GIỚI THIỆU VỀ TTKT 3 VÀ PHÒNG NGHIỆP VỤ 6

Một phần của tài liệu THỰC TẬP TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT BÊ TÔNG KHÍ CHƯNG ÁP VƯƠNG HẢI (Trang 36 - 41)

- Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường chất lượng 3 được thành lập ngày 05/11/1994 theo quyết định số 1275/QĐ của Bộ Khoa học, Công Nghệ và Môi Trường nay là Bộ Khoa học và công nghệ.

1. Vị trí và chức năng:

- Theo QĐ số: 128 của Bộ khoa học và Công nghệ ban hành ngày 21/02/1995 Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3 có vị trí và chức năng:

• Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất Lượng 3 gọi tắt là Trung tâm Kỹ thuật 3, trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất Lượng là đơn vị sự nghiệp khoa học phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất Lượng hàng hóa và yêu cầu của các tổ chức và cá nhân có liên quan.

• Trung tâm Kỹ thuật 3 có trụ sở đặt tại thành phố Hồ Chí Minh, có tư cách pháp nhân, có tài khoản nội và ngoại tệ, có con dấu để giao dịch công tác.

2. Nhiệm vụ và quyền hạn:

Trung tâm Kỹ thuật 3 có nhiệm vụ cụ thể như sau:

• Kiểm tra, thử nghiệm và đánh giá chất lượng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ theo chỉ định cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền.

• Kiểm định phương tiện đo trong phạm vi được công nhận. Thực hiện hiệu chuẩn, kiểm tra và đánh giá các phương tiện đo, hệ thống đo.

• Thực hiện việc chứng nhận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ phù hợp tiêu chuẩn và các quy định kỹ thuật.

• Thử nghiệm, đánh giá, giám định chất lượng, vệ sinh, an toàn của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, vật liệu, cấu kiện, dự án và công trình theo yêu cầu của các cơ quan quản lý, các doanh nghiệp, các tổ chức và cá nhân.

• Khảo sát, đánh giá các điều kiện kỹ thuật, thực trạng công nghệ, chuyển giao công nghệ và an toàn công nghiệp, tư vấn giám sát và đánh giá chất lượng công trình xây dựng theo quy định; khảo sát, quan trắc và đánh giá tác động và thực trạng môi truờng.

• Nghiên cứu, chế tạo và cung cấp các chuẩn đo lường, mẫu chuẩn và các phương tiện đo. Cung cấp dịch vụ bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa các phương tiện đo lường, thử nghiệm, thiết bị kỹ thuật.

• Tư vấn về việc áp dụng các hệ thống quản lý, các công cụ cải tiến nhằm nâng cao năng suất và chất lượng của các sản phẩm, dịch vụ và trang bị phòng thí nghiệm.

• Tổ chức thực hiện, nghiên cứu triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ.

• Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn kỹ thuật về chất lượng, đo lường, thử nghiệm, chuyển giao công nghệ, các hệ thống quản lý, công cụ quản lý chất lượng, năng suất và các nội dung có liên quan khác.

• Tiếp nhận các yêu cầu liên quan đến mã số, mã vạch theo phân công của Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng và cung cấp các dịch vụ ứng dụng kỹ thuật mã số, mã vạch cho khách hàng.

• Tham gia xây dựng Tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN), Tiêu chuẩn khu vực và Tiêu chuẩn Quốc tế.

• Tổ chức thực hiện công tác thông tin, phát hành tiêu chuẩn và các tài liệu liên quan đến tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng.

• Hợp tác với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước về các nội dung liên quan đến hoạt động của Trung tâm theo quy định của Tổng cục.

• Quản lý cán bộ, viên chức, người lao động và tài chính, tài sản và hồ sơ, tài liệu của Trung tâm theo quy định của Tổng cục và quy định của Nhà nước.

• Thực hiện các nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng giao.

Trung tâm Kỹ thuật 3 có quyền hạn như sau:

• Cấp phiếu kết quả thử nghiệm, giấy chứng nhận chất lượng, chứng thư giám định về chất lượng sản phẩm hàng hóa và giấy chứng nhận kiểm định thiết bị đo lường theo quy định.

• Ký các hợp đồng về thử nghiệm và kiểm định, và các dịch vụ cũng như các nội dung khác theo quy định đối với các cơ sở sản xuất kinh doanh, các tổ chức và cá nhân.

• Thu lệ phí kiểm tra, giám định, kiểm định, thử nghiệm… theo quy định của Nhà nước.

* Trung tâm 3 có 03 địa điểm chính:

• Văn phòng :

49 Pasteur, Phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, Tp.Hồ Chí Minh Tel: 08-8.294.297 – Fax: 08-8.293.012

• Khu thí nghiệm:

Khu Công nghiệp Biên hòa 1, tỉnh Đồng Nai Tel: 061-3836 212 – Fax: 061-3836 298

• Xưởng thiết bị đo lường:

64 Lê Hồng Phong, Quận 5, Tp.Hồ Chí Minh Tel: 08-9.234.302- Fax: 08-9234302

* Lãnh đạo cơ quan/ đơn vị: Họ và tên

Trần Văn Dũng Chức vụ: Giám đốc

Đinh Văn Trữ Chức vụ: Phó giám đốc

Hoàng Lâm Chức vụ: Phó giám đốc

Trần Thị Mỹ Hiền Chức vụ: Phó giám đốc

II. Giới thiệu Phòng Nghiệp vụ 6:

1. Chức năng và quyền hạn:

• Kiểm tra, thẩm định, đánh giá vật liệu xây dựng, công trình xây dựng, công trình xây dựng, an toàn công nghiệp;

• Thực hiện dịch vụ tư vấn, giám sát chất lượng, khảo sát, quan trắc các dự án, công trình;

• Sản phẩm bảo hộ lao động.

2. Quy định trong lĩnh vực thẩm định kỹ thuật:

- Trình tự lập đăng ký thẩm định và soạn thảo hợp đồng: B1: Xử lý thông tin ban đầu;

B2: Lập đăng ký

B3: Thảo luận để lập hợp đồng thẩm định; B4: Soạn thảo hợp đồng

- Trình tự quản lý mẫu trong kiểm tra và thẩm định B1: Nhận mẫu:

-Mẫu phải đảm bảo tính nghiêm vẹn của niêm phong, kiểm tra số lượng hay lượng mẫu. Nếu nhiều mẫu cần có ký hiệu để nhận dạng.

-Mẫu được sắp xếp và bảo quản bằng các biện pháp thích hợp tại nơi nhận mẫu trong thời gian ngắn nhất. Sau đó được chuyển đến đơn vị thực hiện cùng với hồ sơ.

-Giao nhận mẫu được các bên liên quan xác nhận trong cùng với hồ sơ. B2: Lấy mẫu:

-KTV/TĐV lấy mẫu theo quy trình hay theo thỏa thuận với các bên liên quan trong quá trình thực hiện kiểm tra, thẩm định. Khi lấy mẫu phải lập biên bản lấy mẫu (theo biểu mẫu M05-STCLTĐ)

-Mẫu nhận/lấy về được KTV/TĐV ghi vào cột tương ứng trong Sổ quản lý và giao nhận mẫu ( theo biểu mẫu M01-QĐTĐ 06) và sau đó trực tiếp quản lý quản lý mẫu trong suốt quá trình thực hiện công việc.

B3: Quản lý và sử dụng mẫu cho yêu cầu kiểm tra, thẩm định;

-ĐVT đơn vị thực hiện hay Người được ủy quyền giao mẫu cho KTV/TĐV thực hiện. Hai bên thực hiện giao nhận trong Sổ quản lý và giao nhận mẫu.

-KTV/TĐV có trách nhiệm quản lý mẫu trong suốt qua trình thực hiện công việc.

-Khi cần phân chia mẫu phải được thực hiện bằng dụng cụ và phương pháp thích hợp. Sau khi phân chia phải thực hiện kí hiệu mẫu để tránh nhầm lẫn.

-Gữi mẫu thử nghiệm theo đúng thủ tục, hướng dẫn của trung tâm đã ban hành theo hợp đồng/thỏa thuận của Người cung ứng.

-Mẫu được bảo quản trong môi trường thích hợp tránh làm thay đổi đặc tính của mẫu và có biện pháp cất giữ tránh mất mát.

B4: Trả mẫu và thanh lý mẫu:

-Đối với mẫu không bị hư, tiêu hao trong quá trình thử nghiệm, sau khi kết thúc công việc phải giao trả lại mẫu cho khách hàng cùng lúc với giao chứng thư hay sau thời gian lưu mẫu theo quy định hoặc tại thời điểm do hai bên thỏa thuận. Khi giao mẫu, hai bên phải xác nhận vào Sổ quản lý và giao nhận mẫu.

-Đối với mẫu bị suy giảm chất lượng hay hư hỏng trong quá trình thử nghiệm hơn vị thực hiện phải thông báo cho khách hàng biết, kèm theo giải thích nguyên nhân và được ghi nhận khi làm thủ tục trả mẫu.

-Đối với mẫu bị tiêu hao hay hư hỏng hay không còn giá trị sử dụng nguyên thủy, người thực hiện ghi và xác nhận trong Sổ quản lý và giao nhận mẫu. Đồng thời báo cho khách hàng biết nếu có yêu cầu.

-Phần còn lại của các mẫu nêu trên nếu còn giá trị sử dụngcho các mục đích khác, định kỳ, đơn vị thực hiện tiến hành thanh lý mẫu bằng các hình thức thích hợp. Biên bản thanh lý mẫu được lưu vào hồ sơ.

B5: Xử lý khác:

-Khi mẫu bị mất hay vì lý do bất cẩn bị hư hỏng, suy giảm giá trị sử dụng(đối với các mẫu sản phẩm, thiết bị có giá trị sử dụng lớn), đơn vị thực hiện phải lập biên bản ghi nhận thực trạng. Biên bản được các cán bộ liên quan xác nhận và được báo cáo với Lãnh đạo. Sau khi được chỉ đạo thực hiện các biện pháp khắc phục thích hợp, đơn vị thực hiện liên hệ với khách hàng thông báo tình hình và thảo luận các biện pháp xử lý. Tuy theo tình hình cụ thể cán bộ liên quan phải bồi thường một phần hay toàn bộ giá trị mẫu bị mất, hư hỏng.

B. CÁC THÍ NGHIỆM ĐÃ ĐƯỢC THAM GIA TRONG QUÁ TRÌNH THỰC TẬP

Một phần của tài liệu THỰC TẬP TẠI NHÀ MÁY SẢN XUẤT BÊ TÔNG KHÍ CHƯNG ÁP VƯƠNG HẢI (Trang 36 - 41)