Đặc điểm khí hậu

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 26 - 29)

PHẦN 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang

4.1.3. Đặc điểm khí hậu

Khí hậu tỉnh Tuyên Quang vừa mang tính đa dạng của chế độ hoàn lưu gió mùa nhiệt đới, chịu ảnh hưởng của khí hậu lục địa Bắc Á- Trung Hoa, vừa mang tính khí hậu vùng núi cao có địa hình bị chia cắt mạnh. Trong năm, ở khắp nơi trong tỉnh đều có thể thấy sự thay phiên nhau tác động của các khối không khí.

Sự kết hợp giữa hoàn lưu với địa hình là nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự phân hoá của khí hậu Tuyên Quang. Có thể đề cập đến một số yếu tố khí hậu như sau:

Nhit độ

Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng đến sự lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong không khí gần mặt đất và nguồn nước. Nhiệt độ không khí càng cao thì tác động của các độc tố lan truyền và chuyển hóa các chất ô nhiễm trong môi trường càng lớn.

Nhiệt độ trung bình năm ở tỉnh Tuyên Quang dao động từ 23,80C. Biên độ dao động nhiệt độ trung bình nhiều năm từ 11,8÷ 16,70C. Nhiệt độ bình quân tháng thấp nhất là tháng 1, cao nhất là các tháng 6, 7, 8.

Do có sự chi phối kết hợp giữa gió mùa và địa hình nên mùa đông ở vùng thấp chỉ tương đối rét, mùa hạ tương đối nóng; ở vùng cao, mùa đông rét buốt.

Bng 4.1. Nhit độ trung bình tnh Tuyên Quang

Đơn vị: 0C Năm Tháng

1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Tháng 6

Tháng 7

Tháng 8

Tháng 9

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12 2009 15,2 22,4 21 24,7 26,8 29 28,7 29 28,1 25,9 20,7 19,4 2010 1,8 20,7 22,1 23,5 28,2 29,6 29,8 27,9 28 24,7 20,3 18,3 2011 12,5 17,6 16,9 23,4 26,4 29,0 29,2 28,4 27,0 23,9 22,2 16,5 2012 14,8 15,9 20,5 26,3 28,8 29,4 28,9 28,6 26,7 25,6 22,3 17,9

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2012)

• Chế độ mưa

Lượng mưa trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang rất phong phú, phân bố và biến động theo không gian và thời gian, phù hợp với điều kiện địa hình địa phương và hoàn lưu gió mùa ở miền Bắc nước ta. Chế độ mưa ở tỉnh Tuyên Quang bị phân hóa thành hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Lượng mưa nhiều năm tại Tuyên Quang biến động từ 1.290,8÷

1.983,4mm, trung bình 1.525,12 mm. Mùa mưa trùng với mùa hè và mùa thu với tổng lượng mưa từ 723,9÷ 1.465,4 mm; mùa khô trùng với mùa đông và mùa xuân với tổng lượng mưa từ 65,7÷192,2 mm.

Các tháng có lượng mưa lớn là tháng 6, 7 và tháng 8, các tháng có lượng mưa thấp nhất là tháng 12 đến tháng 1, tháng 2 năm sau.

Do lượng mưa phong phú, kết hợp với các yếu tố địa lý cảnh quan khác nên Tuyên Quang có nguồn nước khá dồi dào. Đây là một thuận lợi cơ bản cho sự phát triển các ngành kinh tế của tỉnh.

Bng 4.2. Lượng mưa tnh Tuyên Quang

Đơn vị: mm Năm Tháng

1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Tháng 6

Tháng 7

Tháng 8

Tháng 9

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12 2005 19,8 18,1 82 120,5 110,8 281,5 182,2 337,9 171,7 11,3 44,4 38,5 2009 4,9 14,3 24,7 152,8 310,1 203,9 237,5 165,6 137,3 30,8 7,7 1,2 2010 107,6 2,7 9,3 288,5 295,5 117,4 150,8 286,2 153,7 34,8 11,5 39,3 2011 12,9 12 115,1 57,4 235,9 180,2 207,2 224,5 262,5 87,9 35,1 4,7 2012 47,0 18,6 36,7 104,7 259,7 163,5 687,7 356,5 188,0 26,7 72,9 21,4

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2012) Chế độ nng

Tổng số giờ nắng trung bình năm trên toàn tỉnh Tuyên Quang là khoảng 1.357,5 giờ/năm. Trong đó từ tháng 5 đến tháng 11 là thời gian có nắng nhiều nhất, khoảng 153,1 giờ/tháng; từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau là thời gian có nắng ít, khoảng 57,16 giờ/tháng.

Bng 4.3 S gi nng tnh Tuyên Quang

Đơn vị: Giờ Năm Tháng

1

Tháng 2

Tháng 3

Tháng 4

Tháng 5

Tháng 6

Tháng 7

Tháng 8

Tháng 9

Tháng 10

Tháng 11

Tháng 12 2005 38,4 33,3 45,2 94,2 202,7 132,6 209,5 149,3 166 140 106,5 89 2009 84,1 74,6 54,8 101 156,1 186,7 155,3 224,6 185,3 134,1 129,4 66,9 2010 48,6 115,4 68,2 80,7 139,2 135,9 202,9 158,4 160,8 145,7 122,4 76 2011 1,0 31,3 27,2 70,1 169,6 152,9 198,8 208,4 144,4 108,1 145,7 96,9 2012 13,3 15,2 55,4 163,7 190,6 120,1 175,5 222,6 144,4 136,5 82,0 38,2

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Tuyên Quang năm 2012)

Tuyên Quang có tổng số giờ nắng lớn, lượng mưa dồi dào, chế độ nhiệt phong phú. Tuyên Quang có thể phát triển hệ thực vật tự nhiên và cơ cấu cây trồng đa dạng. Do ảnh hưởng của yếu tố địa hình nên Tuyên Quang có hai vùng khí hậu với nhiều nét riêng biệt. Vùng phía Bắc có mùa đông kéo dài, nhiệt độ thấp, mùa hè mưa nhiều hơn; vùng phía Nam khí hậu đa dạng hơn, mùa đông ngắn hơn, mùa hè nóng hơn và thường có mưa vào mùa đông. Mưa với cường độ lớn thường gây ra lũ quét, sạt lở đất… Các hiện tượng thời tiết, khí hậu, đặc biệt ít xảy ra, nhưng những tác động của nó cũng gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và cuộc sống của nhân dân trong tỉnh.[7]

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thu gom và xử lý rác thải rắn sinh hoạt tại thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang (Khóa luận tốt nghiệp) (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(60 trang)