Phần I: Lựa chọn và khoanh tròn câu trả lời đúng (mỗi câu 0,18 điểm)
Phần 2: Trả lời câu hỏi (mỗi câu 0,22 điểm)
1. L/C yêu cầu xuất trình bản gốc Airway bill được ký bởi người giao hàng, bản sao của Airway bill đó có cần phải ký bởi người giao hàng hay không? Việc sửa chữa trên bản sao Airwaybill có cần xác thực không?
Trả lời:
- Không phải ký - Không cần xác thực
2. L/Cquy định bảo hiểm “all ricks” , ngân hàng có chấp nhận chứng từ bảo hiểm ghi chú
“all ricks” nhưng lại thể hiện loại trừ một số rủi ro nào đó hay không?
Trả lời: có
3. Ngân hàng sẽ chấp nhận chứng từ bảo hiểm ghi rõ tỷ lệ % hay bằng cách khác, nghĩa vụ bồi thường của từng người bảo hiểm với điều kiện nào?
Trả lời: với điều kiện nghĩa vụ đồng bảo hiểm được nêu rõ, hoặc người bảo hiểm chính tuyên bố chịu trách nhiệm bảo hiểm 100% rủi ro.
4. L/C không đề cập về người được bảo hiểm, chứng từ bảo hiểm thể hiện rằng việc bồi thường được trả theo lệnh của chủ hàng hay người hưởng có được chấp nhận hay không?
Trả lời: Không được chấp nhận trừ khi nó được ký hậu để quyền nhận bảo hiểm được chuyển qua ngay hoặc trước khi chuyển giao chứng từ
5. L/C quy định “to order of issuing bank” , ngân hàng có chấp nhận chứng nhận xuất xứ thể hiện tên người mở L/C hay tên một phía khác ghi trong L/C là người nhận hàng không?
Trả lời: Có
6. Ai là người được phép xác thực những sửa chữa và điều chỉnh trên chứng từ vận tải đa phương thức.
Trả lời: Thuyền trưởng, người điều hành phương tiện vận tải đa phương thức hoặc bất cứ đại lý nào của họ.
7. L/C quy định chứng từ bảo hiểm phải ghi rõ ngày hết hiệu lực thì ngày hết hiệu lực đó phải liên quan đến ngày nào?
Trả lời: liên quan đến ngày giao hàng lên tầu, hoặc ngày gửi hàng hoặc tiếp nhận hàng cuối cùng (tùy từng trường hợp) để giới hạn thời gian xuất trình đòi bồi thường.
8. Chứng từ vận tải không phải là chứng từ sở hữu đối với hàng hóa, L/C quy định chứng từ đó phải lập “to order” hay “to order of” của một bên nào đó, chứng xuất trình ghi rõ hàng
được gửi đích danh cho phía đó mà không phải “to order” hay “to order of” thì có được chấp nhận không?.
Trả lời: Có
9. Chứng từ bảo hiểm phát hành cho người nắm giữ chứng từ sẽ được chấp nhận khi L/C yêu cầu chứng từ bảo hiểm được ký hậu để trống là đúng hay sai?
Trả lời: Đúng
10. Hóa đơn ghi số tiền chiết giảm do đã ứng trước, việc tính toán tiền bồi thường phải dựa vào tổng giá trị hang hóa hay giá trị hàng hó đã được khấu trừ phần ứng trước?
Trả lời: Việc tính toán tiền bảo hiểm phải dựa vào tổng giá trị hàng hóa.
11.Chứng từ bảo hiểm phát hành cho người nắm giữ chứng từ sẽ được chấp nhận khi L/C yêu cầu chứng từ bảo hiểm được ký hậu để trống là đúng hay sai?
Trả lời: Đúng
12.Khi vận đơn đường bộ, đường sắt xuất trình theo L/C, từ “carrier” không cần thể hiện ở ô chữ ký của người chuyên chở hoặc đại lý với điều kiện nào?
Trả lời: Với điều kiện trên bề mặt chứng từ vận tải đã thể hiện tên của “carier” bằng cách khác
13.Vận đơn không có giá trị lưu thông “ Non-negotiable copies bills of lading” có cần ký không? Có cần xác thực về điều chỉnh hoặc sửa chữa mà chúng đã được thực hiện trên bản vận đơn gốc hay không?.
Trả lời: Không
14.L/C quy định cảng bốc hàng đích danh, vận đơn xuất trình ghi tên cảng bốc hàng vào ô có tiêu đề “place of receipt” thay vì ghi vào ô “loading port” , vận đơn này chỉ được chấp nhận với điều kiện nào?
Trả lời: Nếu vận đơn thể hiện rõ hàng hóa được vận chuyển từ nơi nhận hàng đó bằng tàu biển và vận đơn phải có mục ghi chú “Hàng đã bốc lên tàu” tại cảng ghi ở ô “place of receipt”
15.Đối với L/C tuần hoàn tự động, khách hàng phải làm thủ tục ký quỹ, vay vốn , cam kết trên cơ sở tổng trị giá tối đa của L/C hay giá trị một lần tuần hoàn của L/C.
Trả lời: Tổng trị giá tối đa của L/C
16.L/C yêu cầu xuất trình vận đơn đường biển và người mua thật sự không muốn cho phép hàng được chuyển tải thì L/C cần phải quy định thêm điều kiện gì? Tại sao?
Trả lời: L/C cần phải quy định: Loại trừ điều 20(c) (ii) – UCP600.
Vì theo quy định của điều này: Ngay cả khi L/C cấm chuyển tải, ngân hàng sẽ phải chấp nhận một vận đơn đường biển ghi rằng hàng hóa sẽ được chuyển tải, nếu vận đơn đó thể hiện hàng hóa được vận chuyển bằng Container, xà lan…
17.Sửa chữa trên chứng từ được xác thực như thế nào mới được chấp nhận?
Trả lời: Theo ISBP (bản sửa đổi 2007 cho UCP 600),: Trừ những chứng từ do người hưởng lập, việc sửa chữa trên các chứng từ khác phải thể hiện là được người phát hành, hoặc người được người phát hành ủy quyền, xác thực. Sửa chữa trên các chứng từ đã được hợp pháp hóa, chứng thực … phải thể hiện là được người đã hợp pháp hóa hay chứng thực, xác thực. Việc xác thực phải được người xác thực thực hiện bằng cách ký hoặc ký tắt, ghi rõ họ tên, trường hợp người xác thực không phải là người phát hành chứng từ thì phải ghi rõ chức năng của người xác thực. Các chứng từ do người hưởng phát hành, trừ hối phiếu, không cần hợp pháp hoá, chứng thực, chứng nhận hoặc tương tự thì việc sửa chữa không cần xác thực.
Một chứng từ có nhiều sửa chữa thì phải đánh số các sửa chữa và xác thực riêng biệt từng sửa chữa.
18.Theo ISBP “Shipping documents” , “stale documents acceptable”, “third party documents acceptable” có nghĩa là gì?
Trả lời:
- “Shipping documents” –Là tất cả các chứng từ do L/C yêu cầu, trừ hối phiếu.
- “Stale documents acceptable” – chứng từ xuất trình sau 21 ngày sau ngày giao hàng, nhưng trong hiệu lực của L/C, được chấp nhận
- Third party documents acceptable” – Tất cả các chứng từ theo
- L/C, kể cả hóa đơn, nhưng trừ hối phiếu, có thể ký phát bởi một bên không phải người hưởng
19.Chữ ký trên văn bản có mang tiêu đề của công ty thì có cần phải lặp lại tên công ty bên cạnh chữ ký không?
Trả lời: Không
20.Sửa chữa và điều chỉnh hối phiếu phải được xác thực bởi ai?
Trả lời: Bởi người ký phát
21.Đại lý A ký vận đơn đường biển(thay mặt thuyền trưởng) thì đại lý B có được phép sửa lỗi trên vận đơn và ký xác thực thay mặt thuyền trưởng không? ISBP (bản sửa đổi 2007 cho UCP 600) quy định như thế nào?
Trả lời: Có
Vì theo ISBP, việc sửa chữa trên vận đơn đường biển có thể được xác thực bởi hãng vận tải, thuyền trưởng hoặc bất kỳ đại lý nào của họ.
22.L/C quy định không chấp nhận chi phí bổ sung vào cước phí chuyên chở, vận đơn đường biển thể hiện các điều kiện giao hàng như “free in” (FI), “free in and out” (FIO) và
“free in and out Stowed” (FIOS) có được chấp nhận không? Vận đơn đường biển có dẫn chiếu về chi phí có thể được thu do chậm trễ trong dỡ hàng hay sau khi dỡ hàng thì có được coi là thể hiện về phụ phí được đề cập trong hoàn cảnh này hay không?
Trả lời:
- Các điều kiện giao hàng như trên bị coi là thể hiện có phụ phí, vì vậy vận đơn đường biển này sẽ không được chấp nhận.
- Vận đơn đường biển dẫn chiếu việc chi phí có thể được thu do chậm trễ trong và sau dỡ hàng không được coi là thể hiện phụ phí.
23.Hàng hóa được vận chuyển trong một container mà có liên quan đến nhiều vận đơn đường biển thì các vận đơn đường biển đó chỉ được chấp nhận với điều kiện gì?
Trả lời: Tất cả các vận đơn đường biển liên quan đến lô hàng đó phải được xuất trình theo cùng một L/C.
24.L/C không cho phép giao hàng từng phần, 2 bộ chứng chứng từ vận tải đa phương thức được xuất trình sẽ được chấp nhận với điều kiện gì?
Trả lời: 2 bộ chứng từ đó phải thể hiện là được sử dụng cho việc vận chuyển hàng hóa trên cùng một phương tiện vận chuyển, cùng một hành trình chuyên chở và cùng một nơi đến.
25.Chứng từ vận tải ghi “packaging may not be sufficient for the journey”, có phải là chứng từ bất hợp lệ không?
Trả lời: Không