các loại cây trồng, song do địa hình chia cắt phức tạp, độ dốc lớn, lượng mưa trung bình năm cao, tỷ lệ che phủ rừng thấp, dẫn tới đất đai bị chia cắt manh mún, một số diện tích bị xói mòn, rửa trôi dẫn đến nghèo kiệt, bạc màu. Để phát huy tiềm năng đất đai của huyện, việc xây dựng hệ thống rừng phòng hộ đầu nguồn và phương thức canh tác bền vững trên đất dốc là vấn đề vô cùng quan trọng.

Tài nguyên nước

- Nước mặt: Sìn Hồ có hệ thống sông, suối, ao, hồ khá phong phú, trên địa bàn huyện có 2 sông lớn bao quanh là sông Đà (hồ thủy điện Sông Đà) và sông Nậm Na chảy qua địa phận các xã Pa Tần, Nậm Ban, Tả Phìn, Chăn Nưa, Lê Lợi, Tủa Sín Chải, Nậm Mạ, Nậm Hăn. Sau khi hoàn thành thủy điện Sơn La, huyện Sìn Hồ có diện tích mặt nước chuyên dùng lớn với 3.268,28 ha, thuận lợi cho nuôi trồng thủy sản và du lịch lòng hồ.

Tuy nhiên, lưu lượng nước phân bố không đồng đều giữa các vùng về các mùa. Vùng thấp: Mùa mưa lượng nước lớn, dễ gây ra lũ; vùng cao: mùa khô lưu lượng nước rất ít, hạn hán kéo dài ít nhiều có ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và đời sống của nhân dân.

- Nước ngầm: Theo kết quả báo cáo trữ lượng nước ngầm ở Sìn Hồ không lớn và thường bị tụt thấp vào mùa khô gây hạn hán ở một số khu vực.

Tuy nhiên, nguồn nước nhìn chung đều có chất lượng đủ tiêu chuẩn dùng cho sinh hoạt. Điều kiện khai thác dễ dàng đáp ứng đủ yêu cầu cả khai thác đơn giản trong sinh hoạt của nhân dân.

Tài nguyên rng

Diện tích đất rừng của huyện Sìn Hồ tương đối lớn. Theo số liệu thống kê năm 2016. Diện tích đất lâm nghiệp của huyện là 43.367,41 ha, chiếm 28,40% tổng diện tích tự nhiên toàn huyện. Trong đó bao gồm:

- Đất rừng sản xuất: Diện tích 6.873,50 ha, chiếm 4,50% tổng diện tích tự nhiên được phân bổ trên khắp địa bàn huyện (trừ xã Phìn Hồ, Nậm Cha, Phăng Xô Lin và Thị trấn Sìn Hồ) với diện tích lớn nhất ở xã Nậm Tăm (1.196,20 ha).

- Đất rừng phòng hộ: Diện tích 36.493,91 ha, chiếm 23,90% tổng diện tích tự nhiên, được phân bổ trên địa bàn 22 xã và thị trấn với diện tích lớn nhất là xã Tủa Sín Chải (4.504,79 ha), tiếp đến là xã Làng Mô (3.958,69 ha) và ít nhất là xã Pa Khóa (190,70 ha).

Rừng là nguồn tài nguyên, là thế mạnh của huyện, diện tích đất lâm nghiệp chiếm diện tích chủ yếu trong cơ cấu sử dụng đất toàn huyện. Tỷ lệ độ che phủ rừng tăng qua các năm.

Sìn Hồ có hệ sinh thái đa dạng, diện tích tự nhiên lớn, là khu vực cận vành đai của khu rừng quốc gia Hoàng Liên Sơn nên hệ thảm thực vật tương đối đa dạng và phong phú với những sản vật như gỗ pơ mu, sa mu... Tuy nhiên, hệ sinh thái đang có nguy cơ mất cân bằng nghiêm trọng do khí hậu thay đổi, rừng bị tàn phá, ý thức về môi trường và phát triển bền vững còn là khái niệm mơ hồ đối với nhân dân, đặc biệt là những người dân sống bằng nghề nông nghiệp phụ thuộc nhiều vào thiên nhiên.

Thảm thực vật tự nhiên chủ yếu là rừng cây lá rộng và rừng tre nứa, vầu.

Các cây lâm nghiệp thường là gỗ tạp, trẩu, muồng, dổi, mỡ, long não, tre nứa… Trên vùng núi đá có một vài loại gỗ quý như: chò chỉ, pơmu, lát, nghiến… với trữ lượng gỗ không nhiều. Ngoài ra, còn có nhiều loại cây dược liệu quý như: đẳng sâm, lộ đẳng sâm, tục đoan, ngũ gia bì, hoàng tinh, tam thất, xuyên khung, thảo quả, đương quy, đỗ trọng… và là xứ sở của các loài hoa, quả mang hương vị, màu sắc riêng như: địa lan, phong lan, mận, đào.

Hiện nay trên địa bàn huyện Sìn Hồ rừng đang được phát triển tốt góp phần bảo vệ môi trường sinh thái, giữ nước đầu nguồn, chống xói mòn rửa trôi, bảo vệ đất và cảnh quan môi trường.

Tài nguyên khoáng sn

Trên địa bàn huyện Sìn Hồ có các loại khoáng sản đang được khai thác như: đồng, đá phiến, đá xây dựng….

+ Đồng phân bố trên địa bàn các xã Căn Co, Nậm Tăm, Nậm Cha.

+ Đá xây dựng phân bố hầu hết ở khu vực vùng cao.

Tài nguyên nhân văn

Huyện Sìn Hồ có 15 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó, dân tộc Mông chiếm 32%, dân tộc Dao chiếm 24%, dân tộc Thái chiếm 25%, dân tộc Kinh chiếm 4,5%, còn lại là các dân tộc khác. Các dân tộc trong huyện đã có quá trình cộng cư lâu đời giao lưu cả về kinh tế, văn hoá và hôn nhân,...

nhưng vẫn bảo tồn những nét đặc trưng riêng về văn hoá và nhất là tiếng nói riêng. Những giá trị văn hoá truyền thống cần được giữ gìn, phát huy để tạo nên sự đa dạng về bản sắc văn hoá dân tộc trong huyện. Đó là những giá trị văn hoá phi vật thể quí giá, là nguồn tài nguyên nhân văn có thể khai thác phục vụ cho phát triển du lịch sinh thái nhân văn đang được du khách ưa chuộng.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác lập kế hoạch sử dụng đất năm 2017 huyện sìn hồ, tỉnh lai châu (Trang 33 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)