Giai đoạn hệ thống di chuyển trên triền bằng

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập kỹ thuật lê tuấn vũ VT14b (Trang 47 - 55)

CHƯƠNG IV: CÁC QUY TRÌNH PHỤC VỤ QUÁ TRÌNH ĐÓNG TÀU CỦA NHÀ MÁY

4.2 Quy trình hạ thủy

4.2.2 Giai đoạn hệ thống di chuyển trên triền bằng

- Trong giai đoạn này, khi hệ thống dịch chuyển được khoảng 3 m, ta dừng hệ thống để đóng chặt lại các nêm gỗ, kiểm tra sự ổn định của hệ thống và sự đồng bộ tải trọng của các tời , cụ thể:

- Tốc độ kéo tàu : 1,5 m/ phút.

- Khoảng cách giữa hai lần dừng kiểm tra: 3 m/ lần.

- Thời gian dừng trong mỗi lần kiểm tra: 10 phút

a. Giai đoạn 1: Hệ thống di chuyển đến vị trí kết thúc đường triền bằng

- Quãng đường hệ thống dịch chuyển trong giai đoạn này: 12,00 m.

- Thời gian dịch chuyển trong giai đoạn này: 8 phút.

- Số lần dừng để kiểm tra sự đồng bộ (3m/ 1 lần): 4 lần

- Thời gian dừng để kiểm tra sự đồng bộ (10 phút/1 lần): 40 phút

- Tổng thời gian giai đoạn này: 48 phút.

b. Giai đoạn 2: Hệ thống di chuyển trên đường triền của xe triền nghiêng

- Quãng đường hệ thống dịch chuyển trong giai đoạn này: 12,00 m.

- Thời gian dịch chuyển trong giai đoạn này: 8 phút.

- Số lần dừng để kiểm tra sự đồng bộ (3m/ 1 lần): 4 lần

- Thời gian dừng để kiểm tra sự đồng bộ (10 phút/1 lần): 40 phút

- Tổng thời gian giai đoạn này: 48 phút

thể:

- Quãng đường hệ thống dịch chuyển trong giai đoạn này: 51 m.

- Tốc độ kéo tàu : 0,75 m/ phút.

- Thời gian dịch chuyển trong giai đoạn này: 70 phút.

- Số lần dừng để kiểm tra sự đồng bộ (5m/ 1 lần): 10 lần

- Thời gian dừng để kiểm tra sự đồng bộ (10 phút/1 lần): 100 phút

- Tổng thời gian giai đoạn này: 170 phút

4.2.4. Tổng kết quá trình di chuyển của hệ thống:

- Tổng thời gian tàu di chuyển trên triền bằng: 01 giờ 40 phút

- Thời gian hệ thống dừng để chuẩn bị di chuyển trên triền nghiêng: 00 giờ 50 phút

- Tổng thời gian tàu di chuyển trên triền nghiêng: 02 giờ 50 phút

- Tổng quãng đường hệ thống di chuyển trên triền bằng: 24 m.

- Tổng quãng đường hệ thống di chuyển trong giai đoạn 2: 51 m.

- Chiều dài đường triền nghiêng phục vụ hạ thủy: 64,05 m.

 Vị trí tàu tại các giai đoạn được thể hiện ở các bản vẽ Các giai đoạn hạ thủy.

 Người chỉ huy hạ thủy cần đặc biệt chú ý đến sự đồng bộ giữa các xe và các bánh xe, có thể giảm thời gian giữa 2 lần dừng kiểm tra hệ thống nếu phát hiện sự bất ổn.

4.2.5. Giai đoạn tàu nổi và các công tác sau hạ thủy:

a. Giai đoạn từ khi hệ thống đến vị trí hạ thủy đến khi tàu nổi hoàn toàn:

- Giai đoạn này kéo dài từ thời điểm mực nước 1,7 m lúc 15 giờ 00 đến thời điểm nước lớn 4,0 m lúc 21 giờ. Trong giai đoạn này, thủy triều lên khiến lực nổi tăng, đến thời điểm nước lớn, tàu sẽ tự nổi hoàn toàn. Do thủy triều lên nhanh trong giai đoạn này, cần theo dõi để xử lý những tình huống phát sinh có thể xảy ra.

b. Công tác sau khi tàu nổi hoàn toàn:

- Dùng tàu lai dắt kéo tàu tiến về phía mũi để đuôi tàu vượt qua đường triền số 3.

- Lập tức kéo thu hồi xe triền số 3, giải phóng khu vực hạ thủy.

- Đưa tàu ra khỏi âu tàu và cập vào vị trí neo đậu.

- Thu vớt toàn bộ căn nêm.

- Vệ sinh khu vực hạ thủy.

- Kéo xe triềng nghiêng, xe triền bằng về vị trí ban đầu.

- Tháo cáp, thu hồi cáp vào tang tời, thu hồi pu-ly.

- Kiểm tra bảo dưỡng xe triền, cáp, pulley và các trang thiết bị phục vụ hạ thủy.

 Người chỉ huy hạ thủy cần đảm bảo các bộ phận phối hợp tốt trong giai đoạn này.

c. Công tác an toàn trong quá trình hạ thủy:

- Các thiết bị như xe triền, đường triền, tời, pulley chuyển hướng, dụng cụ phục vụ hạ thủy phải được kiểm tra trước khi đưa vào phục vụ hạ thủy

- Huấn luyện an toàn cho các thành viên tham gia hạ thủy.

- Khu vực hạ thủy phải được khoanh vùng trước khi hạ thủy, cấm người không có trách nhiệm đi vào khu vực hạ thủy, cắm biển báo khu vực nguy hiểm. Tất cả phải tuân theo yêu cầu của người chỉ huy hạ thủy.

- Bộ phận y tế cử cán bộ trực cấp cứu, chuẩn bị dụng cụ sơ cấp cứu và bố trí 2 xe trực y tế, sẵn sàng trong trường hợp cần thiết.

- Quần áo bảo hộ.

- Giày bảo hộ.

- Nón bảo hộ.

- Kính bảo hộ.

- Găng tay.

- Khẩu trang phòng độc.

- Bịt tai chống ồn.

- Dây an toàn

5.2. Nội quy an toàn lao động và các biện pháp an toàn lao động của nhà máy

5.2.1. Nội quy an toàn lao động:

- Điều 1: Nghiêm chỉnh chấp hnh nội quy Công ty, các quy phạm, quy trình kỹ thuật an tòan lao động và vệ sinh lao động.

- Điều 2: Nghiêm cấm người không có trách nhiệm đến gần, điều khiển hay sửa chữa động cơ, máy phát điện, buồng đặt dao điện chính.

- Điều 3: Cấm công nhân làm việc tại nơi đặt biển báo nguy hiểm.

- Điều 4: Cấm đùa giỡn ở các khu vực gần các bộ phận chuyển động của dây curoa, trục truyền, bánh đà.

- Điều 5: Phải sử dụng các mặt nạ phòng độc hay bán mặt nạ phòng bụi, nút chống ồn khi làm việc ở nơi có nhiều bụi, hơi độc, độ ồn cao (sơn, hàn, gõ rỉ, phun cát…)

- Điều 6: Làm việc trên cao phải có giàn giáo, chỗ đứng phải đảm bảo chú ý gia cường độ vững chắc của giàn, bề mặt công tác của giàn phải luôn kín, không được dùng thang tre hay gỗ thanh. Phải sử dụng nịt an toàn.

- Điều 7: Phải đeo kính bảo hộ khi làm việc tiếp xúc với môi trường có nhiều mảnh vụn như hàn cắt, phay bào…

- Điều 8: Khi làm việc trong hầm kín, khoang tàu kín phải:

o Thông hơi toàn bộ nơi làm việc.

o Kiểm tra không khí và cho kết quả an toàn. Với những hầm chứa nguyên liệu xăng, dầu phải có giấy phép của cán bộ môi trường mới được thi cơng hàn cắt.

o Thiết bị cấp cứu và sơ cấp cứu phải sẵn sàng ở lối vào.

o Có người trực ở lối vào. Thiết lập phương thức thông tin liên lạc giữa người canh gác ở lối vào với những người vào trong khu vực kín.

o Lối vào phải thích hợp và đủ độ chiếu sáng.

o Tất cả thiết bị sử dụng đều phải là loại đã được xác nhận cho phép sử dụng phù hợp với điều kiện thi công.

o Khi sử dụng các thiết bị thở (mặt nạ,bình khí...)

o Người dùng thiết bị biết cách sử dụng thiết bị thành thục.

o Thiết bị phải được kiểm tra cẩn thận về tình trạng thoả mãn.

- Điều 9: Phải bố trí công việc cho người lao động phù hợp với sức khoẻ của họ.

- Điều 10: Cấm sử dụng lửa khi lãnh xăng dầu và phải có dụng cụ PCCC ở nơi chứa xăng dầu, nơi làm việc có chất dễ cháy.

- Điều 11: Trước khi thi công, công nhân phải kiểm tra và chuẩn bị đầy đủ mọi trang bị an tòan và luôn sử dụng đồ bảo vệ theo quy định. Nếu hư hao mất mát trước thời hạn cấp phát phải bồi thường.

- Điều 12: Mọi công nhân mới nhận việc hay thay đổi chức danh công tác phải đuợc huấn luyện về 3 bước BHLĐ .

o Bước 1: Do cán sự BHLĐ công ty hướng dẫn.

o Bước 2: Do ban BHLĐ xí nghệp phân công hướng dẫn.

o Bước 3: Tổ trưởng sản xuất hướng dẫn.

- Điều 13: Các kỹ thuật viên, công nhân tổ chức học tập thảo luận và chấp hành nghiêm chỉnh các điều khoản trên. Nếu cố tình sai phạm để xảy ra TNLĐ, phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

5.2.2. Các biện pháp an toàn lao động:

a. Đánh giá rủi ro / giấy phép làm việc:

- Huấn luyện đánh giá rủi ro và hệ thống giấy phép làm việc.

- Có sự phệ duyệt từ các cấp quản lý phụ trách.

- Thông tin biện pháp kiểm soát an toàn đến từng cá nhân có thiết bị ảnh hưởng.

- Đảm bảo giấy phép làm việc đã được cấp.

- Đảm bảo giấy phép có hiệu lực trong suốt quá trình thực hiện công việc.

- Công việc thường xuyên không cần xin giấy phép làm việc.

b. Khóa thiết bị và treo thẻ thiết bị:

- Huấn luyện quy trình khóa treo thẻ cảnh báo chi thiết bị.

- Thử kiểm tra thiết bị để đảm bảo thiết bị được cô lập hoàn toàn.

- Chỉ có người treo thẻ / khóa thiết bị mới được phép gỡ bỏ thẻ cảnh báo/ khóa thiết bị.

- Thẻ cảnh báo/ khóa thiết bị được áp dụng cho hệ thống có chứa năng lượng như điện, hơi nước, ống dẫn nước, khí, thủy lực.

c. Làm việc trên cao:

đủ nằng lực và chuyên môn giàn giáo.

- Thiết bị chống ngã cao bao gồm dây toàn thân, điểm neo thích hợp và hệ thông giám sát người làm việc.

- Chọn điểm móc thích hợp với chiều dài dây móc để ngăn ngừa đập vào kết cấu, sàn bị ngã.

d. Công tác luân chuyển bằng thiết bị nâng:

- Huấn luyện an toàn sử dụng thiết bị nâng.

- Sử dụng thiết bị nâng đã được chứng nhận và kiểm tra chúng trước khi nâng.

- Nhận biết trọng tâm nâng .

- Rào chắn không cho người có phận sự vào khu vực cẩu.

- Trọng tải của thiết bị nâng lớn hơn trọng lượng của vật tải.

- Chỉ có thiết bị nâng đã được chứng nhận phù hợp mới được sử dụng để nâng hàng.

e. Mang vác di chuyển vật nặng bằng tay:

- Huấn luyện an toàn mang vác di chuyển vật nặng bằng tay .

- Sử dụng thiết bị nâng cơ khí sẵn có.

- Sử dụng kĩ thuật nâng vật nặng đúng tư thế.

- Không được vội vàng.

- Yêu cầu người giúp đỡ khi cần thiết.

- Sử dụng kĩ thuật (đếm, hô to) khi người nâng 1 vật nặng.

f. Ra vào trong không gian hạn chế:

- Huấn luyện an toàn ra vào trong không gian hạn chế.

- Cấm vào không gian kín khi chưa có giấy phép làm việc và bản đánh giá rủi ro.

- Cô lập cách ly nguồn năng lượng có thể gây ảnh hưởng đến điều kiện làm việc trong không gian lớn.

- Tiến hành đo khí trong không gian kín.

- Đảm bảo đầy đủ ánh sáng thông gió trong không gian kín.

- Người thực hiện bên ngoài không gian kín phải kiểm soát người ra vào và tuyệt đối không cho người không có phận sự vào trong.

- Chuẩn bị sẵn sàng kế hoạch ứng cứu và diễn tập các động tác cứu hộ trong hầm kín.

g. Báo cáo sợ cố / yếu tố nguy hiểm, có hại:

- Huấn luyện sử dụng thẻ ACT và quy trình báo cáo sự cố.

- Báo cáo sự cố ngay lập tức.

- Báo cáo các TH xuýt xảy ra tai nạn ngay lập tức.

- Báo cáo các điều kiện hoặc hành vi mất an toàn và sử dụng quyền dừng công việc bằng cách ghi vào thẻ ACT.

- Sử dụng quyền dừng công việc để ngăn ngừa tai nạn bệnh nghề nghiệp hoặc chấn thương.

h. Phòng ngừa ô nhiễm môi trường và bảo vệ môi trường:

- Huấn luyện đầy đủ về công tác bảo vệ môi trường.

- Phân loại rác phát sinh.

- Sử dụng hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và giảm thiểu rác thải theo nguyên tắc 3R: giảm thiểu, tái sử dụng, tái chế.

- Ngăn ngừa hóa chất và các chất hydrôcacbon tràn đổ ra ngoài môi trường.

- Báo cáo và điều tra sự cố tràn dầu hóa chất.

i. Quản lý sự thay đổi:

- Huấn luyện đầy đủ về quản lý sự thay đổi.

- Đánh giá rủi ro liên quan đến việc làm trệch các quy trình làm việc.

- Nhận biết sự thay đổi và làm theo quy trình quản lý sự thay đổi.

- Thông tin tới các bên liên quan các kế hoạch quy trình và bản vẽ mới nhất

j. Phương tiện bảo vệ cá nhân:

- Huấn luyện cách sử dụng và bảo quản PTBVCN.

- Đánh giá rủi ro khi lựa chọn PTBVCN

- Lựa chọn kiểm tra và sử dụng PTBVCN để kiểm soát mối nguy và yếu tố có hại.

k. Quyền dừng làm việc:

- Huấn luyện áp dụng quyền dừng làm việc.

- Mọi người có trách nhiệm về quyền dừng làm việc khi nhận thấy an toàn lao động không được đảm bảo.

- Sử dụng thẻ ACT báo cáo tình trạng mất an toàn và quyền dừng làm việc.

l. Thiết bị tự hành:

- Huấn luyện đầy đủ cho người điều khiển và người có liên quan.

- Lái xe phải có bằng lái phù hợp và đủ sức khỏe vận hành thiết bị.

- Thắt dây an toàn khi lái xe và tuân thủ các biển báo, biển chỉ dẫn an toàn.

- Cấm sử dụng điện thoại, bộ đàm khi khi lái xe.

- Bố trí người ra tín hiệu khi tầm nhìn bị che khuất, hạn chế.

- Tuân thủ hướng dẫn sử dụng và bảo trì của nhà sản xuất.

- Kiểm tra hàng ngày và bảo trì định kì theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập kỹ thuật lê tuấn vũ VT14b (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(55 trang)
w