3.3. Đánh giá tác độ ng
3.3.2. Đánh giá tác độ ng môi tr ường giai đoạ n thi công
Trong giai đoạn thi công các khu tái định cư, các hoạt động gây ảnh hưởng đến môi trường đất, nước, không khí, tài nguyên sinh vật chủ yếu là san lấp mặt bằng, tập kết nguyên vật liệu xây dựng hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tại các khu tái định cư.Tác động lớn nhất trong giai đoạn này chủ yếu là bụi phát sinh do hoạt động san lấp mặt bằng, quá trình vận chuyển nguyên vật liệu và xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu tái định cư.
3.3.2.1. Ô nhiễm bụi và khí thải
Trong giai đoạn xây dựng các khu tái định cư, máy móc trang thiết bị, nhân công, vật liệu xây dựng tập trung tương đối lớn. Các hoạt động gây ô nhiễm không khí trong giai đoạn này bao gồm:
a. Ô nhiễm bụi phát sinh từ các hoạt động đào đắp
Theo kết quả tính toán khối lượng đất đào đắp tại các khu tái định cư thì tổng lượng đất đào đắp của 12 khu tái định cư là 657,605.83m3, tương đương với 986,408.75 tấn.
Lượng bụi phát sinh được tính toán theo tài liệu hướng dẫn ĐTM của Ngân hàng thế giới (Environmental Assessment Sourcebook, Volume II, Sectoral Guidelines, Environment, World Bank, Washington D.C 8/1991). Hệ số ô nhiễm E được tính bằng công thức sau:
E = k x 0,0016 x (U/2,2)1,4/ (M/2)1,3 Trong đó: E - hệ số ô nhiễm (kg/tấn)
k - cấu trúc hạt cát, có giá trị trung bình 0.35 U - tốc độ gió trung bình (3.7 m/s)
M - Độ ẩm trung bình của vật liệu là 20%
Theo tính toán, hệ số ô nhiễm trung bình trong khu vực là E = 0.023 kg/tấn.
Như vậy tổng lượng bụi phát sinh trong thời gian thi công chủ yếu tập trung trong giai đoạn san lấp mặt bằng, xây dựng nền đường, xây dựng hệ thống cấp thoát nước với thời gian dự kiến 1,5 năm = 547 ngày là 22,821.0 kg, trung bình mỗi ngày có khoảng 41.72kg bụi được sinh ra.Lượng bụi phát sinh trên một diện tích tương đối rộng 37.48ha, do vậy trung bình một ngày trên diện tích 01 ha sẽ có khoảng 1.11kg bụi phát sinh.
Hơn nữa khu vực dự án chủ yếu là đất nông nghiệp, nồng độ bụi nền trong không khí thấp, dân cư không tập trung đông do vậy tác động do bụi ảnh hưởng đến người dân là không lớn.
b. Ô nhiễm bụi từ các công đoạn thi công khác
Trong quá trình thi công xây dựng, bụi còn phát sinh do quá trình vận chuyển và bốc dỡ đất cát, nguyên nhiên vật liệu, thiết bị máy thi công xây dựng. Ngoài ra bụi còn phát sinh trong quá trình tập kết, lưu giữ nguyên vật liệu. Tác động của bụi chỉ ảnh hưởng cục bộ tại nơi bốc dỡ, phát sinh gián đoạn nên tác động không lớn. Ngoài ra, Chủ đầu tư sẽ áp dụng
các biện pháp giảm thiểu bụi và trang bị đầy đủ phương tiện bảo hộ lao động cho công nhân.
Tóm lại, tác động do bụi trong quá trình xây dựng là quan trọng nhất. Tuy nhiên, chủ đầu tư sẽ áp dụng các biện pháp giảm thiểu bụi và bảo đảm đầy đủ trang bị bảo hộ lao động sẽ áp dụng các biện pháp giảm thiểu bụi và bảo hộ lao động cho công nhân nhằm bảo vệ an toàn sức khoẻ và năng lực làm việc của công nhân thi công.
c. Ô nhiễm khí thải từcác phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng
Các loại khí thải chủ yếu từ các động cơ bao gồm: CO, SO2, NO2. Lượng phát thải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như loại động cơ, dung tích động cơ, loại nhiên liệu sử dụng, sự hoạt động của không khí… Các loại khí thải độc hại này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các công nhân tham gia lao động trực tiếp trê n công trường, nhất là các bệnh liên quan đến đường hô hấp.
Mức độ ô nhiễm bởi bụi và các khí thải độc hại phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng đường xá, mật độ, lưu lượng dòng xe, chất lượng kỹ thuật xe và lượng nhiên liệu tiêu thụ. Để có thểước tính được tải lượng bụi và các khí thải phát sinh có thể sử dụng phương pháp Hệ số ô nhiễm do cơ quan Bảo vệMôi trường Mỹ (USEPA) và Tổ chức Y tế Thế giới - WHO được cho như bảng 18 dưới đây:
Bảng 18. Hệ số ô nhiễm của các phương tiện giao thông dùng dầu DO (kg/1000km) Phương tiện Bụi SO2 NOx CO VOC Phương tiện vận tải nhẹ dùng dầu diezen < 3,5 tấn
Chạy trong đô thị 0,2 1,16S 0,7 1 0,15
Chạy ngoài đô thị 0,15 0,34S 0,55 0,85 0,4
Chạy trên đường cao tốc 0,3 1,3S 1 1,25 0,4 Phương tiện vận tải nặng dùng dầu diezen 3,5 tấn – 16 tấn
Chạy trong đô thị 0,9 4,29S 1,18 6,0 2,6
Chạy ngoài đô thị 0,9 4,15S 1,44 2,9 0,8
Chạy trên đường cao tốc 0,9 4,15S 1,44 2,9 0,8 Xe tải dung dầu diezen > 16 tấn
Chạy trong đô thị 1,6 7,26S 1,82 7,3 2,6
Chạy ngoài đô thị 1,6 7,43S 2,41 3,7 3,0
Chạy trên đường cao tốc 1,3 6,1S 1,98 3,1 2,4 Xe buýt dùng dầu diezen > 16 tấn
Chạy trong đô thị 1,4 6,6S 1,65 6,6 5,3
Chạy ngoài đô thị 1,2 5,61S 1,82 2,8 2,2
Chạy trên đường cao tốc 0,9 6,11S 1,39 2,1 1,7 Ghi chú: S là hàm lượng lưu huỳnh trong dầu diesel Theo bảng 18 và căn cứvào phương pháp vận chuyển dự kiến khi thi công, ta chọn hệ số ô nhiễm giao thông áp dụng cho phương tiện vận tải nặng dùng dầu diesel có tải trọng 3,5 tấn - 16 tấn chạy trong đô thịnhư sau: Bụi: 0,9 (kg/1.000 km.1xe), SO2: 4,29S (kg/1.000 km.1xe) với S = 0,4%; CO: 6,0 (kg/1.000 km.1xe); NOx: 1,18 (kg/1.000 km.1xe); VOC: 2,6
(kg/1.000 km.1xe). Tổng khối lượng đất đào đắp của 12 khu tái định cư là 657,605.83m3, tương đương với 986,408.75 tấn. Ước tính tổng khối lượng đá, sắt thép, xi măng… khoảng 60,000 tấn. Như vậy tổng khối lượng nguyên vật liệu cần vận chuyển là 1,046,408.75 sẽ cần khoảng 65,400 lượt xe (chọn xe 16 tấn) chạy cho cả quá trình kéo dài 2.5 năm (tương đương 912 ngày) tương đương với khoảng 90 lượt xe chạy mỗi ngày.
Nguyên liệu được vận chuyển từ các bến bãi Lán Bè, Cầu Rào, Kiến An, Quốc lộ 5…
đến các khu vực tái định c ư với khoảng cách trung bình khoảng 5km. Như vậy số km di chuyển trong 1 ngày là:
90 lượt xe x 5 km x 2 = 900 km (tính cho cảđi và về)
Bảng 19. Lưu lượng phát thải của các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu Bụi, khí
thải
Hệ số phát thải (kg/1000km)
Quãng đường di chuyển (km/ngày)
Thời gian hoạt động (giờ)
Lưu lượng phát thải
(mg/s)
Bụi 0,9
1210 12
18,75
CO 6,0 125,00
NO2 1,18 24,58
SO2 4,29S 89,38
VOC 2,6 54,17
Từ tải lượng của các chất ô nhiễm tính toán ở trên, áp dụng mô hình SUTTON xác định được nồng độ trung bình của các chất ô nhiễm ở một thời điểm bất kỳ với nguồn thải dạng tuyến như sau:
C = u
h z h
E z
z
z z
×
− −
+
− + σ
σ
σ 2
2 2
2
2 ) exp (
2 ) exp (
8 , 0
(mg/m3)
Trong đó: C - Nồng độ chất ô nhiễm trong không khí (mg/m3); E - Tải lượng của chất ô nhiễm từ nguồn thải (mg/s); z - Độ cao của điểm tính toán (m); h - Độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m); u - Tốc độ gió trung bình tại khu vực (m/s)
Hệ số khuếch tán chất ô nhiễm σztheo phương thẳng đứng (z) với độ ổn định khí quyển tại khu vực nghiên cứu là loại B, được xác định theo công thức tính toán sau đây: σz
= 0,53. X0,73 (m)
Trong đó: x là khoảng cách từ điểm tính toán so với nguồn thải theo hướng gió, Phương pháp tính toán là chia tọa độ điểm tính theo trục ngang (x) và trục đứng (z). Đối với khu vực xây dựng các khu tái định cư tốc độ gió trung bình của khu vực là 3,7 m/s. Mức độ ổn định của khí quyển là loại B.
Hệ số khuếch tán σz phụ thuộc vào mức độ khuếch tán của khí quyển, Giá trị của σz theo phương thẳng đứng được tính theo Slade với độ ổn định khí quyển thuộc loại B.
Nồng độ bụi và chất ô nhiễm từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu được trình bày từ bảng 20 đến bảng 24
Bảng 20. Kết quả dự báo nồng độ bụi TSP (mg/m3)
Khoảng cách x (m) Độ cao z (m)
5 4.356 3.877 3.191 2.430 1.710 1.113
10 2.763 2.642 2.452 2.208 1.930 1.637
15 2.083 2.031 1.948 1.837 1.703 1.553
20 1.698 1.670 1.625 1.563 1.487 1.399
25 1.448 1.430 1.402 1.363 1.315 1.258
30 1.270 1.258 1.239 1.212 1.179 1.140
35 1.136 1.127 1.114 1.095 1.071 1.042
40 1.031 1.025 1.015 1.000 0.982 0.961
45 0.947 0.942 0.934 0.923 0.909 0.892
50 0.877 0.873 0.867 0.858 0.847 0.833
Bảng 21. Kết quả dự báo nồng độ CO (mg/m3)
Khoảng cách x (m) Độ cao z (m)
0.5 1 1.5 2 2.5 3
5 29.040 25.844 21.276 16.199 11.402 7.418
10 18.423 17.615 16.346 14.721 12.867 10.915
15 13.888 13.543 12.987 12.246 11.355 10.354
20 11.323 11.136 10.831 10.419 9.912 9.325
25 9.651 9.535 9.345 9.086 8.764 8.385
30 8.464 8.386 8.258 8.081 7.860 7.598
35 7.572 7.517 7.425 7.298 7.137 6.946
40 6.875 6.833 6.764 6.669 6.548 6.404
45 6.313 6.280 6.227 6.153 6.059 5.946
50 5.848 5.823 5.780 5.721 5.646 5.555
Bảng 22. Kết quả dự báo nồng độ NO2 (mg/m3)
Khoảng cách x (m) Độ cao z (m)
0.5 1 1.5 2 2.5 3
5 5.711 5.083 4.184 3.186 2.242 1.459
10 3.623 3.464 3.215 2.895 2.530 2.147
15 2.731 2.664 2.554 2.408 2.233 2.036
20 2.227 2.190 2.130 2.049 1.949 1.834
25 1.898 1.875 1.838 1.787 1.724 1.649
30 1.665 1.649 1.624 1.589 1.546 1.494
35 1.489 1.478 1.460 1.435 1.404 1.366
40 1.352 1.344 1.330 1.312 1.288 1.259
45 1.242 1.235 1.225 1.210 1.192 1.169
50 1.150 1.145 1.137 1.125 1.110 1.093
Bảng 23. Kết quả dự báo nồng độ SO2 (mg/m3)
Khoảng cách x (m) Độ cao z (m)
0.5 1 1.5 2 2.5 3
5 20.764 18.478 15.212 11.582 8.153 5.304
10 13.172 12.594 11.687 10.525 9.200 7.804
15 9.930 9.683 9.286 8.756 8.119 7.403
20 8.096 7.962 7.745 7.450 7.087 6.668
25 6.900 6.818 6.682 6.497 6.266 5.995
30 6.052 5.996 5.904 5.778 5.620 5.433
35 5.414 5.374 5.309 5.218 5.103 4.967
40 4.916 4.886 4.837 4.768 4.682 4.579
45 4.514 4.491 4.452 4.399 4.332 4.251
50 4.182 4.163 4.133 4.090 4.037 3.972
Bảng 24. Kết quả dự báo nồng độ VOC (mg/m3)
Khoảng cách x (m) Độ cao z (m)
0.5 1 1.5 2 2.5 3
5 12.584 11.199 9.220 7.019 4.941 3.214
10 7.983 7.633 7.083 6.379 5.576 4.730
15 6.018 5.869 5.628 5.307 4.921 4.487
20 4.907 4.826 4.694 4.515 4.295 4.041
25 4.182 4.132 4.050 3.937 3.798 3.633
30 3.668 3.634 3.578 3.502 3.406 3.292
35 3.281 3.257 3.217 3.162 3.093 3.010
40 2.979 2.961 2.931 2.890 2.838 2.775
45 2.736 2.722 2.698 2.666 2.625 2.577
50 2.534 2.523 2.505 2.479 2.447 2.407
TSP CO
NO2
SO2
VOC
Hình 13. Dự báo tải lượng của TSP, CO, SO2, NOx và VOC trên đoạn đường vận chuyển nguyên vật liệu
Bảng 25. Giá trị giới hạn nồng độ các chất ô nhiễm
Bụi, khí thải Đơn vị QCVN 05:2009/BTNMT
Bụi (mg/m3) 0.3
CO (mg/m3) 30
NO2 (mg/m3) 0.2
SO2 (mg/m3) 0.35
VOC (mg/m3) -
So sánh nồng độ bụi và khí thải do các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu với QCVN 05:2009/BTNMT đều vượt giới hạn rất nhiều lần. Thực tế cho thấy việc vận chuyển nguyên vật liệu trên những tuyến đường ở Việt Nam không tránh khỏi tác động bụi và khí thải đối với môi trường không khí, ảnh hưởng đến cộng đồng địa phương. Mặc dù vậy, việc vận chuyển sẽ diễn ra trên phạm vi rộng, phần nào bụi và khí thải được phân tán sẽ giảm nồng độ ô nhiễm. Tuy nhiên, tác động này được đánh giá ở mức độ cao, nhà thầu thi công cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề giảm thiểu bụi và khí thải từ hoạt động này.
d. Đánh giá tác động của các chất gây ô nhiễm không khí
Bảng 26. Tác động của các chất gây ô nhiễm không khí
Chất gây ô nhiễm Tác động
Bụi - Kích thích hô hấp, xơ hoá phổi, ung thư phổi
- Gây tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh ở đường tiêu hoá
Khí SOx, NOx
- Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu
- SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu - Tạo mưa axit ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thảm thực vật và cây trồng
- Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá huỷ vật liệu bê tông
và các công trình nhà cửa
- Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái và tầng ôzôn
Oxyt cacbon (CO)
- Giảm khả năng vận chuyển oxy của máu đến các tổ chức, tế bào do CO kết hợp với hemoglobin và biến th ành cacboxyhemoglobin
Khí cacbonic (CO2)
- Gây rối loạn hô hấp phổi - Gây hiệu ứng nhà kính - Tác hại đến hệ sinh thái
3.3.2.2. Ô nhiễm tiếng ồn
Trong giai đoạn thi công các khu tái định cư, nguồn gây ồn phát sinh chủ yếu từ các nguồn như:
+ Hoạt động chuyên chở nguyên vật liệu xây dựng
+ Hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng tại các khu tái định cư + Hoạt động đào, đắp đất
+ Hoạt động của trang thiết bịthi công khu tái định cư
Theo TCVN 5949:1998 thì mức ồn lớn nhất cho phép là 85dBA trong khu vực sản xuất và mức ồn thấp nhất là 40dBA tại các trung tâm y tế, thư viện, nhà điều dưỡng, trường học từ22h đến 6h sáng. Đối với khu dân cư, mức ồn tối đa cho phép không được vượt quá 75dBA.
Tiếng ồn phát sinh bởi một số máy móc, trang thiết bị, phương tiện vận tải xây dựng được trình bày trong bảng 27 dưới đây
Bảng 27. Tiếng ồn phát sinh bởi các thiết bị xây dựng ở khoảng cách 1.5m Thiết bị Độ ồn cách nguồn 1.5m (dBA)
Xe tải 70 - 96
Máy xúc 72 - 96
Máy đầm 72 - 88
Máy kéo 73 - 96
Máy ủi 77 - 95
Máy trộn bê tông 71 - 90
Máy phát điện 70 - 82
Máy rung 70 - 80
Tuy nhiên, mức ồn sẽ giảm dần theo khoảng cách ảnh hưởng và có thể ước đoán theo công thức:
Lp=Lp(X0) + 20log10(X0/X) Trong đó:
- Lp(X0): mức ồn cách nguồn 1.5m (dBA) - X0= 1.5m
- Lp(X): Mức ồn tại vị trí cần tính toán (dBA) - X: Vị trí cần tính toán (m)
Như vậy mức ồn tối đa theo khoảng cách từ hoạt động của thiết bị thi công được trình bày trong bảng 28 dưới đây.
Bảng 28. Mức ồn tối đa theo khoảng cách
Máy móc, thiết bị
Mức ồn cách nguồn 1.5m
(dBA)
Mức ồn cách nguồn 50m
(dBA)
Mức ồn cách nguồn 100m
(dBA)
Mức ồn cách nguồn 200m
(dBA) Nhỏ
nhất Lớn
nhất Nhỏ
nhất Lớn
nhất Nhỏ
nhất Lớn nhất
Xe tải 70 - 96 39.5 65.5 33.5 59.5 27.5 53.5
Máy xúc 72 - 96 41.5 65.5 35.5 59.5 29.5 53.5
Máy đầm 72 - 88 41.5 57.5 35.5 51.5 29.5 45.5
Máy kéo 73 - 96 42.5 65.5 36.5 59.5 30.5 53.5
Máy ủi 77 - 95 46.5 64.5 40.5 58.5 34.5 52.5
Máy trộn bê
tông 71 - 90 40.5 59.5 34.5 53.5 28.5 47.5
Máy phát điện 70 - 82 39.5 51.5 33.5 45.5 27.5 39.5
Máy rung 70 - 80 39.5 49.5 33.5 43.5 27.5 37.5
TCVN 5949:1998 (6-18h) 60dBA
Như vậy, với mức ồn từ hoạt động của các thiết bịthi công trên công trường như đã trình bày trong bảng 28 thì mức ồn cực đại do xe tải, máy xúc, máy kéo và máy ủi ở khoảng cách 50m đều vượt giới hạn cho phép của TCVN. Ngoài ra mức ồn của các trang thiết bị đều nằm trong giới hạn cho phép của TCVN. Những tác động bởi tiếng ồn do hoạt động máy móc tại khu vực thi công sẽđược chủ đầu tư quản lý chặt chẽ từ lúc xét tuyển các nhà thầu thi công do đó ảnh hưởng tiếng ồn không lớn. (Chi tiết các biện pháp giảm thiểu tiếng ồn được trình bày trong chương 4).
3.3.2.3 Tác động đến chất lượng nước a. Ô nhiễm do nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt của các công nhân thi công phát thải trên công trường cũng là nguồn gây ô nhiễm đáng kể đến chất lượng nước mặt khu vực dự án trong quá trình thi công. Theo tổng khối lượng công việc của mỗi khu tái định cư, ước tính số công nhân trung bình cần huy động để thực hiện là 40 người/1 khu tái định cư. Như vậy tổng số công nhân cần huy động là 480 người (12 khu tái định cư). Trung bình mỗi công nhânh sử dụng 150l/người/ngày thì tổng lượng nước thải sinh hoạt trong giai đoạn xây dựng ước tính là 57.6 m3/ngày (80% lượng nước cấp).Với lượng nước thải này nếu không được xử lý sẽ có tác động trực tiếp tới môi trường nước mặt và có thểcho nước ngầm khu vực dự án. Trong nước thải sinh hoạt chứa chủ yếu các chất cặn bã, chất rắn lơ lửng, các hợp chất hữu cơ (COD và BOD) và các chất dinh dưỡng (N, P) và vi sinh. Dựa vào tính toán thống kê của
nhiều quốc gia đang phát triển, tải lượng và nồng độ chất gây ô nhiễm mỗi người hàng ngày thải vào môi trường (nếu không xử lý) thể hiện ở bảng 29.
Bảng 29. Tải lượng các chất ô nhiễm thải ra trong một ngày tính Chỉ tiêu ô nhiễm Giá trị
(g/người/ngày)
Vi sinh (MPN/100ml)
Tổng tải lượng (kg/ngày) BOD5
COD TSS Tổng Nitơ
Amôni Tổng phốt pho
45 – 54 72 - 102 70 - 145 6 - 12 2,4 - 4,8 0,8 - 4,0
- - - - - -
21,6-25,92 34,56-48,96
33,6-69,6 2,88-5,76 1,152-2,304
0,384-1,92 Tổng Coliform
Feacal Trứng giun sán
- - -
106 - 109 105 - 106
103
5,76.108 – 5,76.1011 5,76.107 – 5,76.108
5,76.105
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được tính toán dựa trên tải lượng ô nhiễm, lưu lượng nước thải và hiệu suất xử lý của bể tự hoại (3 ngăn), kết quả được trình bày trong bảng 30
Bảng 30. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong giai đoạn thi công
TT Chất ô nhiễm
Nồng độ (mg/l) Không qua xử lý Sau khi xử lý bằng
bể tự hoại
QCVN 14-2008 (mức B)
1 BOD5 375 – 450 150 - 180 50
2 COD 600 – 850 240 - 340 -
3 TSS 583 – 1208 233 - 483 100
4 Tổng N 50 – 100 20 - 40 10
5 Amoni 20 – 40 8 - 16 -
6 Tổng P 66.7 – 333.3 26.6 - 133 6
So sánh với Quy chuẩn 14:2008/BTNMT thì nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt vượt giới hạn cho phép từ 2-5 lần. Nếu không có biện pháp thu gom và xử lý mà đổ trực tiếp ra ngoài môi trường thì sẽ gây ra những tác động lớn tới môi trường và sức khỏe con người. Nồng độ chất rắn lơ lửng cao trong nước thải làm tăng độ đục ở thủy vực tiếp nhận, gây ảnh hưởng tới việc di chuyển và kiếm ăn của các loài thủy sinh vật sống trong thủy vực đó. Đồng thời độ đục cao cũng gây cản trở khả năng tiếp nhận ánh sáng mặt trời suống những tầng sâu hơn của mực nước, từđó làm giảm khảnăng quang hợp của những loài thực vật và tảo sống ở những tầng nước sâu hơn. Nồng độ các chất hữu cơ (BOD5) cao trong nước thải sẽ làm giảm lượng oxy tự do trong nước (DO) do quá trình phân hủy các chất hữu cơ này. Đồng thời cũng thúc đẩy sự phát triển của các loại tảo trên bề mặt thủy vực và có thể gây lên hiện tượng “tảo nở hoa” hay còn gọi là hiện tượng phú dưỡng. Bên cạnh đó, sự có mặt với một số lượng lớn các loài vi khuẩn Coli và một số loại vi khuẩn đường ruột gây bệnh khác trong nước có thể xâm nhập vào các nguồn thức ăn như rau, củ, quảkhi được tưới hoặc rửa bằng loại nước bị ô nhiễm bởi các loại vi khuẩn này, từđó xâm
nhập vào cơ thể người và gây ra những dịch bệnh tương đối nguy hiểm như dịch tiêu chảy cấp, dịch tả…
b. Nước thải từ các thiết bị, máy móc
Quá trình trộn bê tông, vệ sinh bảo dưỡng máy móc sẽ phát sinh một lượng nước thải nhất định, ước tính 0,3 m3/ngày/1 khu tái định cư được đánh giá là không nhiều. Tổng lượng nước thải từ việc vệ sinh máy móc khoảng 3,6m3/ngày. Thành phần ô nhiễm chính trong nước thải thi công là đất cát xây dựng thuộc loại ít độc, dễ lắng đọng, tích tụ ngay trên các tuyến thoát nước thi công tạm thời. Vì thế khả năng xâm nhập gây ô nhiễm cho nguồn nước mặt của khu vực chỉ ở mức độ thấp.
Trong quá trình thi công sẽ sử dụng một số trang thiết bị, việc vệ sinh trang thiết bị này sẽ thải ra một lượng dầu mỡvào môi trường nước. Khả năng rơi vãi, rò rỉ dầu nhớt từ các phương tiện thi công xuống kênh mương, ao hồlà điều rất dễ xẩy ra.
Số lượng dầu nhớt trung bình sử dụng cho một lần thay là 18 lít/lần.xe. Số lần thay dầu nhớt trung bình là 4 lần/năm.xe. Ước tính trung bình hàng ngày trên công trường thi công sẽ có 120 xe hoạt động (mỗi khu tái định cư có 10 xe) thì hàng năm có 8640 lít dầu mỡ thải. Tuy nhiên, các xe chủ yếu hoạt động trong thời gian 1.5 năm (thời gian san lấp mặt bằng, xây dựng nền đường…). Mặc dù vậy, lượng dầu mỡ này nếu không được thu gom, xử lý sẽ gây ô nhiễm đáng kể đối với chất lượng nước mặt cũng như nước ngầm trong khu vực như:
- Làm giảm khả năng tự làm sạch của kênh, mương, ao, hồ, sông, do các sinh vật phiêu sinh và sinh vật đáy tham gia trong quá trình này đã chết bởi các chất dầu.
- Làm cản trở quá trình làm thoáng mặt nước, do khi dầu rơi vãi lượng Oxy hòa tan trong nguồn nước sẽ không được bổ sung.
c. Nước mưa chảy tràn
Để đánh giá tác động của nước mưa chảy tràn trên khu công trường xây dựng các khu tái định cư đối với môi trường xung quanh, báo cáo ĐTM này dựa vào diện tích bề mặt hứng nước (377,344.0 m2) và lượng mưa trung bình năm c ủa khu vực dự án (1808mm = 1.808m). Như vậy, tổng lượng nước chảy tràn trên khu vực dự án:
Q = F x W =377,344.0 x 1.808 = 682,238 m3/năm
Như vậy nước mưa chảy tràn qua khu vực mặt bằng xây dựng công trình, khu vực khai thác vật liệu xây dựng, khu vực bãi thải đất đá, bãi rác thải là rất lớn cuốn theo các vật chất, các đất đá bở rời, các muối khoáng trên bề mặt, dầu mỡ bị rò rỉ,…làm tăng hàm lượng các chất lơ lửng, các chất hữu cơ, tăng độ đục, dầu mỡ của môi trường nước gây ra tác động xấu đến hệ sinh thái thuỷ sinh của nguồn nước tiếp nhận. Nhà thầu xây dựng cần tiến hành dọn vệ sinh trên công trường, che phủ nguyên vật liệu để hạn chế tối đa tác động của nước mưa chảy tràn trên công trường.
3.3.2.4. Tác động đến môi trường đất
Sự hình thành và xây dựng các khu tái định cư trước hết làm thay đổi mục đích sử dụng đất của khu vực dự án, phá bỏ thảm thực vật tại khu vực dự án do các hoạt động phát quang, đào, đắp, san lấp mặt bằng. Hoạt động của máy móc thiết bị thi công xây dựng; việc tập kết, lưu trữ nhiên, nguyên vật liệu và sinh hoạt của công nhân tại công trường sẽ làm phát sinh các chất thải gây ô nhiễm môi trường đất như: nước thải, chất thải rắn, nguyên nhiên vật liệu, dầu mỡ rơi vãi, rò rỉ…
Tác động của dự án đến môi trường đất được xem là không đáng kể do: