Nhận xét về kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP tại công ty

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CPSX VÀ TÍNH GTSP XÂY LẮP CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT MỸ (Trang 26 - 29)

Chương II: THỰC TẾ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CPSX VÀ TÍNH

I. Nhận xét về kế toán tập hợp CPSX và tính GTSP tại công ty

Trong thời gian qua, dưới góc độ một sinh viên thực tập, tìm hiểu và được tiếp cận với công tác kế toán tại Công ty cổ phần Việt Mỹ, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình của Ban giám đốc cũng như các anh chị phòng kế toán. Trên cơ sở những kiến thức đã được học và tình hình thực tế tại công ty, em xin có một số nhận xét như sau:

1. Ưu điểm:

1.1 Tổ chức bộ máy kế toán;

Bộ máy kế toán tại Công ty tổ chức tương đối chặt chẽ và gọn nhẹ. Đội ngũ nhân viên kế toán được phân công chức năng, nhiệm vụ từng người rõ ràng và cụ thể.

Cộng với trình độ, sự năng động nhiệt tình trong công tác đã góp phần đắc lực vào công tác hạch toán và quản lý tài chính của công ty.

Công ty đã áp dụng phần mềm kế toán vào công tác của đơn vị. Có tác dụng trong việc cắt giảm số lượng nhân viên kế toán nhưng vẫn đảm bảo việc hạch toán đầy đủ, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Việc này đã giúp giảm nhẹ khối lượng công việc ghi chép. Tăng hiệu quả làm việc và đặc biệt nó giúp cung cấp thông tin với từng yêu cầu quản lý của doanh nghiệp.

1.2 Hệ thống chứng từ và hình thức sổ kế toán

Công ty áp dụng hình thức hình thức kế toán Nhật ký chung để ghi sổ là rất phù hợp, các nghiệp vụ kinh tế tài chính được phản ánh rõ ràng trên sổ sách kế toán theo trình tự thời gian và theo mối quan hệ đối ứng tài khoản thuận lợi cho việc tổ chức tổ chức hạch toán cũng như kiểm tra đối chiếu số liệu. Đồng thời áp dụng phần mềm kế toán đã làm giảm đáng kể khối lượng công việc kế toán, có khả năng tổng hợp, hệ

thống hóa thông tin nhanh chóng, chính xác phục vụ yêu cầu quản lý, thuận tiện cho việc phân công công tác kế toán.

1.3 Công tác hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm

Qua thời gian tìm hiểu cách thức tập hợp theo dõi và hạch toán chi phí tại công ty em thấy: Công ty xác định đối tượng kế toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là từng công trình, hạng mục công trình rất phù hợp với đặc điểm của hoạt động xây lắp và yêu cầu quản lý.

Chi phí sản xuất được tập hợp theo từng khoản mục một cách hợp lý, phù hợp với nội dung, đặc điểm chi phí phát sinh tại tại doanh nghiệp. Tạo điều kiện cho công tác đánh giá sản phẩm dở dang, tính giá thành sản phẩm chính xác và chi tiết. Phương pháp kế toán các khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công là chặt chẽ theo đúng chế độ hiện hành.

Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang cuối kỳ, phương pháp tính giá thành mà doanh nghiệp áp dụng là phù hợp với đặc điểm của doanh nghiệp. Giá thành sản phẩm xây lắp được xác định chi tiết theo từng khoản mục giúp xí nghiệp có thể so sánh tình hình thực hiện với kế hoạch đề ra. Từ đó, thấy được hạn chế trong việc thực hiện công việc xây lắp và có những biện pháp khắc phục ở kỳ sau.

* Đối với hạch toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp:

Vật tư tại Công ty được sử dụng chủ yếu theo hình thức căn cứ vào khối lượng công việc được giao khoán và tiến độ thi công. Do đó, công ty không mua vật tư về dự trữ tại các kho mà thi công đến đâu mua vật liệu đến đó nên tiết kiệm được chi phí về trông coi vật tư vừa đảm bảo được tiến độ thi công lại tránh lãng phí mất mát vật tư. Công ty giao quyền cho phòng kỹ thuật mua những vật tư có khối lượng lớn gần khu vực thi công như thế sẽ giảm được chi phí vận chuyển hơn là để công ty mua và cấp cho các đơn vị thi công.

* Đối với hạch toán chi phí nhân công trực tiếp

Với hình thức trả lương cho lao động trực tiếp tại công ty là giao khoán theo từng khối lượng công việc đã gắn liền lợi ích vật chất của người lao động với tiến độ thi công và tạo động lực thúc đẩy người lao động có ý thức trách nhiệm cao trong công việc cả về chất lượng thi công. Đồng thời, thời gian lao động của từng công nhân

được theo dõi qua Bảng chấm công, bảng thanh toán tiền lương giúp cho kế toán xác định được tiền lương phải trả trong tháng cho từng đơn vị thi công, phục vụ cho công tác tính giá thành sản phẩm xây lắp được chính xác.

* Tính giá thành sản phẩm xây lắp

Công ty xác định đúng đối tượng tập hợp chi phí và đối tượng tính giá thành là công trình, hạng mục công trình. Công ty tiến hành kiểm kê đánh giá khối lượng xây lắp dở dang và khối lượng công việc hoàn thành theo quy định. Mặt khác, phương pháp tính giá thành được công ty sử dụng là phương pháp cộng chi phí trực tiếp giúp cho việc tính giá thành sản phẩm được chính xác, xác định đúng đắn kết quả kinh doanh.

2. Những tồn tại:

Bên cạnh những ưu điểm, công ty cũng có một số tồn tại đáng lưu ý cần khắc phục.

 Về công tác tổ chức tập hợp và luân chuyển chứng từ: do đặc điểm của ngành xây dựng là các công trường thi công thường ở xa, phân tán rộng đã làm cho việc cập nhật chứng từ từ các công trình thi công khó khăn, mặc dù tại các đội thi công đều có nhân viên chịu trách nhiệm thu thập chứng từ và lập bảng kê nhưng tất cả được nộp lên phòng kế toán cùng một thời điểm cuối tháng hoặc cuối quý, làm chậm việc quyết toán và tính giá thành công trình.

 Về kế toán chi phí NVLTT: trong quá trình sản xuất của công ty NVLTT chiếm một tỷ trọng lớn và là mục tiêu để hạ GTSP, công ty đã giao cho các đội tự mua sắm vật tư theo dự toán được duyệt, điều này có thể dẫn đến hiện tượng các đội trực tiếp thi công sẽ tìm mọi cách tiết kiệm chi phí để hưởng phần chênh lệch, điều này sẽ có thể dẫn đến chất lượng công trình giảm sút.

 Về phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang: trong doanh nghiệp xây lắp phương pháp đánh giá SPDD phụ thuộc vào phương thức thanh toán giữa bên nhận thầu và bên giao thầu. Phương thức thanh toán của công ty với bên giao thầu chủ yếu là thanh toán sau khi công trình hoàn thành bàn giao, vì vậy chi phí SXDD được đánh giá là toàn bộ chi phí phát sinh từ lúc khởi công đến cuối tháng, phương thức này chỉ phù hợp với những công trình có giá trị nhỏ. Đối với công trình có giá trị lớn, thời gian thi công kéo dài, phương thức thanh toán này dẫn đến ứ đọng vốn.

 Về phương pháp tính GTSP: công ty đang áp dụng phương pháp trực tiếp để tính GTSP cho các CT, HMCT hoàn thành. Song trên thực tế ngoài việc xây mới các công trình thì công ty còn thực hiện nhiều hợp đồng cải tạo nâng cấp các CT, HMCT. Các hợp đồng này thường có đặc điểm là thời gian thi công ngắn, giá trị khối lượng xây lắp nhỏ nên chủ đầu tư thường thanh toán khi công trình hoàn thành, do vậy nếu công ty áp dụng phương pháp trực tiếp để tính thì sẽ không chặt chẽ.

Một phần của tài liệu CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CPSX VÀ TÍNH GTSP XÂY LẮP CÔNG TRÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VIỆT MỸ (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(35 trang)
w