LUẬT HÌNH SỰ VÀ LUẬT PHÒNG CHỐNG THAM NHŨNG

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG (Trang 27 - 37)

Câu 44: Khái niệm, đặc điểm, phân loại tội phạm? Phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật khác.

 Khái niệm :

Là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập , chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa quốc phòng, trật tự an ninh xã hội, quyền lợi ích hợp pháp của tổ chức xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe , danh dự, nhân phẩm tự do tài sản , các quyền lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác nhau của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa.

 Đặc điểm:

- Tính nguy hiểm đáng kể cho xã hội - Tính có lỗi

- Tính trái pháp luật hình sự - Tính phải chịu hình phạt

 Phân biệt tội phạm với các vi phạm pháp luật

Tội phạm Vi phạm pháp luật

Khái niệm Là các hành vi vi phạm pháp luật mang tính chất nguy hiểm

Là tất cả các hành vi trái với điều mà pháp luật quy định

Hình thức pháp lý Được quy định trong các văn bản hình sự Được quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật

Biện pháp xử lý Được xử lý bằng hình thức nghiêm minh nhất đó là hình phạt dựa vào mức độ nghiêm

trọng của hành vi phạm pháp

Được xử lý ở nhiều mức độ và có thể không phải chịu trách nhiệm hình sự

mà chỉ phải chịu trách nhiệm dân sự trong các

tình huống gậy hậu quả ít nghiêm trọng

Câu 45: Các yếu tố cấu thành của tội phạm?

Các yếu tố :

a. Tính nguy hiểm cho xã hội : là đã gây ra hoặc đe dọa, gây thiệt hại đáng kể cho các quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ.

b. Tính có lỗi : một người được coi là có lỗi khi thực hiện một hành vi gây thiệt hại cho xã hội nếu hành vi đó là kết quả của việc tự lựa chọn và quyết định của chủ thể trong khi có đủ điều kiện để lựa chọn và quyết định một xử sự khác phù hợp với sự đòi hỏi của xã hội.

c. Tính trái pháp luật hình sự :

Câu 46. Phân loại tội phạm theo tiêu chí tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội?

1. Tội phạm ít nghiêm trọng là tội phạm gay nguy hại không lớn cho Xh mà mức phạt cao nhât cho khung hình phạt đv tội là đến 3 năm tù

2. Tội phạm nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại lớn cho xã hội mà mức phạt cao nhát cho khung hình phạt đv tội là đến 7 năm tù

3. Tội phạm rất nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại rất lớn cho xh mà mức phạt cao nhất vs tộ là đến 15 năm

4. Tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm gây nguy hại đặc biệt cho xh mà mức phạt cao nhất là trên 15 năm tù, tù chung thân

Câu 47. So sánh sự khác nhau giữ hành vi phạm tội và hành vi vi phạm pháp luật hành chính?

Hành vi vi phạm pháp luật hành chính Hành vi phạm tội

Định nghĩa

Vi phạm hành chính là hành vi có lỗi do cá nhân, tổ chức thực hiện, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị xử lý hình sự.

Mức độ nguy hiểm cho xã hội

Thấp Cao

VBPL quy định

Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 Luật tố tụng hành chính 2010 Luật tố tụng hành chính 2015

Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi, bổ sung 2009 Bộ luật hình sự 2015

Đối tượng bị xử phạt

Cá nhân, tổ chức Cá nhân, tổ chức (BLHS2015)

Cơ quan có thẩm quyền xử lý

Tùy theo từng trường hợp cụ thể, vụ việc sẽ được giao cho rất nhiều cơ quan và người có thẩm quyền, trong đó chủ yếu là các cơ quan quản lý hành chính nhà nước.

Việc xử phạt vi phạm hành chính của Tòa án chỉ được áp dụng trong phạm vi rất hẹp.

Chỉ có thể do Tòa án xét xử

Thủ tục xử lý

Thủ tục xử phạt vi phạm hành chính phần nhiều mang tính quyền lực đơn phương từ phía cơ quan hành chính nhà nước, dù pháp luật có quy định quyền khiếu nại, tố cáo của đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính

Người phạm tội bị truy tố trước Tòa án theo thủ tục tố tụng tư pháp, có sự tham gia của luật sư nhằm bảo đảm đến mức cao nhất quyền của công dân chỉ bị kết tội bởi bản án hình sự khi có các chứng cứ đầy đủ, rõ ràng và sau những thủ tục tranh tụng công khai và bình đẳng

Chế độ xử phạt

Nhẹ

Chủ yếu đánh vào yếu tố vật chất, tinh thần của người vi phạm (cảnh cáo, phạt tiền…)

Nặng

Chủ yếu là hình phạt liên quan đến việc tước tự do của người phạm tội

Câu 48. Nêu, phân tích về chủ thể của tội phạm?

Chủ thể của tội phạm là người có năng lực, trách nhiệm hình sự đạt độ tuổi luật định và đã thực hiện hành vi phạm tội cụ thể.

Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội với hành động của mình và có khả năng điều khiển được hành vi ấy.

Câu 49. Nêu và phân tích về khách thể của tội phạm?

1. Khách thể của tội phạm là quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ và bị tội phạm xâm hại

2. Bất kỳ một hành vi nào phạm tội cũng gây thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại cho một hoặc một số quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ. các hành vi không có sự xâm hại quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ thì không phạm tội. Khách thể của tội phạm được phân thành 2 loại :

a. Khách thể chung của tội phạm : là tổng hợp các mối quan hệ xã hội được luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm.

b. Khách thể loại của tội phạm : là nhóm các quan hệ xã hội cùng tính chất được luật hình sự bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm.

c. Khách thể trực tiếp của tội phạm : là quan hệ xã hội cụ thể bị tội phạm cụ thể trực tiếp xâm hại.

Câu 50. Nêu và phân tích về mặt chủ quan của tội phạm?

1. Mặt chủ quan của tội phạm là những diễn biến tâm lý bên trong của người phạm tội đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội và hậu quả do hành vi đó gây ra.

2. Hoạt động tâm lý bên trong của tội phạm bao gồm nhiều nội dung khác nhau. Nhưng nội dung thuộc mặt chủ quan của tội phạm có ý nghĩa về mặt hình sự là những nội dung trả lời cho các câu hỏi :

a. Điều gì thúc đẩy hành vi phạm tội?

b. Người phạm tội nhằm đạt được điều gì mà thực hiện hành vi đó?

c. Lý trí và ý chí của người phạm tội được biểu hiện như thế nào?

Câu 51. Nêu và phân tích mặt khách quan của tội phạm?

1. Mặt khách quan của tội phạm là mặt bên ngoài của tội phạm, bao gồm những biểu hiện của tội phạm diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài thế giới khách quan. Bất kỳ tội phạm nào khi xảy ra cũng đều có những biểu hiện diễn ra hoặc tồn tại bên ngoài mà con người có thể trực tiếp nhận biết được :

a. Hành vi khách quan nguy hiểm cho xã hội

b. Hậu quả nguy hiểm cho xã hội cũng như mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả c. Các điều kiện bên ngoài của việc thực hiện hành vi phạm tội( công cụ, phương tiện,

phương pháp, thủ đoạn, thời gian, địa điểm phạm tội …)

Hành vi khách quan được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm. Không có hành vi khách quan thì không có tội phạm. Hành vi đó có 3 đặc điểm :

a. Hành vi khách quan đó phải có tính nguy hiểm cho xã hội

b. Hành vi khách quan của tội phạm là hoạt động có ý thức và ý chí c. Hành vi khách quan của tội phạm là hành vi trái pháp luật hình sự

Hành vi khách quan của tội phạm có thể được thực hiện bằng hành vi hành động hoặc hành vi không hành động

Nghiên cứu mặt khách quan của tội phạm có ý nghĩa thực tiễn trong việc định tội, định khung hình phạt, xác định mức độ trách nhiệm hình sự cũng như xác định mặt chủ quan của tội phạm Câu 52. Lỗi là gì? Phân biệt các trường hợp lỗi và cho ví dụ minh họa.

1. Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và đối với hậu quả do hành vi đó gây ra, được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.

2. Lỗi cố ý gồm có lỗi cố ý trực tiếp và lỗi cố ý gián tiếp

Lỗi cố ý trực tiếp Lỗi cố ý gián tiếp

Là lỗi khi nười thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy

hiểm ,thấy được trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn cho hậu quả xảy ra

Là lỗi mà khi người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội , nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả xảy ra, tuy không mong muốn

nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra.

3. Lỗi vô ý gồm có 2 loại : vô ý vì quá tự tin và vô ý vì quá cẩu thả

Lỗi vô ý vì quá tự tin Lỗi vô ý vì quá cẩu thả

Là lỗi trong trường hợp người phạm tội tuy thấy hành vi của mình có thể gây hậu quả nguy hiểm nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được nên vẫn thực hiện và đã gây

hậu

quả nguy hiểm đó

Là lỗi trong trường hợp người phạm tội đã gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội nhưng do cẩu thả nên đã

không thấy trước hành vi

của mình có thể gây hậu quả đó, mặc dù đã có thể thấy trước hậu

quả này

Câu 53. Nêu các trường hợp loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội?

1. Các trường hợp loại trừ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội :

a. Phòng vệ chính đáng : là hành vi người vì muốn bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức , bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc người khác mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

b. Tình thế cấp thiết : là tình thế người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe dọa lợi ích Nhà nước, của tổ chức, quyền và lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây ra một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Câu 54. Nêu hệ thống hình phạt chính theo quy định hiện hành?

1. Hệ thống hình phạt theo quy định hiện hành :

a. Cảnh cáo : là sự khiển trách công khai của Nhà nước do Tòa án áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng và có nhiều tình tiết giảm nhẹ

b. Phạt tiền : là hình phạt tước của người phạm tội một khoản tiền nhất định sung công quỹ nhà nước

c. Cải tạo không giam giữ : là hình phạt chính có thợi hạn từ 6 tháng đến 3 năm được áp dụng đối với người phạm tội ít nghiêm trọng hoặc phạm tội nghiêm trọng có nơi làm việc ổn định hoặ nơi thường trú rõ ràng khi xét thấy không cần thiết phải cách ly người phạm tội ra khỏi xã hội

d. Trục xuất: là hình phạt buộc người nước ngoài bị kết án phải rời khỏi lãnh thổ nước CHXHCN Việt

Nam

e. Tù có thời hạn : là việc buộc người bị kết án phải chấp hành án tại trại giam trong một thời gian nhất định để học tập, cải tạo.

f. Tù chung thân : là hình phạt tù không có thời hạn được áp dụng đối với người phạm tội trong trường hợp đặc biệt nghiêm trọng nhưng chưa đến mức bị xử phạt tử hình

g. Tử hình : là hình phạt đặc biệt có nội dung cưỡng chế nghiêm khắc nhất, tước bỏ quyền sống của người bị kết án, chỉ áp dụng đối với người phạm tội đặc biệt nghiêm trọng h. Cấm đảm nhiệm vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định: là hình phạt bổ sung

được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án tiếp tục đảm nhiệm chức vụ, làm những nghề hoặc công việc nhất định sau khi chấp hành xong hình phạt tù hoặc sau khi bản án có hiệu lực pháp luật thì có thể họ có điều kiện phạm tội mới

i. Cấm cư trú: là hình phạt bổ sung buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú hoặc thường trú ở một số địa phương nhất định kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù

j. Quản chế : là hình phạt bổ sung buộc người bị kết án phải cư trú, làm ăn, sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát giáo dục của chính quyền nhân dân địa phương

k. Tước một số quyền công dân : là hình phạt bổ sung áp dụng đối với công dân VN bị kết án tù về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác được bộ luật hình sự quy định

l. Tịch thu tài sản : là hình phạt bổ sung nhằm tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án về tội nghiêm trọng, tội rất nghiêm trọng hoặc tội đặc biệt nghiêm trọng sung quỹ nhà nước

Câu 58 khái niệm luật tt hình sự , luật tt dân sự

- Luật tố tụng dân sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ phát sinh giữa tòa án, viện kiểm sát với các đương sự và người tham gia tố tụng trong quá trình tóa giải quyết vụ án dân sự để bảo vệ lợi ích hợp pháp của các cá nhân nhà nước và các chủ thể khác

- Luật tố tụng hình sự là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam, bao gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.

Câu 59: Phân biệt các nguyên tắc cơ bản của Luật TT hình sự … Luật TT dân sự

Tố tụng dân sự Tố tụng hình sự

Nguyên tắc chứng minh

Nghĩa vụ chứng minh là của đương sự.

Nguyên tắc suy đoán vô tội. Cơ quan tố tụng có trách nhiệm chứng minh tội phạm.

Chủ thể tham gia tố tụng

- Cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng và người tham gia tố tụng.

- Trong đó, người tiến hành tố tụng bao gồm:

Đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và người định giá tài sản.

- Cơ quan điều tra; Viện kiểm sát; Toà án, và những người tiến hành tố tụng.

- Người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, người bị hại, nguyên đơn;

bị đơn dân sự (nếu có), người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan, người làm chứng, người bào chữa.

Nguyên tắc xác định chứng cứ, sự thật khách quan

Đương sự có quyền và nghĩa vụ chủ động thu thập, giao nộp chứng cứ cho Tòa án và chứng minh cho yêu cầu của mình là có căn cứ và hợp pháp.

Muốn buộc tội một ai đó thì các cơ quan tiến hành tố tụng có nghĩa vụ phải chứng minh với những bằng chứng, lý lẽ thỏa đáng.

Nguyên nhân dẫn đến phát sinh

Các cá nhân, tổ chức nảy sinh tranh chấp.

Hành vi phạm tội bị phát hiện, bị yêu cầu khởi tố.

Một phần của tài liệu ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG ĐẠI HỌC XÂY DỰNG (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(37 trang)
w