Về mặt chủ quan:

Một phần của tài liệu NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA DÂN TỘC THÁI Ở BẢN HOA I VÀ BẢN DỌI I XÃ TÂN LẬP, HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA TỪ KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SƠN LA NĂM 2003 ĐẾN NAY (Trang 28 - 30)

Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm, khuyến khích và tạo điều kiện nhằm bảo tồn , phát huy bản sắc văn hóa của các dân tộc, tại Hội nghị V, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã ra Nghị quyết về xây dựng nền văn hóa Việt Nam trong giai đoạn mới đó là nền văn hóa “Tiên tiến đậm đà bản sắcdân tộc”

Ngoài những yếu tố khách quan đã nêu trên có thể thấy một số yếu tố chủ quan tác động lên sự biến đổi phong tục tập quán của người Thái ở Tân Lập - Mộc Châu đó là:

Về mặt xã hội:

Do cách nghĩ chủ quan, đơn giản, nóng vội thô bạo hay buông lỏng quản lý, tự phát, nhận thức không đầy đủ về ý nghĩa, tác dụng của một số luật tục khi mà nội dung của nó vẫn còn phù hợp với tình hình mới.

Trước tình trạng suy thoái về đạo đức, sống thiếu văn hóa của một số bộ phận người dân nên có người chủ trương dùng các biện pháp cứng rắn mà không quan tâm đến yếu tố văn hóa, tinh thần.

Công tác chăm lo xây dựng đội ngũ văn hóa mới sáng tạo những công trình mới, sáng tác, biểu diễn, thao diễn nghiên cứu lý luận, phê bình chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức.

Yêu cầu của việc xây dựng nếp sống văn hóa mới, trong tình hình hiện nay.

Có thể nói yếu tố kinh tế đóng một vai trò hết sức quan trọng sự tác động và ảnh hưởng đến những biến đổi phong tục tập quán của người dân Thái trong những năm gần đây: Công cuộc công nghiệp hóa hiên đại hóa đã đạt ra cho Sơn La một hướng đi mới, nhiệm vụ trước mắt là phải có kế hoạch, bước đi đề ra phải phù hợp, trong thực tế từ năm 2003 đến nay đời sống kinh tế của người dân Thái ở hai bản ở Tân Lập đã có nhiều chuyển biến tích cực, qua đợt điều tra cho kết quả cho thấy: trong 246 hộ gia đình tham gia trả lời phỏng vấn có 116/246 hộ cho rằng thu nhập tăng lên, chỉ có 64 hộ cho rằng giảm đi và 66 hộ ở mức như cũ, có 21/251 hộ dư thừa lương thực, 133 hộ đủ lượng thực số thiếu lượng thực còn lại 97/251 hộ, khi tự đánh giá về gia đình sau khi thực hiện dự án có 111/252 hộ cho rằng kinh tế gia đình tăng lên chiếm 44%.

Như vậy có thể khẳng định về cơ bản đời sống kinh tế của người dân đã được nâng lên rõ rệt, một mặt nó chứng minh cho sự đúng đắn về đường lối chính sách phát triển của Đảng và Nhà nước, đời sống tâm linh được giải tỏa về nhiều mặt. Nhưng cũng cần nhận thấy vòng soáy nền kinh tế phát triển năng động cũng tạo ra cho con người không còn thời gian, thói quen để tham gia vào lễ, hội vốn dĩ nó thường rờm rà, mất thời gian, tiền của, công sức vào đó.

3.1. Việc xây dựng quy ước của bản trước đó và hiện nay

Trước đây: Qua quá trình thực hiện nghiên cứu tại hai bản Hoa I và bản Dọi I ở Tân Lập, huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La được biết rằng khi nói đến quy ước, hương ước hầu hết những người dân ở đây đều cho biết là có nghe và được phổ biến để cùng thực hiện nhưng mới vài năm lại đây thôi, khi được hỏi từ trước năm 2003 về trước đã từng được nghe, được phổ biến chưa thì đều cho rằng trước đây quy ước của từng bản chưa có mà chỉ là những luật tục được truyền miệng tuy là những quy đinh bất thành văn, tuy nhiên trong quá trình tìm hiểu về luật tục ở đây trước khi những bản quy ước, hương ước ngày nay chư ra đời thì nó đã đóng một vai trò khá quan trọng góp phần vào việc giữ vững trạng thái ổn định của cộng đồng người Thái ở hai bản Hoa I và bản Dọi I, cũng chỉ với những luật tục đó thôi mà tình trạng người vi phạm, phạm tội rất ít, con người sống chân thật hơn, tình cảm họ hàng, láng giềng bền chặt, các tai tệ nạn xã hội cũng ít phổ biến hơn, đây phải chăng là uy lực của những luật tục, lệ làng hay là do xã hội lúc đó chưa phát triển, hay ngày nay dưới tác động mặt trái của nền kinh tế thị trường, cho du lý do nào thì ta cũng có thể thấy được mặt tích cực của những phong tục, tập quán hay.

Ngày nay việc xây dựng quy ước, hương ước của các bản đã được triển khai đồng bộ và tại hai bản Hoa I, Dọi I từng bản cũng đã xây dựng được quy ước riêng của bản mình. Với sự chỉ diện của Đảng, sự điều hành của Nhà nước, việc xây dựng quy ước, hương ước của các bản được làm điểm, rút kinh nghiệm

sau đó nhân rộng. Bản quy ước, hương ước của hai bản cũng chính thức ra đời thực hiện từ năm 2005.

Về nội dung tổng quát là nhằm “ Phát huy truyền thống đoàn kết các dân tộc, mọi người dân cùng sinh sống trong bản giúp đỡ nhau phát triển kinh tế – xã hội, giữ gìn an ninh trật tự an toàn xã hội, chấp hành tốt mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước, xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”

Bản quy ướcđược xây dựng thành các chương, các điều khoản cụ thể thể hiện quyền hạn và trách nhiệm của mọi người công dân trong bản; về nhiệm vụ phát triển kinh tế; văn hóa xã hội; về an ninh trật tự và công tác xây dựng Đảng, chính quyền,

đoàn thể nhân dân và các tổ chức xã hội khác trông bản, bản quy ước cũng nêu rõ các điều khoản về việc khen thưởng những ai có nhiều thành tích, xử lý khi ai vi phạm những nội dung mà quy ước đề ra.

Việc xây dựng quy ước, hương ước tại hai bản Hoa I và bản Dọi I, dựa trên cơ sở phát huy những giá trị, chuẩn mực, những phong tục, tập quán truyền thống của địa phương, tiếp thu có chọn lọc những tinh hoa, những phong tục tập quán mới đang được hình thành, cùng với bổ sung những điều mà luật pháp quy định do đó khi xây dựng đến thực hiện đã nhận được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo người dân. Sự ra đời của quy ước, hương ước bản đã phát huy tác dụng rõ rệt: Trước hết phát huy dân chủ ở cơ sở, nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn an ninh trật tự ở địa phương; hạn chế được những hủ tục lạc hậu, phát huy tinh thần chủ động sáng tạo của người dân ở địa phương, từng bước nâng cao hơn chất lượng giáo dục, sức khỏe, đặc biệt với phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm thay đổi rõ rệt bộ mặt ở nông thôn. Mặt khác bản quy ước còn có ý nghĩa thiết thực và là cơ sở góp phần vào công tác quản lý điều hành của Đảng và chính quyền tại địa phương.

3. Những đánh giá về sự biến đổi phong tục, tập quán của người dân Thái tại bản Hoa I, bản Dọi I ở xã Tân Lập huyện Mộc Châu tỉnh Sơn La từ

Một phần của tài liệu NHỮNG BIẾN ĐỔI VỀ PHONG TỤC TẬP QUÁN CỦA DÂN TỘC THÁI Ở BẢN HOA I VÀ BẢN DỌI I XÃ TÂN LẬP, HUYỆN MỘC CHÂU, TỈNH SƠN LA TỪ KHI THỰC HIỆN DỰ ÁN TÁI ĐỊNH CƯ THỦY ĐIỆN SƠN LA NĂM 2003 ĐẾN NAY (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w