Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.2. Khả năng chống chịu của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm
Khả năng chống chịu của cây ngô được phản ánh qua khả năng chống chịu sâu bệnh và điều kiện ngoại cảnh bất thuận.
Để đạt năng suất cao, chất lượng hạt tốt thì giống phải có khả năng chống chịu tốt. Trong điều kiện khí hậu hiện nay, với việc biến đổi khí hậu toàn cầu làm cho quy luật, trình tự trong tự nhiên cũng bị biến đổi dẫn đến khả năng thích nghi với điều kiện của các giống ngô ngày càng giảm. Vì vậy yêu cầu phải lựa chọn ra các tổ hợp lai có khả năng chống chịu tốt.
3.2.1. Khả năng chống đổ của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm
Khả năng chống đổ của cây ngô phụ thuộc vào các đặc tính di truyền của giống như: chiều cao cây, chiều cao đóng bắp, độ cứng của cây, sự phát triển của bộ rễ, … ngoài ra còn phụ thuộc vào khí hậu, kỹ thuật canh tác và chăm sóc. Vì vậy, việc chọn tạo ra giống cứng cây, có đường kính gốc lớn, số lượng rễ chân kiềng nhiều là cơ sở tăng khả năng chống đổ cho cây hiệu quả nhất.
Bảng 3.13. Đường kính gốc và số rễ chân kiềng của các tổ hợp lai thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông 2016 THL
Đường kính gốc (cm) Số rễ chân kiềng (rễ/cây) Vụ Xuân Vụ Thu
Đông Vụ Xuân Vụ Thu Đông
VN8 1,8 1,5 13,6 8,2
VN9 1,6 2,2 5,1 12,7
VN10 1,8 2,3 13,4 13,6
VN11 1,6 2,3 8,4 13,2
VN12 1,9 2,5 23,5 13,4
VN13 1,7 2,2 27,7 12,2
NK4300(đc) 1,7 2,4 6,5 7,1
P <0,05 <0,05 <0,05 <0,05
CV% 5,4 5,7 14,3 11,8
LSD05 0,2 0,2 3,5 2,4
Qua bảng 3.13 cho thấy: Đường kính gốc của các THL thí nghiệm đạt 1,6- 1,9 cm (vụ Xuân) và 1,5- 2,5cm (vụ Thu Đông). THL VN8 đường kính gốc đạt 1,5- 1,8 cm tương đương với giống đối chứng ở vụ Xuân và nhỏ hơn giống đối chứng ở vụ Thu Đông. Các THL còn lại có đường kính gốc tương đương với giống đối chứng ở cả hai vụ nghiên cứu.
Số rễ chân kiềng dao động từ 5,1 - 27,7 rễ/cây ở vụ Xuân và từ 7,1 - 13,6 rễ/cây vụ Thu Đông. Điều kiện nhiệt độ và ẩm độ ở mỗi vụ ảnh hưởng đến số lượng rễ chân kiềng của các THL.
Ở vụ Xuân, THL VN8, VN10, VN12, VN13 có số rễ chân kiềng đạt 13,4- 27,7 rễ/cây, đây là yếu tố quan trọng giúp tăng khả năng chống đổ của cây. THL VN9 có số rễ chân kiềng thấp nhất đạt 5,1 rễ/cây tương đương với giống đối chứng.
Ở vụ Thu Đông, các THL thí nghiệm có số rễ chân kiềng tương đối đồng đều, THL VN8 có số rễ chân kiềng là 8,2 rễ/cây tương đương với giống đối chứng. Các THL còn lại có số rễ chân kiềng trên cây nhiều hơn giống đối chứng ở mức độ tin cậy 95%.
Để đánh giá chính xác khả năng chống đổ của các tổ hợp ngô lai tham gia thí nghiệm, chúng tôi tiến hành theo dõi tỷ lệ cây đổ, gãy qua hai vụ nghiên cứu. Kết quả được trình bày ở bảng 3.14.
Bảng 3.14. Tỷ lệ đổ gãy của các THL thí nghiệm vụ Xuân và Thu Đông 2016
THL
Vụ Xuân Vụ Thu Đông
Đổ rễ (%) Gãy thân (điểm 1-5)
Đổ rễ (%)
Gãy thân (điểm 1-5) Thời kỳ
10-12 lá
Thời kỳ trỗ cờ
VN8 95 0 1 0,00 1
VN9 97 0 1 0,00 1
VN10 94 0 1 0,93 1
VN11 97 0 1 2,65 1
VN12 72 0 1 1,67 1
VN13 73 0 1 0,00 1
NK4300 (đ/c) 96 0 1 0,00 1
Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy: Vụ Xuân 2016, thời kỳ các THL thí nghiệm có 10-12 lá gặp mưa to, gió lớn nên tất cả các THL thí nghiệm đều bị đổ rạp, tỷ lệ đổ rễ là 72-97%, sau đó được vun bổ sung đến thời kỳ trỗ các cây ở tất cả các THL thí nghiệm đều đứng thẳng, điều đó chứng tỏ khả năng phục hồi của cây ngô rất tốt. Đánh giá khả năng chống đổ của các THL thí nghiệm đều đạt điểm 1.
Vụ Thu Đông, khả năng chống đổ của các THL rất tốt, đánh giá điểm 1.
3.2.2. Khả năng chống chịu sâu bệnh của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm Sâu và bệnh là yếu tố làm giảm đáng kể năng suất và phẩm chất nông sản. Sâu bệnh làm giảm sinh khối và do đó làm giảm năng suất theo 4 con đường: làm chết cây dẫn đến giảm mật độ trồng, làm cây nhỏ còi cọc gây ra do sự rối loạn trao đổi chất, mất chất sinh dưỡng hay rễ bị tổn thương, làm chết cành hay phá huỷ mô lá. Chọn giống kháng sâu bệnh - là giải pháp phòng trừ sâu bệnh hiệu quả nhất. Chính vì vậy khả năng chống chịu sâu bệnh là chỉ tiêu luôn được quan tâm trong chọn tạo giống.
Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy bệnh hại xuất hiện với tỷ lệ rất thập, chỉ có hai loại sâu chính là sâu đục thân và sâu cắn râu.
Bảng 3.15. Tỷ lệ nhiễm sâu đục thân và sâu cắn râu của các THL thí nghiệm THL
Vụ Xuân Vụ Thu Đông
Sâu đục thân (điểm 1-5)
Sâu cắn râu (điểm 1-5)
Sâu đục thân (điểm 1-5)
Sâu cắn râu (điểm 1-5)
VN8 3 5 3 1
VN9 4 4 4 1
VN10 3 4 3 1
VN11 4 4 2 1
VN12 3 4 4 1
VN13 3 5 3 1
NK4300 (đ/c) 4 4 3 1
3.2.2.1. Sâu đục thân
Đây là loài sâu hại lớn nhất đối với cây ngô. Triệu chứng gây hại thay đổi theo tuổi sâu và thời kỳ sinh trưởng của cây ngô. Sâu non tuổi nhỏ gặm ăn thịt lá nõn, cắn xuyên thủng lá nõn do vậy khi lá mở ra sẽ có dãy lỗ đục ngang phiến lá hoặc chui xuống ăn phần thân non làm cho ngọn bị héo và chết. Nếu sâu nở đúng lúc nhú cờ thì ăn vào bao cờ rồi đục xuống cuống làm cờ gãy gục, hoa phấn khô héo, không tung phấn được. Bắp non bị sâu đục sẽ không ra bắp được hoặc bị gãy non. Bắp ngô bị sâu đục cũng dễ bị các bệnh trên bắp, hạt xâm nhiễm và gây hại. Sâu tuổi lớn (từ tuổi 3 trở đi) mới đục vào trong thân, thân ngô bị đục ít khi bị chết mà chỉ dễ bị gãy ngang khi gặp gió.
Qua kết quả theo dõi 2 vụ cho thấy: THL VN8, VN10, VN13 có tỷ lệ gây hại thấp nhất.
Ở vụ Xuân mức độ nhiễm sâu đục thân của các tổ hợp ngô lai thí nghiệm khá cao. THL VN9, VN11 có tỷ lệ nhiễm sâu đục thân khá cao (đạt điểm 4). Các THL còn lại đều có tỷ lệ sâu đục thân đạt điểm 3, thấp hơn so với giống giống chứng.
Vụ Thu Đông, THL VN9, VN12 có tỷ lệ nhiễm sâu đục thân cao nhất đạt điểm 4. THL VN11 vụ Thu Đông có tỷ lệ nhiễm giảm hơn so với vụ Xuân và có tỷ lệ nhiễm thấp nhất đạt điểm 2. Các THL còn lại có tỷ lệ nhiễm sâu đục thân đạt điểm 3 tương đương với giống đối chứng.
3.2.2.2. Sâu cắn râu
Sâu cắn râu hại ngô ngay khi mới nở. Sâu tập trung và gây hại trên râu, cắn cụt râu làm giảm tỷ lệ kết hạt, sau đó chúng chuyển xuống ăn các hạt ở đầu bắp và đục xuống bắp, chính những đường đục này sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh thối bắp phát sinh phát triển và gây hại.
Kết quả theo dõi thí nghiệm cho thấy, sâu cắn râu chỉ xuất hiện ở vụ Xuân, tỷ lệ gây hại dao động từ 4 - 5 điểm. Cho thấy ở vụ Xuân các THL thí nghiệm bị sâu cắn râu gây hại nặng, nặng nhất ở THL VN8, VN13 đạt điểm 5, các THL thí nghiệm còn lại đạt điểm 4.