Tìm hiểu về công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty :
Tiền lương: Là biểu hiện bằng tiền phần sản phẩm xã hội trả cho người lao động tương ứng với thời gian, sức lao động mà họ cống hiến. Công ty cổ phần in Hà Giang xác
định tiêu chí tiền lương và các khoản trích theo lương không chỉ liên quan đến quyền lợi người lao động mà còn liên quan đến các chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh, giá thành sản phẩm của công ty. Nếu công ty có chính sách tiền lương hợp lý sẽ kích thích được người lao động trong nâng cao ý thức, lao động sản xuất, thúc đẩy sản xuất phát triển.Tài khoản sử dụng TK334.
Nguồn hình thành quỹ tiền lương
Nguồn hình thành quỹ tiền lương của Công ty được xác định như sau:
F nguồn tiền lương = Fđơn giá + F bổ xung + Fdự phòng + F ngoài đơn giá Trong đó:
F đơn giá : là quỹ tiền lương xác định theo đơn giá sản phẩm.
F bổ xung : là quỹ tiền lương bổ sung của công ty .
F dự phòng : là quỹ tiền lương dự phòng từ năm trước chuyển sang.
F ngoài đơn giá : là quỹ tiền lương từ các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ khác ngoài đơn giá của công ty như hoạt động cho thuê địa điểm
Phân bổ quỹ lương
Căn cứ theo tổng quỹ lương của toàn công ty để tính tổng quỹ lương cho các đơn vị sản xuất và các bộ phận các phòng chức năng. Các đơn vị căn cứ theo tổng quỹ lương được phân bổ để tiến hành trả lương cho người lao động theo quy chế trả lương do công ty quy định.
Phương pháp xác định quỹ tiền lương
Hiện nay, công ty đã tiến hành xây dựng quy chế phân phối tiền lương áp dụng cho toàn doanh nghiệp. Quy chế này được xây dựng thông Hội đồng Lao động của công ty, được tập thể nhất trí tiến hành áp dụng để tính lương, thưởng cho từng phòng ban chức năng và các đơn vị sản xuất. Trong mỗi phòng ban, đơn vị sản xuất lại có quy chế chia lương nội bộ cho đơn vị mình.
Trong quy chế trả lương sản phẩm mà công ty áp dụng, có quy định việc trả
lương cho 2 bộ phận:
- Trả lương cho các phân xưởng sản xuất - Trả lương cho các phòng ch ức năng
Cách thức chia lương giữa các đơn vị sản xuất và các phòng ban chức năng là khác nhau. Sau đây là cách chia lương cụ thể trong từng bộ phận được quy định trong quy chế trả lương của công ty.
Phương pháp xác định quỹ tiền lương các phân xưởng sản xuất
Quỹ lương của mỗi phân xưởng sản xuất gồm 2 bộ phận lương là lương sản phẩm và lương thời gian.
Lương sản phẩm được tính căn cứ vào số lượng và chất lượng sản phẩm làm ra của từng phân xưởng. Để hạch toán kết quả lao động, kế toán sử dụng các loại chứng từ ban đầu khác nhau, tuỳ theo loại hình và đặc điểm sản xuất ở từng bộ phận.
Mặc dù sử dụng các mẫu chứng từ khác nhau nhưng các chứng từ này đều thể hiện được số lượng sản phẩm hoàn thành nghiệm thu, chất lượng công việc hoàn thành...
Đó chính là các báo cáo về kết quả như Báo cáo sản lượng sp quy đổi, Bảng tổng hợp sản lượng trang in tổ in kỹ thuật số, Báo cáo kết toán công việc in OFFSET tờ rời, Báo cáo nghiệm thu sản lượng in, Báo cáo kết toán công việc chế bản của tổ chế bản điện tử, Phiếu ghi sản xuất sản phẩm, Phiếu ghi công việc máy cắt – máy dao, Phiếu ghi chi tiết giao nhận sản phẩm, Phiếu thanh toán bốc xếp, Bảng kê sản phẩm làm ngày lễ tết,...
Chứng từ hạch toán lao động phải do người lập (hoặc tổ trưởng) kí, cán bộ kiểm tra kỹ thuật xác nhận, được lãnh đ ạo duyệt (quản đốc phân xưởng, trưởng bộ phận). Sau đó các chứng từ này được chuyển cho nhân viên hạch toán phân xưởng để tổng hợp kết quả lao động của bộ phận mình, rồi chuyển về Phòng Kế toán – Tài chính để làm căn cứ tính lương, tính thưởng. Phòng Tài chính – Kế toán của công ty sẽ tiến hành tính Lương sản phẩm cho các phân xưởng sản xuất dựa trên đơn giá cụ thể cho từng đối tượng lao động. Trong đó đơn giá làm căn cứ tính lương sản phẩm được xây dựng trên cơ sở năng suất lao động thực tế trung bình và đơn giá tính lương
sản phẩm được tính toán để trả cho người lao động làm ra sản phẩm của các công đoạn: in cuộn; chế bản vi tính; in kỹ thuật số; đóng xén liên hoàn; cắt bán thành phẩm; giao nhận sản phẩm.
Đơn giá của các sản phẩm trong các công đoạn trên được công ty xây dựng cụ thể, quy định cho từng bộ phận để tính tổng quỹ lương cho các phân xưởng. Căn cứ vào đơn giá sản phẩm, tổng số lượng sản phẩm, tính được lương sản phẩm của từng đơn vị sản xuất theo công thức sau:
QLpxi = §Gi x SLspi
Trong đó: QLpxi : là quỹ lương sản phẩm của phân xưởng i
§Gi : là đơn giá sản phẩm tiền lương sản phẩm i SLspi : là số lượng sản phẩm i
Kế toán tập hợp các chứng từ xác định kết quả lao động của các phân xưởng để tính ra tổng lương sản phẩm khối sản xuất.
Sau khi tính xong lương sản phẩm của mỗi bộ phận, kế toán đưa kết quả này về mỗi bộ phận để cán bộ lương của bộ phận đó tiến hành tự tính, chia lương sản phẩm căn cứ trên số ngày làm việc thực tế (công ty áp dụng chế độ lương khoán 22 ngày) cùng hệ số bình xét, và tính lương th ời gian cho mỗi người. Sau đó cán bộ lương của các bộ phận gửi số liệu đã tính toán lên Phòng Kế toán – Tài chính.
Phòng Kế toán – Tài chính sau khi nhận số liệu của các bộ phận gửi lên sẽ tập hợp số liệu để lên bảng Quyết toán lương cho mỗi bộ phận và làm căn cứ để lên Bảng tổng hợp quỹ lương của đơn vị và số tiền lương phải quyết toán nốt cho người lao động.
Chứng từ sử dụng
Do quy trình công nghệ in ở công ty là một quá trình khép kín, liên tục, bao gồm nhiều công đoạn, giữa các bước có thể tiến hành độc lập, sản phẩm hoàn thành đa phần không nhập kho mà giao ngay cho khách hàng, do đó, ở mỗi công đoạn công ty sử dụng mỗi chứng từ riêng biệt để ghi nhận kết quả sản phẩm và thuận tiện
cho công việc tính giá, tính lương cho người lao động. Đó là:
- Báo cáo sản lượng sản phẩm quy đổi (PX máy cuốn) - Bảng theo dõi lên khuôn bản CTP (PX máy cuốn)
- Bảng tổng hợp đề nghị thanh toán tiền thuê ngoài gia công lồng sản phẩm (PX máy cuốn)
- Bảng tổng hợp sản lượng trang in tổ in kỹ thuật số (tổ in POD) - Báo cáo kết toán công việc in OFFSET tờ rời (tổ in tờ rời) - Báo cáo nghiệm thu sản lượng in (PX chế bản)
- Báo cáo kết toán công việc chế bản của tổ chế bản điện tử (tổ chữ ảnh vi tính)
- Báo cáo kết toán công việc chế bản của tổ chế CTP của tổ chế bản điện tử (tổ chữ ảnh vi tính)
- Phiếu ghi sản xuất sản phẩm (PX đóng xén liên hoàn) - Phiếu ghi công việc máy cắt – máy dao (PX máy dao) - Phiếu ghi chi tiết giao nhận sản phẩm (giao nhận – PX sách) - Phiếu thanh toán bốc xếp (tổ vận chuyển)
- Bảng kê sản phẩm làm ngày lễ tết - Giấy đề nghị thanh toán
- Thông báo nghỉ hưởng chế độ BHXH
- Thông báo đóng BHYT, BHTN, BHXH của cơ quan Bảo hiểm Tài khoản sử dụng
Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương sử dụng 2 tài khoản là TK 334 và TK 338
TK 334 – Phải trả công nhân viên: là tài khoản dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của công ty
về tiền lương, tiền công, tiền thưởng có tính chất như lương, BHXH và các khoản
khác thuộc về thu nhập của người lao động.
Tài khoản 334 có 2 tài khoản cấp 2:
TK 3341 - Phải trả công nhân viên TK 3348 - Phải trả người lao động khác
Tài khoản 338 – Phải trả, phải nộp khác- là tài khoản dùng để phản ánh tình hình thanh toán về các khoản phải trả, phải nộp khác như số tiền trích và thanh toán BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN; các khoản khấu trừ vào lương và các khoản phải trả, phải nộp khác.
TK 338 sử dụng các tài khoản cấp 2 sau:
TK 3382 - Kinh phí công đoàn.
TK 3383 - Bảo hiểm xã hội.
TK 3384 - Bảo hiểm y tế
TK 3388 - Phải trả, phải nộp khác.
TK 3389 - Bảo hiểm thất nghiệp.
Ngoài ra, kế toán tiền lương còn sử dụng một số tài khoản khác có liên quan như:TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp
TK 627 - Chi phí sản xuất chung TK 642 - Chi phí quản lý
TK 111 - Tiền mặt
TK 112 - Tiền gửi ngân hàng
TK 333 - Thuế và các khoản phải nộp nhà nước
Hiện tại, để phục vụ cho công tác tính toán, hạch toán và theo dõi tiền lương, công ty sử dụng các loại sổ sau:
- Sổ chứng từ tài khoản 3341 - Sổ cái chi tiết tài khoản 334 - Sổ cái tổng hợp TK 334
- Sổ chứng từ tài khoản 3382, 3383, 3388 - Sổ cái chi tiết tài khoản 338
- Sổ cái tổng hợp tài khoản 338
Tìm hiểu về công tác kế toán nguyên vật liệu sử dụng các chứng từ:
Hoá đơn GTGT, phiếu giao nộp sản phẩm + Phiếu nhập kho: MS 01 - VT - HD + Phiếu xuất kho ; MS 02 - TT- HD
+ Biên bản kiểm kê vật tư, giấp đề nghị cung ứng vật tư Tài khoản sử dụng:
TK 152 “Nguyên vật liệu”
TK 153 “Công cụ dụng cụ”
TK 155 “Thành phẩm”
TK 154 “Sản phẩm dở dang”
- Sổ kế toán sử dụng:
+ Sổ chi tiết TK 152, 153, 155,154 + Bảng tổng hợp nhập xuất tồn
+ Sổ cái TK 152, TK 153, TK 155, TK 154
Công viêc hàng ngày cùa kế toán: Hàng ngày, kế toán căn cứ vào chứng từ nhập mua, nhập từ sản xuất, nhập hàng bán trả lại, xuất cho sản xuất để xác định tài khoản ghi nợ, ghi có để nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập sổ tổng hợp, sổ chi tiết. Việc đối chiếu giữa số liệu ở sổ kế toán tổng hợp và sổ chi tiết luôn được thực hiên tự động và đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ. Và có thể in ra để kiểm tra.
Tìm hiểu về kế toán chi phí và giá thành:
- Chứng từ sử dụng:
+ Phiếu xuất kho + Bảng phân bổ NVL, CCDC
+ Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ. + Hoá đơn mua hàng, bán hàng + Bảng tính và phân bổ tiền lương,BHXH.
- Tài khoản sử dụng:
TK 621 “Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp”.
TK 622 “Chi phí nhân công trực tiếp”.
TK 627 “Chi phí sản xuất chung”.
TK154 “Sản phẩm dở dang”.
- Sổ kế toán sử dụng:
+ Sổ chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh.
+ Sổ nhật ký chung
+ Sổ cái TK 621, Tk 622, TK 627,TK154 + Thẻ tính giá thành sản phẩm
Công việc hàng ngày của kế toán: - Hàng ngày, kế toán căn cứ vào bảng tính và phân bổ các chi phí: chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung để xác định tài khoản ghi nợ, ghi có rồi nhập dữ liệu vào máy vi tính theo các bảng biểu được thiết kế sẵn trên phần hệ kế toán chi phí sản xuất. Theo quy trình phần hệ kế toán, các thông tin được tự động nhập vào sổ kế toán tổng hợp và các sổ chi tiết về chi phí sản xuất. Cuối tháng, kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập thẻ tính giá thành. Việc đối chiếu giữa số liệu ở sổ kế toán tổng hợp và sổ chi tiết luôn được thực hiên tự động và đảm bảo chính xác, trung thực theo thông tin đã được nhập trong kỳ.